Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
GỢI Ý:
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gi mà đã làm bao người chán nản. vậy để có những thành công đó hay vượt qua những thất bại ấy ta phải làm những gi?. Để khuyên chúng ta có động lực sau những lần thất bại để có được những thành công ông bà ta đã có câu “ thất bại là mẹ thành công”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
* Nghĩa đen
- Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thành công là đạt dược những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
* Nghĩa bóng câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung
- Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.
2. Tại sao “ thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói, “ thành công” hoàn toàn trái ngược với “ thất bại”.
- Nguyên nhân: vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí
- Đối với người có ý chí
- Dẫn chứng:
+ lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi
+ nhà bác học Edison đã thất bại hang ngàn lần trước khi ông sang tạo ra chiếc bóng đèn.
III. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
hãy viết 1 bài văn giải thik cho câu tục ngữ " thất bại là mẹ thành công"
giúp mjk nha
Bạn tham khảo nhé
Bài làm
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có một mục đích sống. Để chạm tới cái đích đó thực sự không phải là điều dễ dàng gì. Chúng ta phải trải qua rất nhiều chông gai, khó khăn, thử thách và những lần vấp ngã. Nhưng quan trọng là chúng ta biết đứng lên từ những lần thất bại đó. Bởi vậy chúng ta mới thấy rằng câu tục ngữ sau thật ý nghĩa “Thất bại là mẹ thành công”
Thất bại và thành công là hai cái đối lập nhau. Những kẻ thất bại sẽ không thành công và ngược lại. Tuy nhiên câu tục ngữ dường như có ý nghĩa khác. Thất bại là mẹ thành công? Liệu rằng có như thế được không?
Đúng vậy, chúng ta luôn ấp ủ những ước mơ và không ngừng cố gắng phấn đấu để đạt được nó. Tuy nhiên con đường để chạm đến thành công không như bạn nghĩ. Trên chặng đường đó đầy rẫy những khó khăn, thử thách, chông gai và cả những cạm bẫy nữa. Đó là những trở ngại mà buộc mỗi người cần vượt qua. Chúng ta có thể thất bại, ngã gục, mất hết ý chí nhưng đó chưa phải là kết quả cuối cùng. Nếu như chúng ta biết cách đứng dậy, biết cách vượt qua, biết cách rút kinh nghiệm cho mình thì chắc chắn thành công sẽ không ở đâu xa.
Những người biết đứng dậy, biết vươn lên trong cuộc sống và khắc phục những trở ngại thì họ sẽ trân trọng hơn cuộc sống này. CHính thất bại mà họ phải trải qua chính là bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho bạn có thể không sa vào vết xe đổ, không để bản thân mình bị cám dỗ và vấp ngã. Thất bại sẽ dẫn đến tình trạng buông xuôi, bỏ bê, phó mặc cho số phận. Điều này thật đáng trách?
Thực tế chứng minh rằng nhưng người biết đứng dậy sau vấp ngã là những người có nghị lực và bản lĩnh hơn. Họ sẽ không ngần ngại đánh đổi, không ngần ngại vất vả, khó khăn, vẫn hướng về mục tiêu phía trước để phấn đấu.
Khi thất bại thì đừng nên nản lòng, vì chính nó sẽ cứu vớt cuộc đời bạn về sau. Khi chúng ta biết chấp nhận thất bại có nghĩa chúng ta đã nhận ra những sai lầm mình mắc phải, chắc chắn lần sau chúng ta sẽ không vướng phải những sai lầm đó nữa.
Rất nhiều bạn học sinh sau khi không đậu đại học năm thứ nhất đã nhanh chóng buông bỏ, chán nản, không muốn tiếp tục cố gắng nữa. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều người dù 1 năm, 2 năm không đậu đại học nhưng họ vẫn tiếp tục cố gắng, rèn luyện từng ngày để đạt được kết quả mà mình mong đợi.
Còn ban, bạn có phải là người dễ dàng bỏ cuộc hay không? Đừng ngần ngại thất bại, vì tuổi trẻ mà, chúng ta có thất bại thì mới trưởng thành, chín chắn được. Những vấp ngã bạn trải qua sẽ là hành trang theo bạn đến mãi sau này.
Như vậy câu tục ngữ khuyên răn mỗi người chúng ta đừng vì thất bại trường mắt mà bỏ cuộc, hãy kiên trì và theo đuổi thành công đến cùng.
Hãy rèn luyện bản thân mình từng ngày, hãy đừng ngại ngần xông pha, dù thất bại cũng ngẩng cao đầu để bắt đầu giấc mơ.
Trong cuộc sống, ai ai cũng ít nhất một lần gặp phải khó khăn, thử thách, thậm chí là thất bại. Song, có người nhanh chóng tự đứng lên sau vấp ngã, nhưng cũng có người mãi ngã quỵ và than thở về sự thất bại của mình. Để khuyên bảo, răn dạy người sau, ông cha ta có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.
Thất bại và thành công là hai phạm trù hoàn toàn trái ngược nhau. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả tốt đẹp theo như ta mong muốn. Còn thất bại là những vấp ngã, là những khi khó khăn thử thách trong công việc, trong học tập hay trong cuộc sống. Hai phạm trù này đối lập hoàn toàn với nhau, tưởng chừng như không có mối quan hệ nào nhưng cha ông ta lại đúc kết ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Điều nay cho thấy giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói một cách khác đơn giản hơn: thất bại là một nhân tố tạo nên thành công.
Thật vậy! Với những người bền chí, kiên trì thì sau khi mỗi lần thất bại, họ sẽ hiểu được vì sao mình lại sai sót, từ đó tích lũy kinh nghiệm, giúp họ tránh phạm phải sai lầm đó nữa và ngày càng tiến bước đến thành công hơn. Khi đó, thất bại chính là một nhân tố giúp chúng ta thành công. Và khi nói: “Thất bại là mẹ thành công” thì có thể hiểu thất bại chính là nguồn cơn, là cái dẫn ta đến với thành công.
Tuy nhiên, đối với những người sợ thất bại hay không có ý chí thì điều này hoàn toàn không đúng với họ. Bởi những người sợ thất bại thì họ sẽ không dám làm, không dám mạo hiểm. Còn những người thiếu ý chí thì sau thất bại, họ ngã quỵ và không cố gắng nữa vì nghĩ rằng mình không thể làm gì tốt đẹp hơn. Với những người dúng cảm biết đứng dậy sau vấp ngã, họ biết rằng mình cần phải làm lại và làm tốt hơn. Qua lần thất bại ấy, họ cũng rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu để lần sau mình không phạm phải sai lầm ấy nữa. Những kinh nghiệm ấy sẽ giúp cho công việc của họ tiến triển tốt đẹp hơn. Và như thế, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” mới thực sự có giá trị, có ý nghĩa.Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại ít nhất một lần, hiếm có ai không thất bại mà giành được thành công lớn ngay từ đầu. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại hàng nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện. A. Nô-ben cũng từng làm nổ nhà máy của mình trước khi chế tạo ra được thuốc nổ dymatine. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… bê bết!
Cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn và trở ngại. Đó giống như những thử thách để thử lòng và ý chí của con người. Khi gặp khó khăn, thất bại mà thiếu quyết tâm thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, khiến cho công việc và cuộc sống luốn chán nản và bế tắc. Ngược lại, nếu ý chí vững vàng, lấy thất bại để làm bài học kinh nghiệm, làm động lực để tiếp tục vươn lên và đạt được thành công như mong muốn. Thực tế cuộc sống đã chứng minh điều đó là hoàn toàn đúng đắn.
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều thất bại lớn nhất chính là chúng ta không dám làm, bỏ qua rất nhiều cơ hội và không cố gắng hết sức mình. Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” như một lời động viên đối với tất cả chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống.
để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.
Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.
bạn ko đọc kĩ câu hỏi à.chỉ kể ra lỗi sai và sửa lại thôi mà,sao dài thế
Bài 1:
Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Tước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.
Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.
Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò ….Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.
Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.
3,
Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.
Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.
Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.
Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người.
Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.
Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.
Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.
Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.
Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.
Câu tucj ngữ
Học thầy ko tày học bn
Ko thầy đố mày làm nên
- Khác:
+ Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục
+ Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè
- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.
trong câu 1 thì thừa quan hệ từ "qua"
trong câu 2 thì thừa quan hệ từ " đối với "
còn câu 3 thì thừa quan hệ từ " với "
- Mở bài
Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê là một bài thơ viêt nhân ngày trở lại thăm quê cũ của Hạ Tri Chương. Bài thơ là lời tâm sự, là tâm trạng man mác buồn của người con xa quê đã rất lâu. Bởi ngày trở về, tóc đã bạc, cảnh xưa vẫn đây nhưng những người quen chẳng còn ai không ai còn nhận ra ông.
2. Thân bài
Câu 1:
+ Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối nghịch: ngày ra đi vẫn còn trẻ, ngày về đã già Thiếu tiểu – Lão đại.
+ Thời gian xa quê quá dài, quá nửa một đời người.
+ Tâm trạng man mác buồn, ngậm ngùi tiếc nuối.
Câu 2:
+ Thời gian xa cách quê hương chỉ có thể làm thay đổi hình dạng bên ngoài nhưng không làm thay đổi bản chất, tấm lòng của người con đối với quê hương.
+ Thể hiện tấm lòng thuỷ chung, gắn bó tha thiết với quê hương.
Câu 3:
+ Người quê xa quê lâu ngày trở về bỗng trở thành khách lạ.
+ Một nghịch lí và cũng là lẽ thường tình.
Câu 4:
+ Câu thơ có chút hóm hỉnh.
+ Gợi cho nhà thơ nỗi buồn bâng khuâng.
3. Kết bài
Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương đó là một tình cảm thuỷ chung, gắn bó, chân tình. Đồng thời thể hiện nỗi buồn của một người khao khát được về thăm quê vậy mà khi trở về chẳng ai còn nhận ra mình nữa.
I/Mở Bài:
– Giới thiệu vấn đề: Thất bại là mẹ thành công
Trong cuộc sống mấy ai ko từng gặp thất bại. Có những người không thể tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã của chính bản thân mình. Để khuyên nhủ, động viên, nhắc nhở, tục ngữ có câu:”Thất bại là mẹ thành công”
II/Thân Bài:
1. Giải thích:
– Giải thích nghĩa đen của luận điểm:”Ngừơi mẹ”
– Giải thích nghĩa bóng của luận điểm:
* Trong cuộc đời ai ko từng vấp ngã, cho VD từ chính bản thân mình
* Thái độ của mỗi người khi vấp ngã: Có người bỏ cuộc như con chim sâu khi trúng tên thì sợ cây cung… Có người sau thất bại, người ta sẽ rút ra đựơc những kinh nghiệm quí báu để ko còn thất bại nữa. Cho VD.
2. Những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:
– Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm
– Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu
– Niutơn, Lui Paxtơ…
III/Kết Bài:
– Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
– Bài học cho bản thân: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình…
Dàn bài:
1/ Mở bài:
- Nêu sự thàh công ko fải dễ dàg và thg fải trải wa nhìu lần thất bại.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
2/ Thân bài:
a/ Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:
- Thất bại là j?
- Thất bại là ko đạt đc kết quả, mục đích như mìh mog mún, như mọi dự địh.
- Thàh côg là j?
- Thàh côg là sự trái ngc với thất bại, nghĩa là nhữg thành quả mà mình đạt đc.
- Câu tục ngữ mún khẳg địh có thất bại mới có thàh côg và ko có sự thàh côg nào mà ko fải trải qua nhữg khó khăn, thất bại nhất địh.
b/ Giải thích cơ sở chân lí của câu tục ngữ:
- Thất bại là cơ sở, là người mẹ để sản sih ra thàh côg bởi lẽ ko fải bất cứ côg việc j khi bắt tay vào làm cũg thu hái đc thàh côg ngay mà fải trải qua nhữg lần thất bại nhất địh. Mỗi lần gặp thất bại là 1 lần để chúg ta tìm hiểu nguyên nhân. Tìm ra đc hg khắc fục hữu hiệu hơn cho việc thực hiện nhữg lần sau.
- Để đạt đc nhữg kết quả thì fải trải qua nhữg lần vấp váp, thất bại đầu tiên để đạt đc nhữg kết quả bởi thế người xưa nói "Vạn sự khởi đầu nan".
- Càg trải qua nhìu lần thất bại thì con người càg có thêm kih nghiệm thf càg nhah chóg đi đến thàh côg. Nhà thơ Tố Hữu cũg đã từg nói "Ai chiến thắg mà ko hề thất bại. Ai nên khôn mà chẳg dại đôi lần"
c/ Dẫn chứg thực tế về những người nổi tiếg hay trên thế jới: (Bài đừng sợ vấp ngã/ 44, SGK ngữ văn lớp 7)
d/ Giải thích cơ sở vận dụg:
- Trc nhữg lần thất bại ta ko đc nản lòg, ko đc bi quan, chán nản mà fải có ý chí, nghị lực để vượt lên mọi khó khăn, quyết tâm đạt đến thàh côg.
- Trc nhữg thất bại, ta fải lạc quan, fải xem đó là bài học quý báu để lần sau làm việc có kih nghiệm, có sự thận trọg hơn trog việc làm của mìh.
- Mỗi người cần fải có sự chuẩn bị tốt, chu đáo hơn, cần fải nhìn thẳg vào sai trái của mìh một cách nghiêm túc, thẳg thắn, ko bảo thủ, ko che đậy, lấp liếm. Có ý thức tìm ra nguyên nhân để có hg fát triển tốt hơn.
- Đối với hs, hiểu đc ý nghĩa GD của câu tục ngữ để rèn luyện đức tíh kiên trì, 1 sự quyết tâm khắc fục mọi khó khăn, vươn lên để đạt nhữg kết quả tốt đẹp trên con đg học vấn, ko nản lòg, mhụt chí trc mọi thất bại.
3/ Kết bài:
- Khẳg địh já trị kih nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sốg thực tiễn, khẳg địh já trị bền vữg của câu tục ngữ đối với mọi người.
* Thái độ của mỗi người khi vấp ngã: Có người bỏ cuộc như con chim sâu khi trúng tên thì sợ cây cung... Có người sau thất bại, người ta sẽ rút ra đựơc những kinh nghiệm quí báu để ko còn thất bại nữa. Cho VD.
2. Những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:
- Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm
- Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu
- Niutơn, Lui Paxtơ...
III/KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Bài học cho bản thân: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình...