K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Âm “cờ”; “ngờ”; “gờ” đứng trước những âm nào để viết là “k; ngh; gh”?

(0.5 Points)

A. Đứng trước các âm: i; a; o; e; ê; ô; ă

B. Đứng trước các âm: ê; e; â; ơ; ư; u

C. Đứng trước các âm: i; e; ê

D. Đứng trước các âm: i; e; ê; o; a

2.Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “thiên nhiên”?

(0.5 Points)

A. Tất cả những gì do con người tạo ra.

B. Tất cả mọi thứ xung quanh con người.

C. Tất cả mọi thứ tồn tại trong sự sống.

D. Tất cả những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra.

3.Vần “uyên” trong tiếng “huyện” gồm những bộ phận nào?

(0.5 Points)

A. chỉ có âm chính

B. chỉ có âm chính và âm cuối

C. chỉ có âm đệm và âm chính

D. có âm đệm, âm chính và âm cuối

4.Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên?

(0.5 Points)

A. Chị ngã, em nâng.

B. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

C. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

5.Đoạn văn sau có bao nhiêu từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”?
“Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp được các nước khác trên hoàn cầu.”

(0.5 Points)

A. 1 từ: nước nhà

B. 2 từ: nước nhà, nước

C. 3 từ: nước nhà, cơ đồ, hoàn cầu

D. 3 từ: nước nhà, tổ tiên, nước

6.Để miêu tả chiều rộng của không gian thì nên dùng nhóm từ ngữ nào sau đây?

(0.5 Points)

A. mênh mông; bát ngát; bạt ngàn; bao la

B. chất ngất; chót vót; vòi vọi; thăm thẳm

C. sâu hoắm; hun hút; thăm thẳm; vút

D. vô tận; loằng ngoằng; vô cùng tận; tít tắp

7.Câu "Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày." có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

(0.5 Points)

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Điệp ngữ

D. Không sử dụng biện pháp nghệ thuật.

8.Trong cụm từ "kỉ niệm thời học sinh thật đẹp đẽ" từ "kỉ niệm" có nghĩa là gì?

(0.5 Points)

A. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng nhớ xảy ra hằng ngày.

B. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng nhớ đã trải qua.

C. Những vật được lưu giữ để gợi nhớ về những điều đã xảy ra.

D. Vật được lưu giữ để gợi nhớ hình ảnh những người đã chia xa.

9.Dòng nào dưới đây có chứa từ "cây" chỉ được dùng theo nghĩa gốc?

(0.5 Points)

A. cây rau, cây rơm, cây hoa

B. cây mít, cây đàn, cây đèn thần

C. cây lấy gỗ, cây cổ thụ, cây ăn quả

D. cây bút, cây lá đỏ, cây xanh

10.Câu "Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi!" có mấy quan hệ từ?

(0.5 Points)

A. 1 quan hệ từ

B. 2 quan hệ từ

C. 3 quan hệ từ

D. 4 quan hệ từ

11.Cho nhóm từ sau: "giang sơn, thương người, đất nước, nhi đồng, sơn hà, trẻ thơ, nhân ái, nước non, nhân đức, con nít", đâu là những từ thuộc chủ điểm "trẻ em"?

(0.5 Points)

A. thương người, nhi đồng, sơn hà

B. giang sơn, đất nước, nhân đức

C. đất nước, nhi đồng, con nít

D. nhi đồng, trẻ thơ, con nít

12.Các từ trong nhóm “ước mơ, ước muốn, mong ước, khát khao” có quan hệ với nhau như thế nào?

(0.5 Points)

A. Từ đồng âm

B. Từ nhiều nghĩa

C. Từ đồng nghĩa

D. Từ trái nghĩa

13.Cặp quan hệ từ nối các vế trong câu ghép: “Không những hoa hồng nhung đẹp mà nó còn rất thơm.” thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu ghép?

(0.5 Points)

A. Nguyên nhân và kết quả

B. Tương phản

C. Giả thiết và kết quả

D. Tăng tiến

14.Từ nào dưới đây là quan hệ từ?

(0.5 Points)

A. Từ "và" trong câu "Bé và cơm rất nhanh".

B. Từ "hay" trong câu: "Cuốn truyện đó rất hay".

C. Từ "như" trong câu: "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở."

D. Từ "với" trong câu: "Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới."

15.Từ “tựa” trong câu thơ: “Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc/ Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” là từ loại nào dưới đây?

(0.5 Points)

A. Quan hệ từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Danh từ

16.Bài thơ nào dưới đây không phải của tác giả Định Hải?

(0.5 Points)

A. Bài ca về trái đất

B. Cửa sông

C. Gọi bạn

D. Nếu chúng mình có phép lạ

17.Câu nào dưới đây có từ “bà” là đại từ?

(0.5 Points)

A. Bà của Lan năm nay 70 tuổi.

B. Bà ơi, bà có khỏe không?

C. Lâu lắm rồi tôi mới có dịp về quê thăm bà tôi.

D. Tiếng bà tôi nói rất vui vẻ, dịu dàng và trầm bổng.

18.Trái nghĩa với từ “căng” trong “bụng căng” là:

(0.5 Points)

A. phệ

B. nhỏ

C. yếu

D. lép

19.Câu tục ngữ: “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.” nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ?

(0.5 Points)

a. Yêu thương con.

b. Lòng yêu thương con và sự hi sinh của người mẹ.

c. Nhường nhịn, giỏi giang.

d. Đảm đang, kiên cường và sự hi sinh của người mẹ.

20.Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tiếng chứa âm chính là nguyên âm đôi?

(0.5 Points)

a, than, trước, sau, chuyên

b, đường, bạn, riêng, biển

c, chuyên, cuộc, kiến, nhiều

d, biển, quen, ngược, xuôi

2
31 tháng 12 2021

Câu 2: D

Câu 5: B

31 tháng 12 2021

1.C

2.D

đúng rồi nhé bạn

1.Câu 1. Âm "â" trong tiếng "giây" là bộ phận nào dưới đây?A. âm đầuB. âm đệmC. âm chínhD. âm cuối2.Câu 2. Các từ "nắng gió, non tơ, giây phút, hé mở" có chung đặc điểm gì?A. Đều là tính từB. Đều là danh từC. Đều là từ ghép phân loạiD. Đều là từ ghép tổng hợp3.Câu 3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láyA. thừa thãi, hiếm hoi, lất phất, chang chang, ngẩn ngơ, non tơB. thừa thãi, hiếm hoi, lất phất, chang...
Đọc tiếp

1.Câu 1. Âm "â" trong tiếng "giây" là bộ phận nào dưới đây?

A. âm đầu

B. âm đệm

C. âm chính

D. âm cuối

2.Câu 2. Các từ "nắng gió, non tơ, giây phút, hé mở" có chung đặc điểm gì?

A. Đều là tính từ

B. Đều là danh từ

C. Đều là từ ghép phân loại

D. Đều là từ ghép tổng hợp

3.Câu 3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy

A. thừa thãi, hiếm hoi, lất phất, chang chang, ngẩn ngơ, non tơ

B. thừa thãi, hiếm hoi, lất phất, chang chang, đung đưa

C. nhỏ nhẹ, loang loáng, chầm chậm, lả tả, mơ màng

d. thích thú, xinh xinh, bịn rịn, nao nao, mơ mộng

4.Câu 4. Tìm từ khác loại trong nhóm sau:

A. màu xanh

B. xanh đậm

C. hồng nhạt

D. xanh rì

5.Câu 5. Câu nào dưới đây không có quan hệ từ?

A. Không có mưa bụi lất phất như rây bột.

B. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi.

C. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

D. Lòng tôi vừa ấm lại phút chốc, chợt nao nao buồn.

6.Câu 6. Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng với nghĩa gốc?

A. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

B. Không có một chút rét ngọt.

C. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại.

D. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.

7.Câu 7. Chủ ngữ trong câu "Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc." có cấu tạo là:

A. danh từ

B. cụm danh từ

C. đại từ

D. cụm động từ

8.Câu 8. Dòng nào nêu đúng vị ngữ của câu"Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc."?

A. lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc

B. đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc

C. vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc

D. trở lại quê nhà trong thoáng chốc

9.Câu 9. Câu nào dưới đây có vị ngữ được cấu tạo là cụm tính từ?

A. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại.

B. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn.

C. Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.

D. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở.

10.Câu 10. Câu nào dưới đây không có trạng ngữ chỉ thời gian?

A. Ở phương Nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.

B. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú.

C. Đến trưa lá đã xòe tung.

D. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

11.Câu 11. Câu "Ở phương Nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi." thuộc kiểu câu kể nào?

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai đang làm gì?

D. Ai thế nào?

12.Câu 12. Câu nào bên dưới có dấu phẩy có chức năng khác với dấu phẩy được dùng trong câu "Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở."?

A. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười.

B. Cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt.

C. Khi ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh.

D. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh.

13.Câu 13. Câu văn nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ?

A. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.

B. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.

C. Không có mưa bụi lất phất như rây bột.

D. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.

0
1. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ đồng âm?A. cánh đồng / pho tượng đồngB. con đường /  cân đường trắngC. ngọc lửa hồng / quả hồngD. bàn tán / bàn ghế2. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm ?A. Vui chân tôi mải theo bóng chim. / Cái chân bàn nhà tôi đã gãB. Rừng đầy tiếng chim ngân nga. / Tiếng lành đồn xa.C. Chim kêu ríu rít đủ thứ giọng. / Giọng cô dịu dàng, âu yếm.D. Cậu bé...
Đọc tiếp

1. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ đồng âm?
A. cánh đồng / pho tượng đồng
B. con đường /  cân đường trắng
C. ngọc lửa hồng / quả hồng
D. bàn tán / bàn ghế
2. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm ?
A. Vui chân tôi mải theo bóng chim. / Cái chân bàn nhà tôi đã gã
B. Rừng đầy tiếng chim ngân nga. / Tiếng lành đồn xa.
C. Chim kêu ríu rít đủ thứ giọng. / Giọng cô dịu dàng, âu yếm.
D. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch. / Chè thiếu đường nên không ngọt.
3. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển? M2
A. chiếcthoáng tròng trành/ cờ bay phấp phới
B. nhẹ nhàng men theo một lạch nước/ nền nhà lát gạch men
C. làn gió rì rào / bà xách làn đi chợ
D. cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ/ con đường dài hàng trăm cây số


 

0
Từ “nó” trong bài văn dùng để chỉ sự vật nào? *A. Chim Vành KhuyênB. Giọt sươngC. Ông mặt trời.7. Những từ "nhỏ" trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? *A. Bông hoa nhỏ. - Nước nhỏ từng giọtB. Lan là người nhỏ xinh của lớp - Chuyện nhà bác ấy nhỏ thôi.C. Hải đang nhỏ thuốc tra mắt - Nước nhỏ từng giọt trong ống truyền.8. Chủ ngữ trong câu: "Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức...
Đọc tiếp

Từ “nó” trong bài văn dùng để chỉ sự vật nào? *

A. Chim Vành Khuyên

B. Giọt sương

C. Ông mặt trời.

7. Những từ "nhỏ" trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? *

A. Bông hoa nhỏ. - Nước nhỏ từng giọt

B. Lan là người nhỏ xinh của lớp - Chuyện nhà bác ấy nhỏ thôi.

C. Hải đang nhỏ thuốc tra mắt - Nước nhỏ từng giọt trong ống truyền.

8. Chủ ngữ trong câu: "Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót chung quanh."? *

A. Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên.

B. những tia nắng mặt trời đầu tiên.

C. Đến sáng, những tia nắng mặt trời.

9. Dòng nào dưới đây có đủ các từ láy ở trong bài: *

A. Lấp lánh, lững thững, tồn tại, lặng lẽ, thì thầm, vĩnh viễn.

B. Lấp lánh,lững thững, lặng lẽ, thì thầm, chăm chỉ, vĩnh viễn.

C. lấp lánh, lững thững, lặng lẽ, thì thầm, chăm chỉ, thấp thoáng.

10. Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? "Giọt sương nhỏ không mất. Nó đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành Khuyên." *

A. Lặp từ.

B. Dùng từ ngữ nối.

C. Thay thế từ ngữ.

 

1
25 tháng 3 2022

6.B
7.A
8.B
9.C
10.C

1.Những tiếng có đủ 3 bộ phận trong câu "Ở sau nhà, ve kêu inh ỏi.” là:(2 Points)A. nhàB. sau, nhà, kêuC. sau, nhà, ve, kêuD. ở, inh, ỏi2.Có bao nhiêu tiếng không có âm đầu trong câu “Sát bờ ao, ếch con kêu ồm ộp.”?(2 Points)A. 1 tiếngB. 2 tiếngC. 3 tiếngD. 4 tiếng3.Tiếng nào dưới đây không có âm cuối?(2 Points)A. bàB. emC. ốmD. rồi4.Dòng nào nêu đúng tiếng có âm đệm trong câu: “Cánh đồng lúa trong buổi sớm mai tuyệt đẹp...
Đọc tiếp

1.Những tiếng có đủ 3 bộ phận trong câu "Ở sau nhà, ve kêu inh ỏi.” là:

(2 Points)

A. nhà

B. sau, nhà, kêu

C. sau, nhà, ve, kêu

D. ở, inh, ỏi

2.Có bao nhiêu tiếng không có âm đầu trong câu “Sát bờ ao, ếch con kêu ồm ộp.”?

(2 Points)

A. 1 tiếng

B. 2 tiếng

C. 3 tiếng

D. 4 tiếng

3.Tiếng nào dưới đây không có âm cuối?

(2 Points)

A. bà

B. em

C. ốm

D. rồi

4.Dòng nào nêu đúng tiếng có âm đệm trong câu: “Cánh đồng lúa trong buổi sớm mai tuyệt đẹp thật yên bình làm sao!”?

(2 Points)

A. lúa, trong, buổi, tuyệt

B. tuyệt

C. buổi, tuyệt

D. lúa, buổi, tuyệt

5.Câu “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ?

(2 Points)

A. 10 tiếng, 7 từ

B. 10 tiếng, 8 từ

C. 10 tiếng, 9 từ

D. 10 tiếng, 10 từ

6.Trong những từ dưới đây, từ nào là từ đơn?

(2 Points)

A. chèo chống

B. chèo lái

C. chèo kéo

D. chèo bẻo

7.Từ nào dưới đây không phải là từ láy?

(2 Points)

A. mộc mạc

B. nhũn nhặn

C. chí khí

D. cứng cáp

8.Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

(2 Points)

A. râm ran, lanh lảnh, chầm chậm, nhảy nhót

B. lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng, vùng vẫy

C. máu mủ, mềm mỏng, vùng vẫy, mơ màng

D. bập bùng, thoang thoảng, buôn bán, lung linh

9.Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?

(2 Points)

A. lom khom

B. lênh khênh

C. thong thả

D. chót vót

10.Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép tổng hợp?

(2 Points)

A. bạn bè, gắn bó, ấm áp, ấm êm

B. đất nước, xanh xao, bình minh, mặt mũi

C. hư hỏng, bờ biển, mải miết, chăn màn

D. hung dữ, vững chắc, san sẻ, chim chóc

11.Từ nào sau đây viết sai chính tả?

(2 Points)

A. năng suất

B. thăm quan

C. xứ sở

D. xuất xứ

12.Có bao nhiêu danh từ riêng trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn."?

(2 Points)

A. 1 danh từ riêng

B. 2 danh từ riêng

C. 3 danh từ riêng

D. 4 danh từ riêng

13.Từ “hơi ẩm” trong câu “Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn." là từ loại nào?

(2 Points)

A. tính từ

B. danh từ

C. động từ

D. đại từ

14.Có bao nhiêu quan hệ từ trong câu “Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.”?

(2 Points)

A. 1 quan hệ từ

B. 2 quan hệ từ

C. 3 quan hệ từ

D. 4 quan hệ từ

15.Câu nào dưới đây không có quan hệ từ?

(2 Points)

A. Cũng giờ này hôm qua, tôi còn thấy nó tíu tít.

B. Dù tôi có nói thế nào, nó cũng không chịu nghe.

C. Ở ven biển các tỉnh đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.

D. Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người.

16.Dòng nào nêu đúng các quan hệ từ có trong câu "Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặp cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi."? 

(2 Points)

A. những, của, với

B. rồi, của, với

C. rồi, của

D. rồi, những, của, với

17.Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa?

(2 Points)

A. Ngày lành tháng tốt.

B. Nếm mật nằm gai.

C. Ra khơi vào lộng.

D. Mâm cao cỗ đầy.

18.Câu nào dưới đây có chứa từ in đậm là hiện tượng từ đồng âm?

(2 Points)

A. Những tia nắng chói chang chiếu xuống mặt sông, mặt hồ.

B. Đôi mắt nó chăm chắm nhìn vào những quả na chưa mở mắt.

C. Mọi người ngồi vào bàn trước hiên nhà, bàn chuyện đi dã ngoại.

D. Miệng nó liên tục hét lớn vào miệng giếng.

19.Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng theo nghĩa gốc?

(2 Points)

A. Tôi rất thích nghe bài “Hoa nắng” của ca sĩ Hoàng Hải.

B. Vào mùa hè, tôi thích đi tình nguyện ở vùng miền núi.

C. Những đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ dưới chân đồi.

D. Nắng đã chiếu đến đỉnh đầu mà các bác nông dân chưa về.

20.Từ “lá” trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc?

(2 Points)

A. Hút thuốc nhiều có hại cho lá phổi.

B. Nó đang uống thuốc để bảo vệ lá gan.

C. Chiếc lá cuối cùng đã rụng xuống sau cơn mưa tuyết.

D. Lá cờ tung bay phấp phới giữa sân trường.

Mình đang cần gấp

0
15 tháng 10 2021

a) -Mẹ bầy các món ăn trên mâm trông rất đẹp mắt

 

-Bầy hươu nai rủ nhau ra suối uống nước

 

b) -Lọ hoa hồng được đặt giữa bàn

 

-Bố mẹ tôi bàn chuyện xây nhà mới

 

g) Mùa đông sắp đến

 

-Biển chiều nay đông người

 

-Mặt trời mọc ở phương đông

 

d)-Em tôi biết và cơm bằng đũa

 

-Tôi và Lan đều thích nhảy dây

e) Tôi đã thi đỗ đại học

Mẹ tôi thường đỗ xe ở đây

15 tháng 10 2021

Bạn ơi thế còn từ vây?