- Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng:
- So sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” tức là con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe (tuấn mã) đang phi, tác giả so sánh cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi.
- So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng. Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng những trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài.
- Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng:
- So sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” tức là con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe (tuấn mã) đang phi, tác giả so sánh cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi.
- So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng. Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng những trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài.