Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
1.
Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.
Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.
Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.
Hỡi cô tát nước, bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:
Trong đầm gi đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bàn thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.
Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.
Đến văn học hiện đại chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...
Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.
Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.
2.Trong cuộc sống chúng ta, chỉ vì tính kiêu ngạo mà nhiều người đã phải chịu hậu quả là thất bại đắng cay. Chúng ta cứ nghĩ ta là nhất, là đầu, nhưng tất cả chỉ là sự tự mãn mà thôi. Ông cha ta đã khuyên chúng ta không được tự kiêu, tự đại quá trớn, quá mức qua câu: "Chớ nên tự phụ".
Tự phụ là tự kiêu, tự đại, tự đắc, đánh giá một cách thái quá về bản thân mình trước người khác. Tự phụ là thiếu tôn trọng người khác, không xem ai ra gì cả. Như vậy lời khuyên nhẹ nhàng mà thấm thía: chúng ta không nên kiêu căng, tự mãn để rồi sẽ làm hại, làm tổn thương chính bản thân mình.
"Chớ nên tự phụ" là kiến hoàn toàn đúng vì tự phụ là một thói xấu của con người mà ai cũng cần tránh. Tự phụ là một thói quen xấu khá phổ biến trong xã hội. Người tự phụ luôn đề cao quá mức về bản thân mình mà không coi ai ra gì cả. Có nhiều người làm ở công ty, công sở nhưng lúc nào cũng tỏ ra là mình thông minh mà thực chất lại không được như thế. Họ luôn khinh thường người dưới để rồi khi được giao nhiệm vụ quan trọng, họ đã thất bại, làm uy tín của công ty giảm sút chỉ vì tính tự phụ cá nhân của họ. Người tự phụ sẽ khiến mọi người xa lánh, không muốn gần gũi, gắn bó và vì thế họ không hợp tác được với người khác trong công việc bởi một điều tự nhiên người khác nghĩ rằng khi bạn kiêu ngạo thì bạn sẽ chẳng cần biết cần nghe ai nói gì và luôn cho là mình đúng.
Người tự phụ sẽ không bao giờ có thể bước tới đỉnh vinh quang của thành công. Trong câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng", chỉ vì tự kiêu luôn cho mình là nhất, là chúa mà khi được ra ngoài giếng, ếch ta không chịu thích nghi với môi trường, vẫn huyênh hoang, tự đắc mà nó đã phải nhận sự trả giá bằng chính cái chết của mình. Bởi vậy nếu ai kia quá tự phụ như con ếch trong truyện thì hậu quả xảy ra với sự tự phụ ấy chính là một cái kết thúc đầy thảm bại.
Chúng ta tồn tại tính tự phụ bởi quá kiêu căng, tự mãn, lúc nào cũng cho mình là nhất mà không chịu học hỏi, khiêm tốn trước người khác. Chỉ vì nghĩ rằng mình là nhất và họ vô tình không tôn trọng người khác dù có thể đó là đàn anh, đàn chị của chính mình. Lời khuyên trên đầy chí lí, chí tình giúp thuyết phục con người: tự phụ là thói xấu, cần phải tránh. Chúng ta phải sống khiêm tốn, hòa nhã với mọi người, không được đánh giá mình quá cao, vượt mức giới hạn trước người khác nếu không sẽ chuốc lấy hậu quả khó lường.
Càng nghĩ tôi lại càng trách mình. Có đôi lúc tôi đã tỏ ra kiêu căng trước mặt bạn bè mà tôi không hề biết để rồi tôi đã nhiều lần mà vô tình suýt đánh mất tình bạn đẹp của mình. Các bạn ơi đừng ai như tôi nhé, tự phụ không hề giúp chúng ta tiến bộ mà nó còn vô tình tự đánh mất những tình cảm đẹp trong cuộc đời ta.
Lời khuyên, lời nhắn nhủ chân tình và sâu sắc biết bao. Chắc hẳn khi hiểu được lời nhắn nhủ này, nhiều người sẽ tự nhìn lại mình để thay đổi bản thân và có lẽ sẽ tự nhủ lòng mình sẽ không bao giờ là người tự phụ dù đôi lúc chỉ là vô tình.
3.
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Chúc bạn học tốt!1)
Tôi nhớ hồi học lớp năm, thầy giáo bảo tôi: "Tiếng Việt ta giàu và đẹp lắm em ạ, nên phải biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn nó" (sở dĩ thầy nhắc khéo tôi là vì lúc ấy, tôi mới học lỏm được của anh trai mình mấy từ tiếng Pháp, lại học lỏm của chị con nhà bác hàng xóm mới đi Nga về mấy từ tiếng nga. Thế là trong bài tập làm văn, tôi chêm vào đó cả tiếng Pháp lẫn tiếng Nga. Lúc bấy giờ, tôi thầm nghĩ "Thầy có muốn viết như mình cũng chả được, vì thầy có biết ngoại ngữ đâu. Mà tiếng Việt có gì là ghê gớm lắm chứ!" Nhưng rồi học lên lớp 6, rồi lớp 7, tôi được tiếp xúc với bao áng thơ văn trữ tình đằm thắm, tôi mới thấy thấm thía câu nói đó của thầy tôi. Nghĩ lại những ý nghĩ ngây thơ và ngu ngốc hồi trước, tôi lại càng giận mình.
Tiếng Việt ta giàu đẹp như thế nào là vấn đề đã được không ít các nhà nghiên cứu quan tâm. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhà phê bình Đặng Thai Mai có Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc...
Các nhà văn, nhà thơ không cần bàn luận gì, họ chỉ lặng lẽ mài giũa cho tiếng Việt ngày càng "trong" và "sáng" hơn, ngày càng "giàu" và "đẹp" hơn.
Quả thực, tiếng Việt ta rất giàu và đẹp.
Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, hình tượng. Với một hệ thống các từ láy, từ ghép, từ tượng hình, tượng thanh, tiếng Việt có khả năng gợi ra được những hình ảnh rất rõ nét trong tâm trí của người nghe.
Chắc trong chúng ta ai cũng nhớ hai câu thơ với cách dùng từ gợi hình ảnh, trạng thái đầy ấn tượng của Bà Huyện Thanh Quan:
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhờ những từ láy lom khom, lác đác mà sức biểu hiện của câu thơ đã tăng gấp bội. Cảnh hoang vu, quạnh vắng của Đèo Ngang trong buổi chiều tà càng thêm hiu hắt, ảm đạm.
Một điều lí thú hơn là ngay cả những từ đơn âm của tiếng Việt cũng có giá trị gợi hình. Chẳng hạn như:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
(Hồ Xuân Hương)
Và đây nữa, hình ảnh con hổ uy nghi, dũng mãnh, đẹp một vẻ đẹp hùng tráng:
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai cỏ sắc
Trong đêm tối mất thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi
(Thế Lữ)
Cùng với khả năng tạo hình, tiếng Việt còn là thứ tiếng giàu âm thanh, nhạc điệu. Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, thêm vào đó là hệ thống các thanh điệu với những âm độ, âm vực, tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: lúc du dương trầm bổng, lúc réo rắt, lúc lại sâu lắng, thiết tha...
Ta hãy nghe những giai điệu êm đềm, đằm thắm của câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Chấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn suơng
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ
Hãy cảm nhận âm điệu của những "dấu huyền ngọt ngào" (Xuân Diệu) trong câu thơ Chinh phụ ngâm:
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
Và những giai điệu vừa sôi nổi rạo rực, vừa thiết tha đằm thắm, du dương của câu thơ Tố Hữu:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.
Chỉ riêng với hai khả năng: tạo hình và tạo nhạc, tiếng Việt đã đủ xứng đáng là một thứ ngôn ngữ vừa giàu vừa đẹp. Tuy nhiên, sự giàu và đẹp của tiếng Việt không chỉ dừng lại ở đó. Một đặc điểm không thể bỏ qua của tiếng Việt là sắc thái gợi cảm, sắc thái biểu hiện cảm xúc. Nó có khả năng diễn tả tinh tế những trạng thái khác nhau trong đời sống nội tâm phong phú của tâm hồn Việt.
Chỉ lấy ví dụ riêng về mặt diễn tả tâm trạng nhớ nhung của con người cũng đủ làm ta ngạc nhiên.
Một trạng thái nhớ nhung bâng khuâng:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi gió dầm sương
Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao
(Trần Tuấn Khải)
Một trạng thái nhớ nhung cồn cào, da diết:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm
(Ca dao)
Một nỗi sầu mênh mang, sầu thẳm:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng củ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.
(Chinh phụ ngâm)
Vốn từ của tiếng Việt cũng rất phong phú và độc đáo. Chỉ xét riêng vốn từ ngữ xưng hô cũng đã đủ làm nên sự đặc sắc đó. Trong từ ngữ xưng hô của tiếng Việt, ngoài những đại từ nhân xưng được ghi trong từ điển, người Việt ta còn dùng các danh từ chỉ quan hệ họ hàng làm từ xưng hô, khiến cho cách nói nàng hàm chứa nhiều sắc thái tình cảm hơn.
Ngay cách dùng từ ngữ xưng hô cũng rất đặc biệt. Đã có "ai" lại thêm "ta", rồi lại "mình". Những từ này có khi là chủ thể phát ngôn, có khi là đối thế tiếp nhận, có khi lại bao hàm cả hai.
Chỉ riêng từ "mình" trong hai ví dụ sau đã thấy bao điều lí thú:
Mình đi minh lại nhớ minh Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
(Tố Hữu)
Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình lấm đất cùng tro
Ta đi gánh nước rửa cho con mình
(Ca dao)
Càng tìm hiểu kĩ hơn về tiếng Việt, ta càng ngỡ ngàng trước sự giàu đẹp của nó và càng thêm yêu tiếng Việt hơn.
2)
Tục ngữ, thành ngữ từ lâu được coi là túi khôn dân gian. Đó không chỉ đơn giản là những lời nói, đó là cả trí tuệ, kinh nghiệm của cha ông ta thuở trước được đúc kết lại trong những câu chứ ngắn gọn. Qua sự chảy trôi không ngừng của thời gian, những câu tục ngữ ấy vẫn còn sống mãi trong tiềm thức, cuộc sống của người Việt. Bởi nó bám vào chân lí và những đạo lí làm người, là cái gốc cắm sâu xuống đất, để rồi như cây đời “mãi mãi xanh tươi”. Một trong những câu tục ngữ tiêu biểu về lối sống của con người là: “Chớ nên tự phụ”. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, các bạn sẽ gặp câu tục ngữ này trong những đề bài nghị luận xã hội. Làm bài cần chú ý theo các thao tác cơ bản: giải thích (là gì?), chứng minh (vì sao), bàn luận (như thế nào). Cần sửa dụng kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng để tạo độ thuyết phục và hấp dẫn cho bài viết. Sau đây, các bạn có thể tham khảo một số bài viết mẫu trước khi viết bài. Chúc các bạn học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 VỚI CHỦ ĐỀ “CHỚ NÊN TỰ PHỤ”Những câu tiếng Anh quen thuộc gần như đã trở thành khẩu ngữ của mọi người, đó là “Don’t be shy”, nghĩa là đứng ngại ngần. Chúng ta phải tự tin vào chính bản thân mình, vào những điều mình làm trước người khác. Nhưng sẽ thế nào nếu con người lại tự tin thái quá? Tục ngữ có câu “Chớ nên tự phụ”.
Tự phụ là tự đánh giá mình quá cao mà không coi trọng người khác. Có thể hiểu tự phụ đồng nghĩa với kiêu căng, tự mãn. Đây là nét tính cách và trạng thái tâm lí thường có ở mọi người. Nó tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của và sự nghiệp của mỗi người. Vì vậy, tự phụ là thói quen xấu cần phải tránh xa và loại bỏ.
“Chớ nên tự phụ” vì tự phụ là hoang tưởng nhiều hơn tin tưởng và tự tin. Tự phụ khiến cho con người ta hoang tưởng về mình, về tài năng và những gì mình có. Pascal từng nói: “Con người chỉ là một cây sậy…” Mỗi chúng ta chỉ là một sinh vật nhỏ bé trong vũ trụ bao la vô cùng mà thôi, một hạt cát trong sa mạc, một giọt nước nơi đại dương. Nhưng có vẻ nhiều người không nhận thức được điều đó. Chúng ta đều chỉ là những con ếch, chỉ khác nhau cái giếng mà thôi. Có những người miệng giếng rất hạn hẹp nhưng lòng giếng lại quá sâu khiến cho ếch kia tưởng mình là chúa của cả thế giới. Thói huênh hoang, hợm hĩnh đến lố bịch đáng ghét không chỉ làm cho người khác có ấn tượng xấu về mình mà còn làm hại chính mình. Người thông minh là người luôn biết khiêm nhường và học hỏi. Chúng ta có hai có hai cái tai để nghe và chỉ một cái miệng để nói. Khi nói ít lại, ta mới nghe được nhiều hơn. Nghe về những điều ta chưa biết, nghe để bồi đắp tri thức và để cải thiện chính bản thân mình. Vì thế mà vị triết gia nổi tiếng Socrates mới phát biểu: “tôi chỉ biết một điều, là tôi không biết gì cả”. “Bác học không có nghĩa là ngừng học”- Dawin. Nhìn vào những người thành công trên thế giới: lĩnh vực kinh tế như Mark Zuckerberg, Bill Gates, Jack Ma,… ; lĩnh vực chính trị: Barack Obama, Mahatma Gandhi,… và rất nhiều người khác cho thấy: khi ta học được nhiều, ta càng nói ít lại. Chỉ có những việc làm mới thể hiện ta là ai. Tự phụ chỉ là những bánh xe đưa ta lăn nhanh trên sườn dốc của sự băng hoại mà thôi.
“Chớ nên tự phụ” vì tự phụ là mất kỉ cương, là lạc loài. Bệnh tự phụ khiến cho con người không tuân theo những chuẩn mực xã hội đã có trong gia đình, tổ chức, xã hội. Ý thức là người độc quyền, người lãnh đạo và quyết định mọi thứ khiến cho người tự phụ luôn muốn mọi thứ phải diễn ra theo đúng ý mình, đúng mong muốn của mình. Thậm chí, họ còn có những hành vi, lời nói không đẹp khiến cho người khác ngao ngán, bức bội, tổn thương. Và tự phụ không chỉ là che đi con mắt của con người, khiến người ta không thể phát triển mà còn đẩy người đó ra xa xã hội, Họ không chỉ mất đi sự học hỏi và trí thức mà còn tự mình đánh mất đi nhân cách và phẩm giá vốn có của mình. Cuộc sống hiện đại với sự lên ngôi của vật chất và kinh tế thị trường khiến con người dần quên đi cái gì quyết định cách ứng xử và lẽ sống của mình. Những bạn trẻ thường hống hách, cẩu thả và tự đắc trong nhà trường, xã hội đều là những đứa con được bố mẹ bao bọc quá kĩ. Đến nỗi chúng chỉ biết cuộc sống này toàn màu hồng và là của chúng, do chúng quyết định. Và những hạt mầm tương lai của đất nước đã chết khi chưa kịp nhú lên.
Vậy làm sao để không mắc phải căn bệnh nan y này? Mỗi người cần nhận thức đúng đắn về bản thân, về khả năng của mình: Tôi là ai? Tôi là gì trong cuộc đời này? Đôi lúc, con người tự đắc, tự tin thái quá về bản thân mình. Đó là điều không thể tránh khỏi nhưng vấn đề là ta biết tự nhận thức, nhìn nhận và đưa mình về đúng vị trí của mình. Nhưng không tự phụ không có nghĩa là tự ti, là chối bỏ khả năng của mình, thu hẹp mình với cuộc sống và thế giới xung quanh. “Con người là một cây sậy. Nhưng là cây sậy biết suy nghĩ”. Sống hết mình cho ngày hôm nay, bằng chính khả năng và đam mê của mình. Hãy để những hành động bạn làm nói lên bạn là ai.
“Vũ trụ mất hàng tỉ năm để tạo ra loài người nhưng chỉ cho chúng ta một vài giây để chết” (Jostein Gaarder). Trăm năm cũng chỉ là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu?
3)
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nếu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghĩ hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Văn bản thông tin
-Tập 1: Giới thiệu về những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam
-Tập 2: Giới thiệu những đặc điểm về phương tiện giao thông và tình hình giao thông ở các vùng miền
Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.
a, Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp một thứ tiếng hay
b,Lập luận giải thích
c, Lập luận chặt chẽ: nhận định ngay phần mở bài, tiếp đó chứng minh
- Tác giả đã phải sử dụng một hệ thống chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt
- Sử dụng biện pháp mở rộng câu nhằm làm rõ nghĩa giống như vừa ghi chú, vừa bổ sung thêm nhiều khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói.
a) Luận điểm : Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiềng hay.
b) Phương pháp lập luận : Lập luận giải thích.
c) Trình tự lập luận :
- Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.
- Tiếng Việt tế nhị trong cách đặt câu.
- Tiếng Việt có khả năng đầy đủ đế diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu văn hóa nước nhà qua các thời kì.
d) Đoạn văn :
Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ , phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết. Dù ở giai đoạn nào, thể loại hay hình thức thể hiệnnào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc , tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước.... Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
e) Suy nghĩ của em khi một số người hay dùng các từ ngữ : hơi bị đẹp , hơi bị hay , hơi bị tức cười ,...trong giao tiếp :
Công bằng mà nói, tuổi trẻ thời nay có những ưu điểm vượt trội so với các thế hệ trước như khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật rất nhanh, năng động, sáng tạo trong nếp nghĩ, nếp làm việc… Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít người lại mắc phải những thói hư tật xấu, trong đó có tật nói tục, chửi thề. Đây là hiện tượng đáng phê phán bởi nó là biểu hiện của nhận thức lệch lạc và cách sống thiếu văn hóa.
Tiếng Việt là thứ tiếng giàu và đẹp, có thể biểu hiện mọi khái niệm về sự vật hoặc mọi cung bậc tình cảm của con người. Nhiệm vụ của các thế hệ sau là phải học tập, gìn giữ và phát huy tinh hoa của tiếng mẹ đẻ. Ấy vậy nhưng có một thực tế đáng lo ngại là nhiều người không nhận thức được điều đó mà ngược lại còn vô tình hay cố ý phá hoại thứ của cải tinh thần vô giá ấy.
Hiện tượng nói tục, chửi thề xuất hiện rất nhiều ở những nơi công cộng, kể cả ở trường học là nơi kỉ luật khá nghiêm túc, chặt chẽ. Để ý một chút, ta sẽ thấy hễ cứ dăm ba bạn trai tụ tập với nhau là y như hiện tượng nói tục, chửi thề xuất hiện. Có bạn hầu như cứ mở miệng ra là văng tục trước rồi mới nói sau. Mãi thành quen, cứ tự nhiên, bất chấp những người xung quanh muốn nghĩ sao thì nghĩ. Tệ hại hơn, có nhiều bạn lại cho rằng dám nói tục chửi thề mới là “dân chơi sành điệu” (?!)
Trong những năm gần đây, ở Hà Nội và một số địa phương khác, trong học sinh, sinh viên còn nảy sinh hiện tượng “tự chế” ra những từ mới mà họ cho là hay, là độc đáo. Ví dụ như khi khen một cái gì đó, họ nói: “Cái áo này hơi bị đẹp!”; “Món này hơi bị ngon!”, “Cậu hơi bị yết kiêu đấy!”…Nghe những từ ngữ, những câu nói chối tai của họ, nhiều người nhăn mặt, khó chịu và cho rằng đó là biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa, văn minh, làm ô nhiễm môi trường xã hội.
Nói tục, chửi thề là một thói xấu đáng chê trách, phê phán. Lứa tuổi học sinh chúng ta không nên bắt chước thói xấu đó. Hãy luôn nhớ lời khuyên của ông cha: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Để có thể nói đúng, nói hay, chúng ta cần phải có ý chí và nghị lực rèn luyện trong quá trình lâu dài thì mới đạt kết quả tốt.
Bài 1: Bài nào vậy bn??
Bài 2: BÀI LÀM
"Lòng yêu nước"là tình cảm yêu thương chân thành, sâu sắc dành cho quê hương, Tổ Quốc. Đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao cả của mỗi con người, không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua cả những lời nói thiết thực. Lịch sử đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các giai đoạn đất nước bị các thế lực bên ngoài xâm lược. Hơn 1000 năm bị phong kiến phương Băc đô hộ, tiếp sau đó là những cuộc chiến tranh xâm lược quân Nguyên Mông, rồi đến hai quốc gia hùng mạnh nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tham vọng xâm chiếm đất nước ta. Và kết quả ra sao?Cuộc chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, quân đội nhà Trần hùng mạnhđã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông và rồi một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Gio-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Và cả trận "Điện Biên Phủ trên không", Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn rơi được chiếc máy bay B52 mà không chỉ có một mà là 68 cái và cùng bao nhieeuc hiếc máy bay khác của Mĩ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, dây chính là tiền đề để Mĩ kí hiệp định Paris.
Tình yêu nước là như vậy đó. Đôi lúc rất bình dị, giản đơn nhưng nhiều khi nó"kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn". Chẳng phải nói gì nhiều bởi trong con tim mỗi chúng ta đều cùng chung một nhịp đập, đều tự hào mỗi khi nhắc đến hai tiếng"Việt Nam", đều khát khao cống hiến khi nghe giai điệu hào hùng của bài" Tiến Quân Ca" và đôi mắt đều nhỏ lệ khi nhớ về những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập và tự do của dân tộc.
Chúc các bn học giỏi để giúp nhiều lợi ích cho đất nước nhá!
YÊU MỌI NGƯỜI