Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
I.Dàn ý:
a.Mở bài :
- Gới thiệu Phạm Duy Tốn, văn bản Sống chết mặc bay.
-Đánh giá khái quát thành công của nhan đề.
b. Thân bài :
Ý1:Giải thích nhan đề/
Ý2: Giải thích vì sao PDT lại đặt nhan đề ấy?
- Phù hợp với chủ đề:
+ Phê phán thái độ quan lại thời xưa
+ Bày tỏ thái độ cảm thông cho người dân.
Ý3: Biểu hiện của nhan đề Sống chết mặc bay
- Tình cảnh sống chết của nhân dân
- Thái độ của viên quan phụ mẫu
Ý4; Tác dụng của nhan đề
-Tạo ấn tượng mạnh cho người đọc
- Bộc lộ thái độ của tác giả với nhân dân
c.Kết bài :Đánh giá tài năng của PDT qua nhan đề
II. Bài làm :
Phạm Duy Tốn là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể cloại truyện ngắn hiện đại. Truyện ngắn Sóng chết mặc bay được xem là bông hoa đầu mùa và cũng là tác phẩm thành công nhất của ông .
Nhan đề Sống chết mặc bay có ý nghĩa rất hay và tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc.Nhan đề được bắt đầu từ câu tục ngữ ''Sống chết mặc bay-Tiền thầy bỏ túi''.Nó nói lên thái độ vô trách nhiệm , không lo lăng đến tính manggj của người khác mà chỉ quan tâm đến đồng tiền của các thầy lang ngày xưa.
PDTốn chọn nhan đề này bởi nó xuất phát từ chủ đề của tác phẩm .Tác phẩm lên án sự vô trách nhiệm của bọn quan loại ko lo đến sự ssống chết của nhân dân.Nhan đề còn hiện rõ lên hình ảnh của viên quan phụ mẫu đi hộ đê nhưng thực chất chỉ lo chơi cờ bạc .. Thé mới biết cái ''lòng lang dạ sói'' vô nhân tín của viên quan. Nhan đề SCMB góp phần vạch trần nguyên hình , bản chất táng tận lương tâm của con người mất hết nhân tính, góp phần lên án và tố cáo của tác giả đối với bọn quan lại xưa .Không nhữn thế nhan đề còn góp phần hoàn chỉnh cấu trúc và hình thức, ca ngợi tài năng viết truyện ngắn và tư tưởng nhân đạo của nhà văn . Đó chính là lòng thương người , cảm thôg cho nhân dân đồng thời phê phán thái độ của bạn quan lại lúc bấy giờ .
Nhan đề SCMB đã góp phần tạo ấn tượng cho người đọc, giợ ssự hứng thú và sự khám phá , suy ngẫm sâu sắc.SCMB đã lên án gay gắt tên quan phủ ''lòng lang dạ sói'' và bày tỏ niềm cảm thươngtrước cảnh ''nghìn sầu muôn thảm' của ndân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
Nhan đề SCMB đã cho em thêm cảm thông trước tình cảnh của người dan xưa và sự căm ghét đối với bon quan lại thời phong kiến.
tham khảo!
Nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.
Tham khảo nha em:
Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt. + Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại. + Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân. Vì thế nên nhà văn đặt tên sống chết mặc bay cho truyện của mình
- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)
- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam
- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời
II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay1. Hoàn cảnh ra đời
- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918
- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn
2. Tóm tắt
Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.
3. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ
- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”
- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than
4. Giá trị nội dung
“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên
5. Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo
- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc
- Miêu tả nhân vật sắc nét
Tham Khảo:
1. Mở bài :
- Giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn, những thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.
- Xây dựng các chi tiết, tình huống tương phản, tăng cấp đặc sắc, đặc biệt là phản ánh về thái độ vô trách nhiệm của tên quan đi hộ đê bỏ mặc nhân dân trong tình cảnh khố cùng "Sống chết mặc bay”.
2. Thân bài :
- Giải thích :
"Sống chết mặc bay” : là vế đầu của câu tục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” : thái độ vô sống trách nhiệm của bọn thầy lang, thầy cúng trong xã hội cũ - Sống chết mặc bay” : nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi sa đoạ, ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh.
- Phép tương phản ,tăng cấp được nhà văn khắc họa qua hai hình ảnh :
+ Cảnh dân chúng cứu đê
+ Cảnh tên quan đi hộ đê nhưng hắn vô trách nhiệm, xung quanh hắn : "Bên cạnh ngài , mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc,...trông mà thích mắt.”
- Kẻ hầu người hạ
- Ham mê ván bài tổ tôm
- Hả hê cười vì vừa thắng một canh bạc lớn đúng lúc cảnh đê vỡ xảy ra, nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi băng, kẻ sống không chỗ ở ,người chết không nơi chôn,...
3. Kết bài :
- Nhà văn Phạm Duy Tốn quả đã chọn cho tác phẩm của mình một cái nhan đề thật hay, phản ánh sâu sắc về tên quan vô trách nhiệm.
- Đọc truyện ta càng căm phẫn bọn quan lại xã hội cũ vô trách nhiệm, tán tận lương tâm, coi thường mạng sống của người dân.Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời : Những kẻ cầm quyền luôn ăn chơi phung phí, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân trong lầm than, khổ cực, không quan tâm đến chuyện sống chết của người dân.
Sống chết mặc bay" ở đây tác giả muốn phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong lúc người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ hàng năm phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình thì bọn quan lai, những người được mệnh dân là phụ mẫu của dân đang chễm chệ bên ván cờ.
Tham khảo
"Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn là bức tranh hiện thực sinh động thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn quan lại với phông nền là tiếng than khóc, nỗi sợ hãi, sự chống trả cùng kiệt của nhân dân trước nguy cơ vỡ đê - Thật là "lòng lang dạ sói". Tại sao tác gả lại nói vậy?
"Lòng lang dạ sói" là câu thành ngữ đựơc sử dụng theo lối ẩn dụ để nói về những kẻ độc ác, "lòng" , "dạ" hệt loài cầm thú "lang" , "sói". Người ta thường chỉ dùng câu nói này để nói về những kẻ trộm cắp, những kẻ vô giáo dục, ngoài thềm xã hội. Nhưng hay thay, đối tượng mà câu tục ngữ này hướng đến, với Phạm Duy Tốn lại là những vị "quan phụ mẫu"- những con người được học rọng, hiểu sâu, là cha mẹ của muôn thảo dân.
Thủ pháp đặc trưng được Phạm Duy Tốn sử dụng trong toàn văn bản là đối lập. Đối lập với mưa gío bão bùng bên ngoài là khung cảnh "nghiêm trang lắm" trong đình quan. Bên cạnh con đê đang gào thét khàn cổ vì không thể chống chịu nổi mưa gió bão bùng là đình quan " cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì".
Thử đếm xem đã có bao nhiêu lần có người vào báo quan về tình hình nguy cấp của đê; vị "quan phụ mẫu" ấy đã có phản ứng gì? Nghĩ mà thật cảm phục vị quan kia, đương trong cảnh mưa gió bão bùng, đương trong tiếng kêu thét thảm thương của muôn dân mà vẫn có thể thản nhiên ngồi chơi bài. Ừ thì chả, vì:"đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp" mà.
Tham Khảo
"Lòng lang dạ sói" là câu thành ngữ đựơc sử dụng theo lối ẩn dụ để nói về những kẻ độc ác, "lòng" , "dạ" hệt loài cầm thú "lang" , "sói". Người ta thường chỉ dùng câu nói này để nói về những kẻ trộm cắp, những kẻ vô giáo dục, ngoài thềm xã hội. Nhưng hay thay, đối tượng mà câu tục ngữ này hướng đến, với Phạm Duy Tốn lại là những vị "quan phụ mẫu"- những con người được học rọng, hiểu sâu, là cha mẹ của muôn thảo dân.
Thủ pháp đặc trưng được Phạm Duy Tốn sử dụng trong toàn văn bản là đối lập. Đối lập với mưa gío bão bùng bên ngoài là khung cảnh "nghiêm trang lắm" trong đình quan. Bên cạnh con đê đang gào thét khàn cổ vì không thể chống chịu nổi mưa gió bão bùng là đình quan " cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì".
Tham khảo
Mở bài:
– Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến.
– Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.
Thân bài:
– Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.
– Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.
– Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.
Kết bài:
Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.
Tham khảo:
Mở bài:
– Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến.
– Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.
Thân bài:
– Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khổ sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.
– Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.
– Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thể hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ăn chơi phè phỡn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.
Kết bài: Khẳng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nổi bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Phạm Duy Tốn, khẳng định: Ông là một trong số nhà văn có thành tựu đầu tiên về truyện ngắn hiện đại.
- Giới thiệu về truyện ngắn Sống chết mặc bay
Thân bài:
Bằng việc phân tích sự khéo léo trong việc kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, học sinh làm sáng tỏ 2 ý lớn ( theo yêu cầu của đề bài)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải làm sáng tỏ được hai ý cơ bản như sau:
a) Truyện phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân do thiên tai, do sự vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
- Sự tăng cấp trong việc miêu tả cảnh trời mưa, cảnh nước sông dâng cao, nguy cơ vỡ đê ...
- Sự tăng cấp trong cảnh hộ đê của người dân: vất vả, căng thẳng, nguy cấp qua tiếng trống đánh, tiếng ốc thổi, tiếng người gọi nhau ...
- Tình cảnh thê thảm của những người dân chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu ra chống đỡ với sức mưa to, nước lớn của trời ...
- Sự bất lực của sức người trước sức trời, thiên tai giáng xuống, đe dọa tính mạng của người dân...
b) Lên án gay gắt thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, tên quan phủ là đại diện:
- Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả đã vạch trần thói vô trách nhiệm của tên quan phủ: cảnh người dân hộ đê trong tình thế nguy kịch tương phản với cảnh tên quan phủ đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch ...
- Niềm cảm thương với sự khổ cực của người dân
- Lên án gay gắt thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, tên quan phủ là đại diện; Sự vô trách nhiệm của tên quan phủ qua việc làm "hộ đê": tư thế, cách ngồi, lời nói, thái độ vô trách nhiệm khi biết tin đê vỡ ...
Ý khái quát:
- HS có thể nêu nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo được thể hiện qua truyện: phản ánh nỗi khổ cực của người dân và thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống cơ cực, lầm than của người dân do thiên tai, do thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến đưa đến...
Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung của truyện ngắn.
- Có thể liên hệ hoặc mở rộng bằng một số tác phẩm đã học
Mở bài: - Giới thiệu khái quát về Phạm Duy Tốn, khẳng định: Ông là một trong số nhà văn có thành tựu đầu tiên về truyện ngắn hiện đại. - Giới thiệu về truyện ngắn Sống chết mặc bay |
Thân bài: Bằng việc phân tích sự khéo léo trong việc kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, học sinh làm sáng tỏ 2 ý lớn ( theo yêu cầu của đề bài) a) Truyện phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân do thiên tai, do sự vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. - Sự tăng cấp trong việc miêu tả cảnh trời mưa, cảnh nước sông dâng cao, nguy cơ vỡ đê ... - Sự tăng cấp trong cảnh hộ đê của người dân: vất vả, căng thẳng, nguy cấp qua tiếng trống đánh, tiếng ốc thổi, tiếng người gọi nhau ... - Tình cảnh thê thảm của những người dân chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu ra chống đỡ với sức mưa to, nước lớn của trời ... - Sự bất lực của sức người trước sức trời, thiên tai giáng xuống, đe dọa tính mạng của người dân... b) Lên án gay gắt thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, tên quan phủ là đại diện: - Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả đã vạch trần thói vô trách nhiệm của tên quan phủ: cảnh người dân hộ đê trong tình thế nguy kịch tương phản với cảnh tên quan phủ đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch ... - Niềm cảm thương với sự khổ cực của người dân - Lên án gay gắt thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, tên quan phủ là đại diện; Sự vô trách nhiệm của tên quan phủ qua việc làm "hộ đê": tư thế, cách ngồi, lời nói, thái độ vô trách nhiệm khi biết tin đê vỡ ... Ý khái quát: - nêu nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo được thể hiện qua truyện: phản ánh nỗi khổ cực của người dân và thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống cơ cực, lầm than của người dân do thiên tai, do thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến đưa đến... |
Kết bài: - Khẳng định lại giá trị nội dung của truyện ngắn. - Có thể liên hệ hoặc mở rộng bằng một số tác phẩm đã học ... |