Đề số 3.
I. Trắc nghiệm:( 2,5 điểm)
Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6)
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
( Thạch Sanh)
1. Chi tiết nào dưới đây không được dùng để giới thiệu nhân vật Thạch Sanh trong đoạn trích trên?
A. Cậu bé mồ côi
B. Gia tài nghèo nàn
C. Võ nghệ tinh thông
D. Con trai Ngọc Hoàng
2. Yếu tố thiên trong từ nào dưới đây không đồng nghĩa với thiên trong thiên thần?
A. Thiên nhiên
B. Thiên thanh
C. Thiên vị
D. Thiên đường
3. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ gia tài trong đoạn trích trên?
A. Gia đình
B. Gia sản
C. Gia bảo
D. Thiên đường
4. Dòng nào dưới đây là phần trung tâm của cụm danh từ" mọi phép thần thông"?
A. Thần thông
B. Phép
C. Mọi
D. Thần
5. Dòng nào dưới đây là từ láy?
A. Thiên thần
B. Thần thông
C. Lủi thủi
D. Dạy dỗ
6. Dòng nào dưới đây có chứa lượng từ?
A. Trong túp lều cũ
B. Một lưỡi búa
C. Mọi phép thần thông
D. Dưới gốc đa
7. Cho các câu văn sau và trả lời câu hỏi dưới:
Nhà vua gả công chúa cho Thạch sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.
( Thạch Sanh)
Nếu phải tìm một từ phù hợp nhất để thay thế từ tưng bừng ở đoạn văn trên em sẽ chọn từ nào trong các từ dưới đây?
A. Mạnh mẽ
B. To lớn
C. Đầy đủ
D. Đông vui
8. Cho các câu văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
(1) Phú ông gọi ba cô con gái ra, hỏi lần lượt.....người một.
(2) Thần dùng phép lạ bốc....quả đồi, dời ....dãy núi.
Trong các từ dưới đây, từ nào có thể điền vào chỗ trống...cho cả câu 1, 2"
A. Vài
B. Nhiều
C. Từng
D. Mấy
9. Thạch Sanh thuộc loại nhân vật nào của truyện cổ tích?
A. Người dũng sĩ
B. Người thông minh, tài trí
C. Người bất hạnh
D. Người ngốc nghếch
10. Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?
A. Phản ánh hiện thực cuộc sống
B. Phản ánh mâu thuẫn giai cấp
C. Giáo dục và cải tạo con người
D. Truyền đạt kinh nghiệm
II. Tự luận( 7,5 điểm)
1. Tìm và chép lại các cụm danh từ có trong đoạn văn sau:( 1,0 điểm)
Từ hôm lão miệng không ăn gì, các bộ phận của cơ thể như bác Tai, cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Tất cả bọn chúng đều lờ đờ mệt mỏi đến mức không thể chịu đựng được. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau.
2. Giải thích tại sao tác giả lại lựa chọn con hổ làm nhân vật chính trong truyện Con hổ có nghĩa và ý nghĩa của sự lựa chọn đó. ( 1,5 điểm)
3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: ( 5,0 điểm)
" Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên.
Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió.
Nhiều thế này làm nổi sao trong một lúc đưọc !