K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2018

- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Tục ngữ nói về tính tự trọng
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
- Danh dự quý hơn tiền bạc.
- Đói miếng hơn tiếng đời.
- Được tiếng còn hơn được miếng.
- Ăn một miếng tiếng một đời.
- Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
- Người chết nết còn.
- Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Chết đứng hơn sống quỳ.

4 tháng 12 2018

lên google là có ngay

cần gì hỏi

hok tốt nhé

5 tháng 4 2018

Con người luôn luôn phải rèn luyện và tạo cho mình những thói quen tốt, chính vì vậy trong cuộc sống ngày nay chúng ta thấy rất nhiều những cử chỉ thể hiện được những điều tốt đẹp đó, cuộc sống của mỗi con người cần phải được rèn luyện và rèn giũa mỗi ngày. Như dân gian đã có câu giấy rách phải giữ lấy lề.

Giấy rách phải giữ lấy lề nghĩa đen của nó nói về giấy dùng để viết, dùng cho học sinh hoặc dùng cho con người viết cái việc gì đó nhưng cho dù đến khi nó rách đi thì cũng cần phải giữ lấy lề để cho cuốn sách nhìn nó đẹp và có giá trị hơn. Nhưng những hình ảnh đó đã thể hiện qua hành động gọn gàng và sự cẩn thận của con người với tất cả các sự việt xung quanh họ. Những đức tính đó không chỉ tạo cho họ những thói quen tốt mà tạo cho họ những nề nếp sống gia phong gọn gàng, hợp lý, ngăn nắp.

Những truyền thống đó đã được mọi người rất coi trọng và đó là cách sống của con người từ xưa đến nay, mỗi chúng ta từ xưa đến nay luôn luôn được rèn luyện những phẩm chất đạo đức và tác phong sống gọn gàng. Dân gian thường có câu nhà sạch thì mát bát sạch ngon, dù có nghèo đói nhưng chúng ta cũng phải giữ cho bát đũa luôn sạch đẹp, gọn gàng, những phép gọn gàng ngăn nắp đó sẽ làm cho chúng ta có những thói quen tốt và nó tạo nên cho chúng ta một con người có giá trị. Con người chúng ta cần phải hiểu được giá trị của câu tục ngữ này để từ đó có những cách hiểu và hành động đúng cho cuộc sống của mình có ý nghĩa và giá trị hơn.

 

Con người nên rèn luyện cho mình những thói quen tốt, cần cẩn thận gọn gàng và ngăn nắp có như vậy cuộc sống củ họ mới trong lành và có nhiều giá trị. Tạo dựng những thói quen đó phải được rèn luyện từ bé và cần làm những điều đó để làm cho con người họ có đức tính tốt. Nhà sạch thì bát đó cũng là câu nói về sự gọn gàng, sạch sẽ, nhà sạch sẽ giúp thoáng mát, cuộc sống của chúng ta sẽ có nhiều ý nghĩa hơn, trong lành hơn, tốt cho sức khỏe, bát sạch cũng ngon cơm, mỗi đồ dùng sinh hoạt của mình, nếu mình có ý thức giữ gìn và sử dụng nó hợp lý thì nó sẽ trở nên vô cùng hữu ích và có giá trị hơn rất nhiều lần.

 

Câu tục ngữ trên có giá trị to lớn, về mặt ý nghĩa nó đúng với mọi thời đại, trong xã hội ngày nay, khi chúng ta đang dần phải bon chen với công viê cuộc sống nhiều hơn, thời gian dành cho gia đình cũng bị hạn chế, chính vì vậy việc dọn dẹp cho nhà cửa được sạch sẽ tinh tươm là điều rất khó khăn, bởi đi làm về đã rất là mệt và họ không có nhiều thời gian chuẩn bị gọn gàng những đồ đạc đó là, đấy là lý do về mặt cuộc sống, nhưng rồi nếu họ biết tận dụng thời gian và làm những việc gọn gàng ngăn nắp từ đầu thì việc đó sẽ không còn là trở ngại lớn nữa.

Cũng giống như câu tục ngữ mà dân tộc ta hay sử dụng giấy rách phải giữ lấy lề, dù có rách và nát nhưng cái nề sách là vô cùng quan trọng, không phải nó có giá trị to lớn, mà câu đó lnos còn ý thức cho mỗi chúng ta nên sống có ý thức có những tác phong trong cuộc sống hơn, nhiều người cũng phải tạo dựng được điều đó, sự cẩn thận, ngăn nắp và thói quen gọn gàng là những đức tính cực kì cần thiết của mỗi con người. Nó như một bài học kinh nghiệm sống cho mỗi chúng ta từ xưa đến nay, trong cuộc sống của chúng ta những điều đó là một động lực sống, một kinh nghiệm đã được đúc kết và là nguồn sáng để chúng ta khai sáng những vón kinh nghiệm mới cho chính cuộc sống của chính mình, mỗi con người là một tấm gương chúng ta nên sống như thế nào cho cuộc sống của chúng ta trong lành và lành mạnh.

Trong cuộc sống chúng ta cũng gặp rất nhiều người có những thói quen đó, dường như việc đó làm cho con người họ thêm phần ý nghĩa, cuộc sống xung quanh ngăn nắp, tạo cho họ một môi trường sống thoáng mát và có lợi cho sức khỏe. Dù có nghèo đói nhưng những thói quen đấy vẫn luôn luôn hiện hữu và có trong con người của họ. Nó là kim chỉ nan soi sáng và để lại nhiều bài học có giá trị cho mỗi con người, chúng ta nên học hỏi và phát huy nó mỗi ngày, bởi đó là một cuộc sống có ý nghĩa.Bên cạnh những người luôn gọn gàng cẩn thận thì có người hay buông thả, đó là những thói quen làm cho họ ngày càng trở nên xấu đi và nó sẽ ăn mòn đi tiềm thức trong sáng có trong con người của họ. 

Câu tục ngữ trên đã mang ý nghĩa nhắc nhở mỗi con người chúng ta nên cẩn thận và giữ gìn những điều đáng quý trong cuộc sống của mình tạo nên những thói quen tốt cho bản thân, ngày càng cải thiện và rèn luyện mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn.

5 tháng 4 2018

Đó là 1 câu tục ngữ khá quen thuộc. Theo mình thì câu này nghĩa đen ko có j` phải jải thích nữa vì cái chính là nghĩa bóng. Câu này dùng những khái niệm "giấy" và "lề" để ẩn dụ 1 điều khác (còn nếu bạn hỏi là tại sao giấy rách thì phải giữ lấy lề thì mình cũng chịu ko biết nói thế nào :D). Vì trong câu này ông bà mình lấy hình ảnh "giấy" để ẩn dụ về số phận,cuộc đời mỗi con người. Nó cũng như 1 bản lí lịch,ghj lại những j` đã xảy ra và cách ứng xử cũng như kết quả của nó trong cuộc đời họ. Trong cuộc sống, phim ảnh hay báo đài, hình ảnh tờ giấy trắng để nói về cuộc đời trong sạch của con người ta là rất phổ biến. VD như khi có ai đó phạm tội, người ta có thể nói là đã có "vết nhơ" (hoặc vết dơ,tì vết), văn hoa hơn thì có người nói là tờ giấy đã bị ố màu v..v...(có rất nhiều VD khác nữa). Còn "lề" để ẩn dụ về bản chất hay những đức tính tốt đẹp của con người. Giấy và lề luôn luôn gắn liền với nhau, song hành cùng nhau. Nhưng vì 1 lí do nào đấy mà tờ giấy đã ko còn được nguyên vẹn thì cũng phải cố gắng giữ được cái "lề". Nói cách khác thì đó là dù cho con người ta có bị sa ngã hay rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thì cũng phải cố mà giữ cho được cái gốc tốt đẹp của mình,cái "thiện" trong mỗi chúng ta vì khj sinh ra ko có ai là người xấu cả. 
Bên cạnh đó,câu tục ngữ này cũng đc dùng trong rất nhiều trường hợp với con gái. Ngoài tính chất răn dạy, nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ của tấm thân người con gái.Nếu sự trong trắng đã không còn thì cũng vẫn phải giữ được tính nết và vẻ đẹp tâm hồn, ko đc để nó cũng bị xé rách theo tờ giấy. Các bà,các mẹ vẫn thường hay nói câu đó để dạy bảo, hướng con cháu mình vào lối suy nghĩ cũng như quan niệm đúng đắn về nhân cách con người. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng ko được làm mất điều đó. Giấy rách phải giữ lấy lề thực sự là 1 câu rất hay trong rất nhiều câu tục ngữ của kho tàng tục ngữ Việt Nam, tiêu biểu cho tính cô đọng, giàu tính biểu cảm và ý nghĩa cho ngôn ngữ Việt Nam.

15 tháng 4 2022

Câu 1:

 câu tục ngữ thuộc chủ đề tự nhiên và lao động sản xuất: 

-Lợn đói một đêm không bằng tằm đói một bữa 

 câu thuộc chủ đề con người-xã hội : 

-Giấy rách phải giữ lấy lề  

-Ăn nhai, nói nghĩ 

-.Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa 

Câu 2:

PTBD:biểu cảm

Câu 3:

Ca dao thường rút gọn thành phần: chủ ngữ
Vì :

+Để giúp câu ngắn gọn

+Dễ truyền đạt 

+Khiến người đọc dễ hiểu hơn

27 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Những câu tục ngữ, ca dao luôn được xem là những lời dạy bảo mẫu mực, đúng đắn vì nó được đúc kết bởi nhiều lớp thế hệ giàu kinh nghiệm. Con người ngày nay cần trân trọng những điều đó, bảo tồn và phát huy thêm những giá trị tinh thần to lớn ấy. Chúng ta hẳn chẳng ai quên được câu nói người xưa: “Giấy rách phải giữ lấy lề” cùng với những bài học cao quý về cách làm người của nó thấm vào mỗi người tự bao giờ.

Bài học về cách làm người ấy dung dị, mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà lắng sâu bởi những điều đó được chính những người thân trong gia đình ta căn dặn, chỉ dạy. Từng câu từng chữ như thấm vào lòng người, lời khuyên và bài học đạo lý đó luôn đúng bởi sự nhân văn xuất hiện trong cả câu.

Xã hội này luôn cần những con người có chuẩn mực đạo đức, phẩm hạnh cao quý. Câu tục ngữ đã nêu lên được tiếng lòng của người đi trước: “Con ơi, Giấy rách phải giữ lấy lề!”. Câu tục ngữ đã đề cập đến cụm từ “Giấy rách” có nghĩa muốn chỉ đến những vấn đề hết sức cụ thể bằng sự ẩn dụ về cuộc đời của một con người, có lẽ nó nhấn mạnh cho con người ta biết rằng chúng ta được sinh ra đã đáng quý, dù cá nhân có như thế nào, có xinh đẹp hay xấu, dù có trải qua bao nhiêu hoạn nạn, vất vả, khó khăn, những chướng ngại to lớn trong cuộc đời thì ta phải luôn đề cao được nhân cách của mình trước nhất, thể hiện được mình có văn hóa, thể hiện qua cụm từ “giữ lấy lề”.

Điều đó không hề quá khắt khe, khi mà ta hiểu được quy luật, cũng tương tự như việc kẻ “lề” cho một tờ giấy trắng, một trang giấy trong cả quyển vở. ta luôn hiểu được mỗi tờ giấy luôn chứa một khoảng cách nhất định và một đường thẳng kéo theo chiều dọc của tờ giấy, khoảng trống ấy được gọi là “lề”, việc kẻ nó cũng có ý nghĩa to lớn trong việc tạo nên độ thẩm mỹ cho cả tờ giấy, lấy khoảng trống để ta có thể viết ghi chú, để giáo viên chấm điểm, viết những lời nhận xét đã trở thành quen thuộc với mỗi thế hệ học sinh,để ta hiểu chứ không trình bày dày, di dít vào chỗ còn lại của tờ, mất thiện cảm đối với người nhìn. Thử nghĩ xem nếu trang giấy không có “lề” thì chữ nghĩa sẽ viết tùy tiện, và trình bày không đẹp mắt, chữ thừa, chữ thiếu, sẽ phản ánh lên sự thiếu củng cố, thiếu nề nếp của người học sinh ấy.

Và điều đó, cũng khiến ta suy nghĩ về con người, thiếu đi lề lối, thiếu đi những khuôn phép, thật đáng sợ. Con người không được lãng quên, làm lơ tu dưỡng phẩm hạnh, không có ý thức thực hiện, trau dồi gia phong của gia đình. Việc bảo vệ nó, cũng tương đương với việc gìn giữ nhân cách của chính bản thân mình, nên tránh xa những điều phi pháp, những điều trái với lương tâm của con người dù hoàn cảnh có khó khăn, cùng cực đến đâu để hướng đến con người sống tốt, sống chuẩn mực của xã hội. Vì chính cái “lề” của trang giấy vừa nói, dù cả trang có rách đi, nhưng vẫn phải quý, tuân theo cái lề để viết, cần được giữ lại cái gốc lề để từ đó căn chuẩn.

Cũng như dù ta sống, lớn lên, đi xa thì vẫn phải luôn lưu giữ được những điều trân quý nhất, những điều đẹp đẽ của quê hương, gia đình, dòng họ, ta không thể quên nó, đặc biệt trong thời buổi hiện đại, phức tạp, du nhập những nguồn văn hóa mới vào trong nước, ta dễ dàng đi giao du với thể giới nhiều hơn như hiện nay. Để rồi nó vừa là trách nhiệm, là niềm yêu thích, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, là sự động viên to lớn đến các thế hệ khác con dân nước Việt, để quảng bá trước thế giới,đưa câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” được áp dụng vào cuộc sống của ta ngày một phổ biến hơn.

Tất cả không phải một sớm, một chiều mà đó là sự rèn giũa qua ngày tháng, vừa được nhận sự giáo dục từ người lớn, người đi trước, ta cũng phải tự suy nghĩ về thái độ của mình sao cho đúng như câu tục ngữ, với xã hội đang tha hóa về mặt đạo đức, phức tạp như hiện nay, đáng suy ngẫm như hiện tượng trộm cắp, càn quấy, nghiện ngập, bê tha… càng nhìn vào hiện thực càng gây đau lòng, ta chọn cách tránh xa để bảo toàn sự trong sạch, hay chấp nhận nó, quyết tâm thay đổi bằng cả tâm hồn, trí óc dần đều được, giờ đây việc này không phải của riêng ai, mà của tất cả các thành phần sống trong xã hội.

Câu tục ngữ dù trải qua bao lâu, vẫn tồn tại những giá trị với con người hiện đại, nó luôn đúng với mỗi người. Chỉ khi con người hiểu được điều cần phải bảo vệ, giữ gìn nếp nhà, gia phong, sự trong sáng của cốt cách và phẩm hạnh cho cá nhân, cho gia đình, cho cộng đồng thì mới tạo nên diện mạo tốt đẹp hơn cho xã hội chúng ta, để bài học kia, và nhiều bài học khác nữa về đạo lý, nguồn gốc làm người sâu sắc của dân tộc sẽ mãi được nâng cao ý nghĩa.

chúc bạn học tốt nha

9 tháng 3 2022

Tham khảo:

Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện qua những lời khuyên nhủ của ông cha ta trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “quả” là bộ phận của cây, do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt. “Kẻ trồng cây” là người đã vun trồng, chăm bón cho cây ấy tốt tươi, tạo ra hoa thơm, quả ngọt. Hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Như vậy, khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Xét đến nghĩa bóng, câu tục ngữ khuyên ta khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

 

Bất kì những thành quả nào có được cũng từ quá trình lao động vất vả của con người. Bởi vậy là người được hưởng những thành quả đó, chúng ta cần bày tỏ tấm lòng biết ơn, thể hiện sự trân trọng và sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý. Từ trong quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam, ông cha ta vẫn luôn sống trọng ơn nghĩa. Điều đó được thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, lập đền thờ những bậc anh hùng có công với đất nước… Còn ở hiện tại, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch…

Đôi khi, sự biết ơn thể hiện qua những hành động rất nhỏ bé. Đó chính là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ:

                   “Công cha như núi Thái Sơn
         Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
                   Một lòng thờ mẹ kính cha
            Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cũng như sự kính trọng thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở - sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, vẫn có không ít những người sống vô ơn. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Tất cả những hành vi này đều đáng lên án.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tín vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Quả đúng như vậy mà ông cha ta mới để lại lời khuyên sâu sắc cho con cháu qua câu tục ngữ trên.

6 tháng 11 2017

Câu1: 

- Tích cực tham gia mang những cây bạch đàn non lên đồi cao để cha và anh trồng.

- Bắt đầu sự nghiệp nuôi trồng từ chuồng gà bé nhỏ.

- Mẹ cho 10 gà con nay thành 10 con gà mái đẻ trứng.

- Tiền bán trứng tiết kiệm mua sách vở, đồ dùng học tập, truyện tranh và báo thiếu niên tiền phong

- Sự lao động của cha anh là tấm gương sáng để học tập và noi theo

Câu 2:

Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó được thể hiện như:

- Hai bàn tay của cha và anh dày lên, chai sạn vì phát cày, cuốc đất.

- Bất kể thời tiết khắc nghiệt đến đâu, cha và anh cũng không bao giờ rời “trận địa”.

- Lòng kiên trì, bền bỉ của cha, sự lao động không mệt mỏi của cha anh, quyết tâm thoát khỏi đói nghèo bằng chính sức lao động của mình.

Câu 3: ns ngắn gọn là ns về phẩm chất đọa đức con người qua hình ảnh tờ giấy dù cho giấy có rách hay bẩn thì cũng pk giữ đc cái lề vở tử tế cũng như con ng dù cho có nghèo đói túng thiếu hay bất lực thế nào thì cũng pk giữ đc phẩm chất nhân cách tốt ( theo mk là mk ko trg đổi tuyển toán ko pk văn nên viết ko hay thông cảm)

4 tháng 1 2017

Cần nhắn tin cho mình nha ^^

13 tháng 1 2017

bạn í đang bận mà

23 tháng 12 2016

1. " Tôn sư trọng đạo " là tôn trọng , kính yêu , biết ơn với các thầy cô giáo ở mọi nơi mọi lúc . Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo . Có những hành động đền đáp công ơn đối với thầy , cô .

2. Những biểu hiện cụ thể của việc tôn sư trọng đạo là :

_ Cư xử có lễ độ , vâng lời thầy - cô giáo , làm cho thầy cô vui lòng , nhớ ơn thầy cô cả khi không học thầy cô đó nữa , thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS , quan tâm thăm hỏi thầy cô , giúp đỡ thầy cô khi cần thiết , .......

Ý nghĩa của việc Tôn sư trọng đạo trong cuộc sống con người :

_ Giúp ta tiến bộ , trở thành người có ích cho xã hội

_ Giúp các thầy cô làm tốt trách nhiệm nặng nề , vẻ vang của mình là đào tạo nên nhưng lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội .

3. Trái với tôn sư trọng đạo là thái độ :

_ Có thái độ vô lễ với thầy cô : gặp không chào hỏi, nói không thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường những môn học mà mình cho là môn học phụ… Ra vào lớp không xin phép thầy cô.
_ Không làm bài tập và học bài cũ.
_ Sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài.
_ Không thực hiện đúng nội qui nhà trường đề ra

4. Người học sinh là người đang ngồi trên ghế nhà trường, em thấy mình nên thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thầy cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn lòng,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô. Giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.

 

 

 

29 tháng 1 2021

Tham khảo nhé em: 

Xin chào đồng hương Hưng Yên:

1. Con cò mà đậu cành tre

Ông tây bắn súng cò què một chân

Sáng mai mẹ cõng chợ Bần

Mọi người mới hỏi sao chân cò què

Cò rằng cò đậu ngọn tre

Ông tây bắn súng cò què một chân

2.Tân Dân một tháng ba mươi sáu trận chống càn

Xác thù chất đống máu loang đầy đồng

3. Mấy năm Tự Đức lên ngôi

Cơm chẳng dính nồi, trẻ khóc như ri

4. Đống xương Thiết Trụ, vũng máu Nghi Xuyên

Cây đa Đông Tảo còn in hận thù

5. Ai vào mảnh đất Đường Hào

Có cụ Tán Thuật đào hào đánh tây

6. Chớ tham đồng bạc con cò

Bở cha ***** đi phò thằng tây

Chuyện đâu có chuyện lạ đời Quan đi theo giặc bắt người lành ngay Ngàn năm nhớ mãi nhục này Theo Tây được thả, đánh Tây bị tù Bốt Bần ngày thánhg âm u

7.Lính vua, lính chúa, lính làng

Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra

Giá vua bắt lính đàn bà

Để em đi đỡ anh vài bốn năm Lên Bần, xuống Thứa, chợ Dầm Quanh đi quanh lại ba năm em về.

8.Thằng Tây súng ngắn, súng dài Dân tao:

Vồ, gậy, dao bài, câu liêm.

Trường kỳ tao đánh ngày đêm

Đánh cho mày phải đảo điên tơi bời

Văn Giang chẳng phải đất chơi.

Văn Giang là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên