K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2018

1.Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài thơ, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì Công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh:

Mai sau

Mai sau

Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

8 tháng 8 2018

2.   

    Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, em cùng mẹ đi bẻ ngô. Cánh đồng quê em gần thị trấn Phủ Lỗ cách Hà Nội chưa dầy bốn mươi cây số.

Cánh đồng làng em khá rộng: Từ làng ra tới đường quốc lộ xa hơn một cây số và chạy dài theo đường quốc lộ gần hai cây số. Đất đai màu mỡ và tinh thần lao động cần cù đã khiến đồng ruộng quanh năm xanh tươi, bốn mùa đều có nhiều thóc, đậu, ngô, khoai…

Lũy tre dày bao bọc quanh làng. Ra khỏi làng là những đầm sen. Mùa này sen đang lụi nên trông đầm rộng hẳn ra. Kế đó là những ruộng lúa. Từng thửa ruộng to nhỏ khác nhau, mảnh hình chữ nhật mảnh hình thang… Lúa đang thì con gái đã cao quá bờ nên nhìn xa chỉ thấy một màu xanh mơn mởn liền lạt chạy tít tắp. Sau gần chục ngày mưa phùn gió bấc rét căm căm, trờ mùa đông hôm nay tạnh ráo, quang đãng và chỉ se se lạnh. Nắng vàng trải nhẹ. Gió đùa vui cùng cây lúa. Đó đây những cây bóng mát cao lớn điểm xuyết trên thảm lúa mênh mông. Ở một vài thửa ruộng, lác đác đã có mấy người làm cỏ, be bờ. Mấy chú cò bay ngang, màu trắng lấp lóa trong nắng.

Mùa này vùng ruộng sâu trồng được lúa nhưng vùng cạn chỉ trồng hoa màu. Đậu xanh, đậu đen chạy dài theo luống. Thân cây thấp, cành lá đu dưa như vậy chào người qua lại. Những vùng khoai lùm xùm. Nhìn gần mới thấy những dây khoai còn nhìn xa, chỉ thấy một màu xanh lam hoặc tim tím của lá, tùy theo từng giống khoai. Mấy bà mấy chị đang vun luống cho đậu, cho khoai cười nói vui vẻ. Một đàn chim sâu sà xuống vừa xới để kiếm ăn. Gần đường quốc lộ là những vạt ngô cao quá đầu em. Thân cây mập mạp. Lá tỏa dài xen vào nhau. Bắp ngô bám theo thân, mỗi cây chừng hai, ba bắp. Bắp thon dài lớp áo ngoài xanh bóng, chòm râu hung hung mượt mà là còn non. Bắp mập chắc, lớp áo ngoài đã bàng bạc, chòm râu đã sẫm và hơi rũ là vừa ăn. Một bầy chim lích chích trong bãi ngô. Tiếng xe ô tô ầm ì và tiếng còi xe pin pin từ đường quốc lộ vọng tới. Sự chuyển mình nhanh chóng của cả một vùng với con đường cao tốc lườm lượp xe cộ ở gần đó và những căn nhà nhiều tầng đua nhau mọc lên đã đổi tới làng quê.

Theo đà đổi mới của đất nước, cánh đồng quê em cũng đang thay đổi. Một sự đổi thay âm thầm và mãnh liệt màu xanh mát mắt, trong từng thân lúa thân ngô ngày càng mập mạp, trong từng củ khoai, bắp ngô ngày càng to chắc và thơm ngon… Em yêu tha thiết cánh đồng quê em và tự hào về bước chuyển mình của quê hương em.

13 tháng 10 2017

Những câu thơ trên nhằm khẳng định sức sống trường tòn, bất diệt của vẻ đẹp phẩm chất tồn tại trong mỗi con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách viết 3 dòng thơ "Mai sau/ Mai sau/ Mai sau" như một sự nhấn mạnh, chỉ tới thời điểm của mãi mai hậu sau này. Dù thời gian có trôi đi, cuộc đời có biến thiên như thế nào thì những vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam vẫn trường tồn, Vẻ đẹp đó, như "tre xanh" được nuôi dưỡng nhờ nguồn "đất xanh" sẽ mãi mãi xanh tươi. Hiểu như thế, "đất xanh" ở câu thơ cuối là môi trường sống, là văn hóa tốt đẹp của dân tộc, "tre mãi xanh màu tre xanh" là thế hệ trẻ lớn lên sẽ tiếp nối và phát huy những điều tốt đẹp ấy. Đoạn thơ thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc và niềm tin vào sự vững bền, bất diệt của vẻ đẹp con người, dân tộc Việt Nam.

13 tháng 10 2017

Cảm thụ văn học (CTVH) là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,.) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,.) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

- Khi đọc (hoặc nghe) một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc.

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...” (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2:

a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ). 

0
1 tháng 12 2021

Ẩn dụ.

trong một lần cùng các bn đi bắt cá ngoài đông làng , nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết các câu thơ sau :...bên ruộng lúa xanh nonnhững chị lúa phất phơ bím tócnhững cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học đàn cò trắng khiêng nắng qua sôngcô gió chăn mây trên đồngbác mặt trời đạp xe qua đỉnh núicó vẻ vui tươinhìn chúng em nhăn nhó cười( trích từ bài thơ : em kể chuyện này )a) đoạn thơ trên...
Đọc tiếp

trong một lần cùng các bn đi bắt cá ngoài đông làng , nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết các câu thơ sau :

...bên ruộng lúa xanh non

những chị lúa phất phơ bím tóc

những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học 

đàn cò trắng 

khiêng nắng 

qua sông

cô gió chăn mây trên đồng

bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

có vẻ vui tươi

nhìn chúng em nhăn nhó cười

( trích từ bài thơ : em kể chuyện này )

a) đoạn thơ trên dùng phương thức biểu đạt nào chính?

b) cánh đồng quê hương đc tác giả miêu tả theo trình tự nào?

c) đoạn thơ trên dùng biện pháp nghệ thuật tu từ nào chính ?

tại sao khi viết về đàn cò , nhà thơ lại tách câu thơ thành 3 câu tạo thành nhịp thơ ba ba hai ? mục đích diễn tả điều gì ?

d) qua 3 dòng thơ cuối đoạn , em có thể nhận ra thời gian lúc nhà thơ đang ở cánh đồng không ? tại sao ?

e) viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay của nội dung nghệ thuật đoạn thơ 

giúp mk với !!!!! chiều nay mk đi học rồi , ai nhanh và đúng mk tk cho 3 tk , nhanh nha !!!!!!! mk cần gấp lắm !!!!!!!!!

7
19 tháng 10 2017

a, Phương thức biểu đạt chính là : miêu tả .

b, Theo trình tự thời gian .

c, Biện pháp nghệ thuật nhân hóa .

d, Có . Vì ở đầu bài có ghi '' trong 1 lần đi bắt cá ngoài đồng tác giả đã viết bài thơ chứng tỏ tác giả cũng ở đó ''.

e, Đoạn thơ trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả vẻ đẹp đồng quê VN yên bình.dưới con mắt tinh tế của tác giả.Trần Đăng Khoa đã miêu tả một cách thật sinh động và tràn đầy sức sống.Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá và từ ngữ giàu hình ảnh và điêu luyện."Chị lúa phất phơ bím tóc,cậu tre thì học bài,đàn cò khiên nắng và cô gió chăn mây..."tất cả đều gần gũi và gắn bó với con người lao động VN.Tác giả đã biến các sự vật vô tri vô giác như một con người. Cách miêu tả độc đáo tác giả đã đem đến cho người đọc một cảm giác thích thú,và một bức tranh phong cảnh thiên nhiên thật rực rỡ.
Từ đó tình yêu thiên nhiên,yêu Đất nước của tác giả được bộc lộ
Nội dung chính của đoạn thơ là: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê qua cái nhìn của trẻ thơ: rất sống động, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên, tràn đầy sức sống. Tất cả đều rất hồn nhiên, đấng yêu và rất ấn tượng

18 tháng 11 2017

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

1 tháng 12 2021

Từ láy.

xanh tươi cũng là từ ghép mà:)

Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phongcảnh quê hương Bác như sau:« Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là dãy nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìnxuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt củalúa chiêm thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đâu đó một vài cây phi lao xanhbiếc và nhiều màu xanh khác nữa. »a. Đọc...
Đọc tiếp

Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong
cảnh quê hương Bác như sau:
« Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là dãy nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn
xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của
lúa chiêm thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đâu đó một vài cây phi lao xanh
biếc và nhiều màu xanh khác nữa. »
a. Đọc đoạn văn trên , em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ chỉ màu xanh? Cách dùng
từ ngữ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật quê Bác? (2đ)
b. Hãy kể tên tác phẩm, tác giả của một văn bản đã được học trong chương trình Tiếng
Việt tiểu học cũng sử dụng các từ ngữ chỉ màu sắc rất hay để miêu tả cảnh nông thôn
(0,5đ)
c. Học tập các nhà văn, em hãy sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc để miêu tả một bức
tranh phong cảnh đã in sâu trong tâm trí em (3đ)

các bạn giúp mình với 

0
Câu 1:“ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1:

“ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...”

                                                                                                                                                                     (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2: a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu

. Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ)

1
4 tháng 8 2020
  • trangtrangks
  • 01/06/2020

Câu 1 .Tác dụng phép lặp từ.

Tác dụng của phép miêu tả.

Câu 2 .

Các trạng từ là:

+ Dưới bóng tre của ngàn xưa.->Nơi chốn

+ Dưới bóng tre xanh.->Chỉ nơi chốn

+ Đời đời kiếp kiếp.->TN chỉ tời gian

* Tác dụng

- Xác định thời gian: đời đời, kiếp kiếp

-Xác định nơi chốn địa điểm