K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2020
Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

- Nguyên nhân

Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới. Nên các quốc gia có những nét tương đồng đã liên kết lại với nhau.

- Ví dụ : EU, APEC, ASEAN, NAFTA …

2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế

a. Tích cực:

- Tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

- Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

b. Thách thức

- Đặt ra nhiều vấn đề như đảm bảo quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị …

26 tháng 9 2020
Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

* Toàn cầu hóa: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học,…). Trong đó toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.

1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

a. Thương mại thế giới phát triển mạnh

- Tốc độ tăng trưởng trao đổi hàng hóa trên thế giới nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP.

- Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có vai trò to lớn trong thúc đẩy tự do hóa thương mại thế giới.

b. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh

- Từ năm 1990 -> 2004 tổng đầu tư nước ngoài tăng từ 1.774 tỷ USD lên 8.895 tỷ USD (tăng hơn 5 lần).

- Trong đó, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, nhất là tài chính - ngân hàng - bảo hiểm…

c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

- Hình thành mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu.

- Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới.

d. Các công ty xuyên quốc gia được hình thành và có ảnh hưởng ngày càng lớn

- Vai trò:

+ Hoạt động trên nhiều quốc gia.

+ Nắm nguồn của cải vật chất lớn.

+ Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.

2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

a. Tích cực

- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

b. Tiêu cực

Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước trên thế giới.

Mọi người giúp mình cho ví dụ cho cơ hội và thách thức cho mấy ý này với ạ (Địa 11 - Bài 4) 1. Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng hóa thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặt giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi. 2. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Muốn có sức mạnh cạnh tranh kinh tế mạnh, phải làm chủ được các ngành...
Đọc tiếp

Mọi người giúp mình cho ví dụ cho cơ hội và thách thức cho mấy ý này với ạ (Địa 11 - Bài 4)

1. Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng hóa thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặt giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

2. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Muốn có sức mạnh cạnh tranh kinh tế mạnh, phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử - tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học, …

3. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỷ nay có nguy cơ bị xói mòn.

4. Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiểm sang các nước đang phát triển.

5. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội

6. Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.

7. Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác

Mong mọi người giúp mình vài câu thôi ạ, k cần hết đâu. Cảm ơn mn nhìuu

0
11 tháng 10 2020

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

11 tháng 10 2020

Toàn cầu hóa là sự tăng lên mạnh mẽ của các mối liên hệ, sự ảnh hưởng, sự phụ thuộc cũng như những tác động qua lại giữa các khu vực, quốc gia và các dân tộc trên thế giới. Có thể thấy rằng hiện nay trên thế giới sự toàn cầu hóa đang gia tăng mạnh mẽ. Việt Nam chúng ta cũng đã đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước (189 nước), nhiều tổ chức trên thế giới như : Nga, Trung Quốc, Malaysia, Liên Hiệp Quốc, ASEAN, WHO,... Hay nói cách khác là sự hợp tác nhằm làm làm cho cả hai bên có lợi về nhiều mặt.

Chúng ta đã có những sự trao đổi về nhiều mặt như hàng hóa, thương mại, du học, thể thao,.... Các nền văn hóa của nhiều nước cũng được hội nhập về Việt Nam. Để đón nhận vấn đề toàn cầu hóa thì chúng ta cần hiểu biết rõ về chúng. Biết rõ về mặt lợi cũng như mặt hại. Những cái tốt là những cái chúng ta có thể áp dụng vào đời sống. Ví dụ như các kĩ năng làm thúc đẩy sản suất, kinh tế, các nền giáo dục cải thiện tốt, kĩ năng sống, kĩ năng trong thể thao, cải thiện chất lượng môi trường. Tuy không nhiều nhưng toàn cầu hóa cũng có mặt lời của nó. Việc tiếp thu nhiều nên văn hóa khác nhau có nguy cơ làm mai một nền văn hóa truyền thống của nước nhà. Một điều nữa là theo nghiên cứu thì các nước giàu sẽ được hưởng lợi nhiều hơn các nước nghèo. Chính vì thế, chúng ta cần phải đón nhận, tiếp thu một cách đúng đắn về nó.

*Càng viết càng thấy lạc đề @@*