K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2019

câu 1 :

- Lưỡi cưa gỗ có răng thưa và kích thước răng lớn.

- Lưỡi cưa kim loại răng dày và kích thước răng bé.

- Sở dĩ có sự khác nhau giữa 2 lưỡi cưa vì độ cứng của gỗ nhỏ hơn kim loại.

2 câu còn lại em ko biết :((

9 tháng 12 2019

- Cách cầm cưa: tay phải nắm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa.

- Thao tác:kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa.Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi kéo cưa về, tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc.

- Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.

3 tháng 4 2018

Câu chuyện ngụ ngôn trên cho ta biết thế nào là sự công bằng thật sự trong cuộc sống.  Bởi trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì. Như  câu chuyện trên,2 anh em cứ cố tranh giành nhau về sự công bằng ấy mà quên đi cả tình cảm anh em.Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta . Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li.Vì cuộc sống này rất cần những con người biết sẻ chia,nhường nhịn nhau.  Nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối. Nhường nhịn không chỉ thể hiện mình là một con người sống tình cảm mà còn cho chính bản thân được mãn nguyện.

bn hỏi bài thi nha bn báo cáo 

Phần II (4 đ).   Đọc đọan trích sau và trả lời câu hỏi:             "Tại sao hầu hết mọi người thường hay xét đoán kẻ khác? Câu trả lời đơn giản nhưng không được dễ dàng chấp nhận. Vì tất cả chúng ta chỉ hướng về mình. Chúng ta quá lưu tâm đến bản thân mình và rất thường bị lẫn lộn giữa hiện thực và nhận thức có giới hạn của chúng ta về hiện thực đó. Hầu hết những lần chúng ta chỉ...
Đọc tiếp

Phần II (4 đ).   Đọc đọan trích sau và trả lời câu hỏi:

             "Tại sao hầu hết mọi người thường hay xét đoán kẻ khác? Câu trả lời đơn giản nhưng không được dễ dàng chấp nhận. Vì tất cả chúng ta chỉ hướng về mình. Chúng ta quá lưu tâm đến bản thân mình và rất thường bị lẫn lộn giữa hiện thực và nhận thức có giới hạn của chúng ta về hiện thực đó. Hầu hết những lần chúng ta chỉ trích người khác chỉ vì họ hành xử khác với chúng ta. Thực ra chúng ta đang nói là: “Anh không được tán thành bởi vì anh không giống tôi”.

Vượt qua được tính tự cao và cách nhìn cuộc sống hẹp hòi là dấu hiệu của sự trưởng thành và chín chắn thực sự. Khi đó chúng ta bắt đầu đánh giá người khác toàn diện hơn. Bất chấp sự khác biệt về tín ngưỡng, quan điểm, tuổi tác, nòi giống, văn hóa, sở thích, phong cách sống, chúng ta cần nhận ra rằng tất cả chúng ta thường có hai điểm chung. Cuộc sống của chúng ta là kết quả của di truyền, giáo dục và những kinh nghiệm sống của chúng ta. Không ai có cuộc sống là hoàn thiện và đúng hết cả. Chúng ta học được cách chấp nhận và đánh giá đúng những khác biệt và tính lạ thường của người khác nhiều bao nhiêu, thì chúng ta càng cảm thấy yêu quý cuộc sống bấy nhiêu"

Câu 1: Anh/chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: “Chúng ta học được cách chấp nhận và đánh giá đúng những khác biệt và tính lạ thường của người khác nhiều bao nhiêu, thì chúng ta càng cảm thấy yêu quý cuộc sống bấy nhiêu”? Vì sao?

1
CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
14 tháng 12 2022

Với bài tập này, em cần làm hai bước:

- Bước 1: nêu quan điểm của bản thân "đồng tình" hay "không đồng tình".

- Bước 2: đưa ra lí do.

Ví dụ:

- Em đồng tình với quan điểm của tác giả, vì:

+ Mỗi người đều có sự khác biệt sẽ tạo nên cuộc sống đầy màu sắc, phong phú, nhiều điều hay, thú vị.

+ Con người dễ dàng học hỏi sự khác biệt (mang tính tích cực) để hoàn thiện bản thân thì từ đó càng thấy cuộc sống có giá trị mà yêu quý nó hơn.

+ Học cách chấp nhận, đánh giá đúng sự khác biệt của người khác là không còn quan tâm đến những ích kỉ của bản thân. Từ đó, tâm lí nhẹ nhàng, yêu đời hơn, cuộc sống trở nên tuyệt vời hơn.

14 tháng 12 2022

Em cảm ơn cô ạ

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.- Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?- Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.

- Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?

- Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tan ác, liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào không? Còn ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những ngtoười lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được không?

- Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?

1
19 tháng 2 2019

Đoạn trích ( a) và (b ) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự nhưng đều là văn bản nghị luận. Nhờ các yếu tố này mà luận cứ của văn bản nghị luận chân thực, rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

    + Các yếu tố tự sự ở đoạn (a ) để kể về kiểu bắt lính kỳ quặc, tàn ác và nhẫn tâm của bọn thực dân

    + Các yếu tố miêu tả ở đoạn ( b) để trình bày sự lừa gạt trắng trợn, những lời lẽ rêu rao về "lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại" của phủ toàn quyền.

  - Nhận xét:

    + Nhờ có các yếu tố miêu tả mà biểu cảm giúp cho việc trình bày luận cứ được cụ thể, sinh động, do đó có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.