K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu đầu tiên: Dấu hiệu nhận biết là sự bỏ dở, ngập ngừng,ngắt quãng sau mỗi lời nói 

Câu thứ hai: Dấu hiệu nhận biết là liệt kê những sự vật nhiều đến mức không thể kể hết trong một câu

#\(N\)

Tác dụng dấu chấm lửng ở câu thứ nhất: thể hiện lời nói bị ngắt quãng, bỏ dở.

Tác dụng dấu chấm lửng ở câu thứ `2:` cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết.

Câu 1: Dấu hiệu là: sự ngập ngừng ngắt quãng trong lời nói

Câu 2: Dấu hiệu là: Liệt kê phần không thể nói hết trong 1 câu

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.Trong các món đồ chơi, tôi say mê nhất là con gà đất: một chú trống đẹp mã, oai vệ, với chiếc kèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy. Đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn, khi nhớ lại buổi sáng sớm, tôi mang con gà ra đứng trước thềm, ấp nó giữa lòng bàn tay, dồn hơi đầy ngực, ngửa mặt lên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

Trong các món đồ chơi, tôi say mê nhất là con gà đất: một chú trống đẹp mã, oai vệ, với chiếc kèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy. Đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn, khi nhớ lại buổi sáng sớm, tôi mang con gà ra đứng trước thềm, ấp nó giữa lòng bàn tay, dồn hơi đầy ngực, ngửa mặt lên trời và gập người dần dần lúc hạ giọng, giống y như dáng điệu con gà lúc gáy. Còn gì vui hơn với một đứa bé, khi nó được hóa thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai: “Ó… ò…o”! Bao giờ tôi cũng thử rất lâu để chọn được một con gà đất có giọng trầm; biết cách bụm hai bàn tay để điều khiển giọng gáy thật sinh động, giống như người nghệ sĩ thổi kèn đồng.

  Bây giờ tôi hiểu ra, những đồ chơi trẻ con thời ấy rất hấp dẫn bởi tính mong manh của chúng. Chiếc trống lùng tung bị thủng trong chốc lát, con ve bị đứt dây, con gà đất rồi cũng vỡ trên tay đứa bé. Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm… Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bong bóng bay? Đồ chơi trẻ con, đó là nỗi vui mừng khi có được trong tay, và còn là nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất nó. Những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn.

(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Người ham chơi

Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?

1
4 tháng 7 2018

- Tác giả nghĩ về con gà đất một món đồ chơi không thể quên trong cuộc đời mình như một kỉ niệm không thể quên trong cuộc đời mình

     + Tác giả vừa hồi tưởng những năm tháng tuổi thơ được say mê chơi món đồ chơi dân gian

+ Những thứ đồ chơi đó đã tđi theo suốt cuộc đời tác giả và trở thành những điều không thể quên

→ Nối kết thành công hiện tại với quá khứ, trình bày được sự vận động trong suy nghĩ, nhận thức của tác giả, bộc lộ được tình cảm của tác giả

24 tháng 3 2022

Nói về đức tính giản dị của Bác

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”

                                                          (Trích Ngữ văn 7, tập 2, NXB GDVN)

 

Câu 1. (0,5 điểm): Nêu xuất xứ của đoạn trích trên?

Câu 2. (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3. (1,0 điểm): Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.”

Câu 4: (1,0 điểm): Sau khi đọc đoạn văn trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:            “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:       

     “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao.”

Câu 1:(1,0 điểm)  Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2:(1,0 điểm)  Xác định luận điểm chính của đoạn trích trên.

Câu 3:(1,5 điểm) Xác định và phân loại trạng ngữ có trong câu sau: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.

Câu 4:(1,5 điểm) Viết đoạn văn (5 đến 7 câu), trình bày nhận thức và hành động của em để học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2
10 tháng 3 2022

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?

⇒ Đoạn văn trên được trích trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ 

⇒ Tác giả là Phạm Văn Đồng ( 1906 - 2000 )

Câu 2 : ( Mình không viết đề nữa ạ ) 

⇒ Phương thức biểu đạt là Nghị luận 

⇒ Sự nhất quán giữa đời sống hoạt động vì chính trị và đời sống bình dị và vô cùng giản dị của Bác .

⇒ Sự hài hòa kết hợp và thống nhất vĩ đại và giản dị trong con người Bác .

Câu 3 : ( Mình không viết đề nữa ạ )

⇒ Tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh , một cảm xúc , một câu chuyện trong tác phẩm . 

Tác dụng của tu từ là : Dẫn chứng tiêu biểu toàn diện xác định và có sức thuyết phục cao

Câu 4 : ( Tự làm được hong bạn ơi lên mạng tham khảo đoạn hay nhét zo ngon lành ^^ )

10 tháng 3 2022

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng 

2. LĐ chính: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

3. TN: ở việc làm nhỏ đó => TN chỉ nơi chốn, phương diện

4. HS viết thành đoạn văn 5-7 câu. Gợi ý:

- Cần tiết kiệm trong cuộc sống.

- Không đua đòi.

- Hãy sống giản dị.

...

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  “…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  “…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.  (Ngữ văn 7, NXG Giáo dục)  Câu 1:Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?Câu 2:Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đó là gì? Câu 3:Cho câu văn sau, hãy xác định biện pháp tư từ được sử dụng và nêu tác dụng: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Giúp mình với

1
28 tháng 2 2022

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản Đức tính giản dị của bác Hồ. Tác giả là Phạm Văn Đồng.

b. PTBĐ chính của đoạn trích là nghị luận.

 

Bài 1. (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:           “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy...
Đọc tiếp

Bài 1. (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

           “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”.

                                                        (Ngữ văn 7, tập 2, trang 53, NXB GD)

1/ Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

2/ Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm)

3/ Tìm và phân loại trạng ngữ có trong câu sau.(1 điểm)

    “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.                                                         

4/ Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? (2,0 điểm)

3
4 tháng 3 2022

Tác giả Phạm Văn Đồng

4 tháng 3 2022

căn cứ bài Đức tính giản dị của bác Hồ

"Tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.“Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự...
Đọc tiếp

"Tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.

“Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự cô đơn, lạc lõng. Bởi ở đây có hiện diện của tình mẫu tử trong hình dáng mộc mạc và đẹp nhất của nó.

Người đời vẫn nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của vạn vật, không riêng gì con người. Chính vì thế, dù trong hình thể của những con vật hiền lành hay tồn tại trong tâm của loài ác thú thì bản năng làm mẹ vẫn luôn giành phần chiến thắng.

Bản thân tôi không biết định nghĩa tình mẫu tử như thế nào bởi một đứa con trai ham chơi như tôi không thể đủ kinh nghiệm để diễn tả điều đó. Nhưng tôi có thể diễn tả lại cho các bạn cảm nhận của tôi về tình mẫu tử.

Không biết như thế nào và tại sao nhưng người đầu tiên mà ánh mắt tôi luôn tìm kiếm đó là má tôi. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của má tôi trong bếp, lòng tôi lại được trấn tĩnh lại.

Tôi sinh ra trong một gia đình “người Bắc điển hình” với người bố gia trưởng và khó tính. Cố nhiên một đứa con ương bướng và nghịch ngợm như tôi luôn phải chịu những trận đòn từ bố. Những lúc ấy, má tôi sẽ đóng vai một cô y tá để sơ cứu cho bệnh nhân là tôi. Bàn tay má nhẹ nhàng xoa lên những vết bỏng rát sao mà dễ chịu đến thế.

Những trận đòn roi vì nghịch ngợm trải dài khắp tuổi thơ tôi cho đến ngày vào lớp 10. Cũng có lẽ vì thế mà tôi thân với má hơn bố.

Rồi tôi nhớ có lúc phải vào viện (do ngày bé tôi hay tắm mưa nên viêm phổi triền miên), sốt cả tháng liền chỉ được ăn cháo má mang đến. Cháo má nấu dở lắm, vừa loãng lại vừa mặn. Sau này tôi mới biết cháo mặn do má trộn thuốc vào nhưng chẳng hiểu sao tôi lại chịu ăn. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần bị bệnh, tôi lại được ăn món cháo ấy. Hương vị của nó có lẽ đi theo suốt cả cuộc đời tôi.

Nếu các bạn hỏi tình mẫu tử xuất phát từ đâu thì xin lỗi tôi cũng không thể giải nghĩa được. Có lẽ đó là nguồn sức mạnh tối thượng tồn tại trong mỗi người mẹ chăng?

Tình mẫu tử thiêng liêng là thế, cao quý là thế, ấy vậy mà vẫn có người dám vấy bẩn chỉ vì lợi ích cá nhân, chỉ vì đồng tiền? Những bà mẹ tuổi teen chẳng phải chỉ vì lỗi lầm mà đang tâm coi rẻ tình mẹ con, thậm chí vứt bỏ tình máu mủ ruột rà.

Lại thêm những đứa con bất hiếu chỉ vì tranh nhau mảnh đất mà đẩy mẹ ra đường. Lại cả những người con giả dối, khi mẹ còn sống thì lạnh lùng, khinh khỉnh, lúc mẹ mất mới ma chay long trọng.

Đó là chưa kể những người mẹ vì thương con mù quáng mà suốt đời o bế con cái, khiến chúng trở nên hư hỏng. Những chuyện như vậy vẫn đầy rẫy quanh cuộc sống chúng ta.
Nhưng may thay những điều trên chỉ là thiểu số, bởi đúng như bản chất tình mẫu tử là hướng về cái tốt. Những ông, bà, bố, mẹ thương con nhiều vô kể. Hành động luôn tốt hơn lời nói. Một cử chỉ bằng vạn lời “Mẹ yêu con”.

Tôi không cần kể thêm ví dụ nữa, bởi ngoài kia có biết bao người mẹ tuyệt vời, hãy bước ra đi và tự cảm nhận, các bạn của tôi.

Tôi không biết các bạn ra sao nhưng đối với tôi, tôi không dám nhận mình là một đứa con có hiếu. Bởi tôi chưa làm tròn được chữ hiếu với má tôi.

Từ nhỏ đến giờ, tôi vẫn là gánh nặng mà cả cuộc đời má tôi phải gánh lấy. Lúc nhỏ thì má luôn phải lo lắng cho sức khỏe của tôi, lớn lên má lại lo lắng cho tính ngang ngạnh của tôi.

Tôi và bố cãi nhau luôn. Những lúc ấy má lại là người giảng hòa. Má là người nín nhịn nên nào có cãi lại bố. Sau những lần cãi vã như thế, má tôi khóc suốt. Những lúc ấy tôi chỉ muốn chạy xuống nhà ôm má nhưng cái tôi trong tâm trí lại cản tôi lại. Sao tôi lại hèn yếu như vậy, sao tôi lại để má khóc?

Không, tôi vẫn chưa xứng đáng là người đàn ông trong nhà. Má ơi con biết má phải chịu nhiều áp lực khi sống trong mái nhà như thế này. Má ơi, giá mà con có thể hiểu được điều ấy sớm hơn. Con không cần phải chứng tỏ mình với bố nữa, xin hãy là con người vui vẻ như ngày nào má nhé. 

Bức ảnh mẹ dắt con trên xe qua nơi nước ngập gợi cho tôi nhiều suy nghĩ mà có lẽ người vụng về như tôi không nói hết được bằng lời.

Các bạn, đôi khi những người mẹ có thể cáu gắt và khó chịu. Xin hãy hiểu cho họ, đừng nhìn vào lời nói, hãy nhìn vào hành động của con người. Mẹ có thể cáu gắt nhưng trái tim mẹ luôn rộng mở ấm áp vì con. Lời nói của mẹ có thể khó nghe nhưng chúng ta luôn cảm nhận được những gì tốt đẹp nhất mẹ dành cho con. Tôi chẳng cần nói nữa có lẽ các bạn biết mình cần làm gì. Về phần tôi, có lẽ tôi vẫn là đứa con có lớn mà không có khôn. Má ơi đứa con bất hiếu này xin lỗi má".
 

Em hãy kể cho ba mẹ nghe một câu chuyện cảm động mà em đã được chứng kiến ở trường.(dựa vào chuyện cảm động trên)

_________________

3
10 tháng 11 2016

\(BCSP\)

13 tháng 12 2016

Hay đấy bạn ạ!!!!!!