K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích...
Đọc tiếp

1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân

2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân

3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân

4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân

5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích cùng tên bằng những bút pháp nghệ thuật nào? Nêu cách hiểu của em về nghệ thuật miêu tả đó.

7. Em hãy so sánh 2 câu thơ đầu trong đoạn thơ vừa chép của tác giả Nguyễn Du với 2 câu thơ cổ Trung Quốc:

 Phương thảo liên thiên bích                             

 Lê chi sổ điểm hoa

(Cỏ thơm liền với trời xanh

Hoa lê đã nở trên cành vài bông).

8. “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng con người. Vậy mà Nguyễn Du lại viết: “Nao nao dòng nước uốn quanh”. Theo em, cách dùng từ  như  vậy mang đến ý nghĩa nào cho câu thơ? Hãy ghi lại một dẫn chứng ở một đoạn trích khác trong tác phẩm này cũng có cách dùng từ láy miêu tả tâm trạng con người để miêu tả cảnh vật

9. So sánh sự giống và khác nhau trong cách miêu tả bức tranh xuân ở 4 câu đầu và 6 câu cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân

10, Từ yến anh trong câu thơ: Gần xa nô nức yến anh sử dụng nghệ thuật gì? Nêu cách hiểu của em về câu thơ trên.

11. Giải thích nghĩa các từ: thiều quang, thanh minh, đạp thanh, yến anh, tài tử giai nhân, con én đưa thoi, tiểu khê.

1
7 tháng 10 2021

Tách bớt ra đi bạn, nhiều quá!

7 tháng 10 2021

1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân

2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân

3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân

4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân

5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích cùng tên bằng những bút pháp nghệ thuật nào? Nêu cách hiểu của em về nghệ thuật miêu tả đó.

7. Em hãy so sánh 2 câu thơ đầu trong đoạn thơ vừa chép của tác giả Nguyễn Du với 2 câu thơ cổ Trung Quốc:

 Phương thảo liên thiên bích                             

 Lê chi sổ điểm hoa

(Cỏ thơm liền với trời xanh

Hoa lê đã nở trên cành vài bông).

1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích...
Đọc tiếp

1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân

2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân

3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân

4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân

5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích cùng tên bằng những bút pháp nghệ thuật nào? Nêu cách hiểu của em về nghệ thuật miêu tả đó.

7. Em hãy so sánh 2 câu thơ đầu trong đoạn thơ vừa chép của tác giả Nguyễn Du với 2 câu thơ cổ Trung Quốc:

 Phương thảo liên thiên bích                             

 Lê chi sổ điểm hoa

(Cỏ thơm liền với trời xanh

Hoa lê đã nở trên cành vài bông).

1
7 tháng 10 2021

Em chia câu hỏi ra làm 2 để mọi người làm cho dễ nhé!

30 tháng 6 2019

a. Mở bài: Giới thiệu chung về đoạn trích

- Cảm nhận chung về khung cảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích

b. Thân bài: Khung cảnh ngày xuân

- Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân . Một bức tranh xuân tuyệt tác:

“Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.Cỏ non xanh rợn chân trời.Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ”

- Ngày xuân qua đi nhanh như chiếc thoi dệt vải trong khung cửi → không khí rộn ràng, tươi sáng của cảnh vật trong mùa xuân; tâm trạng nuối tiếc ngày xuân trôi qua nhanh quá. Như thế hai câu đầu vừa nói về thời gian mà còn gợi tả không gian mùa xuân. Hai câu còn lại là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

“Cỏ non xanh tận chân trời.Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

- Bát ngát trải rộng đến tận chân trời là thảm cỏ non tơ xanh rợn → gam màu nền của bức tranh ngày xuân tươi đẹp. Sự phối hợp màu sắc của bức tranh thật hài hòa. Màu xanh non tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức sống đang lên, còn màu trắng là biểu tượng của sự trong trắng tinh khiết .

→ Ngày xuân ở đây thật khoáng đạt, mới mẻ, thanh tân, dạt dào sức sống trong một không khí trong lành, thanh thoát. Từ “điểm” dùng ở đây làm cho bức tranh thêm sinh động, có hồn.

- Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh cũng được miêu tả thật sinh động , náo nức:

“Gần xa nô nức yến oanh .Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuânDập dìu tài tử giai nhânNgựa xe như nước áo quần như nêmNgổn ngang gò đống kéo lênThoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

- Không khí rộn ràng đựơc thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông.

“ Tà tà ... bắc ngang”.

- Cảm giác bâng khuâng nuối tiếc. Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu này so với mấy câu đầu đã có sự khác biệt. Mọi thứ đều đã lắng xuống, nhạt dần.

- Nắng xuân ấm áp hồng tươi vào buổi sớm giờ đây đã “nhạt” đi, khe suối nhỏ, nhịp cầu bắc ngang tuy vẫn giữ nét thanh diụ của mùa xuân với mọi chuyển động nhẹ nhàng, nhưng mặt trời ngả bóng về Tây, bước chân người thẩn thơ lưu luyến, tiếc nuối, dòng nước uốn quanh.

- Cảnh chiều tan hội. Tâm trạng mọi người theo đó cũng khác hẳn. Những từ láy “nao nao”, “tà tà”, “thanh thanh” đâu chỉ tả cảnh mà còn ngụ tình … Một cái gì đó lãng đãng, bâng khuâng, xuyến xao và tiếc nuối…

c. Kết bài:

- Nhận xét chung về cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong đoạn trích.

- Nghệ thuật tả cảnh của đại thi hào Nguyễn Du.

24 tháng 10 2018

“ Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba. Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá. Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết. Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

Cảm nhận của em về đoạn trích cảnh ngày xuân

24 tháng 10 2018

Bạn có thể làm cho tớ cũng đề như thế nhưng là 1 bài văn ngắn được không ạ?

10 tháng 8 2016

Giới thiệu tác giả* Nguyễn Du*

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của nhà thơ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang xa trên thi đàn thế giới. Sở dĩ tác giả đạt được niềm vinh quang đó là vì ông đã có một sự nghiệp sáng tác giá trị, trong đó xuất sắc nhất là Truyện Kiều - tác phẩm lớn nhất của nền văn học Việt Nam. Cảm hứng nhân đạo và vẻ đẹp ngôn từ của truyện thơ này đã chinh phục trái tim bao thế hệ bạn đọc trong gần hai trăm năm qua. Đọc đoạn trích "Cảnh ngày xuân", chúng ta càng cảm phục bút pháp miêu tả cảnh vật giàu chất tạo hình và man mác xúc cảm của tác giả.

Cảm nhận

Mở đầu khổ thơ, tác giả sử dụng từ ngày xuân để làm nổi bật không khí xuân đang lan toả không gian. Hình ảnh con én đưa thoi đã làm hiện lên khung cảnh những con én đang chao liệng trên nền trời xanh nhanh như thoi dệt vải. Miêu tả cảnh én là để nhà thơ gửi gắm một điều: ngày xuân tươi đẹp đang trôi qua rất nhanh. Tứ thiều quanh là chỉ ánh mây đẹp của mùa xuân nhưng những ngày xuân đẹp đẽ ấy đã trôi qua hơn sáu mươi ngày. Lời thơ phả phất âm điệu trầm buồn, nuối tiếc. Khung cảnh mùa xuân ấy còn được Nguyễn Du miêu tả qua hình ảnh “ cỏ non xanh tận chân trời”. Dưới ánh sáng rực rỡ màu xanh của cỏ như trải dài lên tới trời xanh. Sắc xanh tràn đầy sức sống của cỏ cùng với sắc xanh hiền hoà của trời đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên hết sức tươi sáng: thảm cỏ xanh mướt như trải dài đến vô tận. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của Nguy n Du không chỉ có màu sắc tươi sáng, mà còn có đường nét thanh thoát. Câu thơ “ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” đã thể hiện rõ điều đó. Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật đảo ngữ trong từ trắng điểm. Nổi bật trên nền xanh thanh thoát của một vài bông hoa lê. Màu sắc tươi mát ấy không hề khiến bức tranh thiên nhiên trở nên đối lập mà ngược lại còn rất hài hoà. Sắc xanh của cỏ, của trời khiến màu trắng của hoa lê rõ ràng hơn bao giờ hết. Dường như tất cả vẻ đẹp của mùa xuân đang hội tụ về đông đủ trong những ngày cuối mùa. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đã được nhà thơ Nguyễn Du khắc hoạ đậm nét qua bốn câu thơ đầu trong văn bản “ Cảnh ngày xuân”.

 

 

 

 

31 tháng 8 2021

Thành công của đoạn trích là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Các biện pháp tu từ như đảo ngữ, nhân hóa… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết

Đoạn trích là ba bức tranh đặc sắc về cảnh ngày xuân.

Bức tranh đầu là cảnh thiên nhiên đặc trưng của mùa xuân. Với vài nét châm phá, mùa xuân hiện lên tươi đẹp, trong sáng.

Bức tranh tiếp theo là khung cảnh lễ hội Thanh minh nhộn nhịp, đông vui. Hình ảnh con người vui vẻ, chen nhau đi dự hội đạp thanh. Bằng hàng loạt tính từ, động từ, danh từ, kết hợp với nhịp đôi, tác giả đã tạo được không khí vui tươi của ngày hội.

 Bức tranh cuối cùng là cảnh ngày hội tan, hai chị em Thuý Kiều tha thẩn ra về. Tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của hai chị em dường như hoà trong không gian êm đềm, lắng đọng của buổi chiều tà ấy..

Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Tả cảnh mà gợi tình, gợi những tâm trạng của con người trước bức tranh thiên nhiên