Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
b, Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện
c, Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
Bạn tham khảo nhé :
Thật dễ có thể nhận thấy được rằng chính ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, rồi chúng ta lại như đã được nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngào. Khi chúng ta lớn lên chút nữa thì chúng ta được học những bài thơ, những chuyện ngắn, lại được đọc và được nghe về những cuốn tiểu thuyết dài… Những câu truyện cổ tích, ca dao, những bài thơ,… Tất cả các tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Thế rồi ta như thấy được chính trong bài ý nghĩa văn chương, nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết một ý rất hay đó chính là “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng… Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Vậy, mỗi chúng ta nên hiểu điều đó có nghĩa là thế nào cho đúng?
Nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam – Hoài Thanh cũng như đã bàn luận, và hơn hết ông như cũng đã đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa, chức năng, công dụng của văn chương trong chính đời sống của chúng ta. Có thể nhận thấy được chính trong câu nói đó có thể thấy hai nội dung bao quát nhất và chúng ta có thể nhận biết được.
Chuyện nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. Đầu tiên ta cũng nên phải hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, và đó đồng thời cũng chính là kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn chính là những người thợ đã dày công để chọn lọc và cũng như đã lấy tư liệu từ cuộc sống. Đồng thời nhà văn như đã phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chính con người chúng ta ra sao. Có lẽ chính vì như vậy, văn học hay văn chương nói chung lại mang trong mình một nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Ta cũng nhận thấy được chính nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống vậy, luôn vận động và phát triển không ngừng.
Qua văn chương thôi mà chúng ta dường những cũng đã hiểu được cuộc sống. Có thể hiểu được cuộc sống chính là việc thông qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích. Qua đó ta như cũng đã thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và hơn hết đó còn chính là tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Nếu như ta đọc câu thơ của Bác Hồ đó chính là “
Chắc chắn rằng ta cũng như đã thấy được chính câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, và bức tranh đó dường như cũng thật là gợi cảm, tuyệt đẹp. Cũng như vậy, nếu như chũng ta đọc và thấy được chính nhờ việc thông qua sự sáng tạo ra một thế giới loài vật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký nhà văn Tô Hoài dường như cũng đã gửi gắm khát vọng về một thế giới đoàn kết hoà bình. Ta như thấy được chính thế giới ấy chính là khát vọng của loài người, loài người đã và đang góp sức. Đồng thời con người chính ta cũng như chung tay để biến nó thành hiện thực. Thế rồi ta không thể kìm lòng được khi dọc truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ biết bao nhiêu. Thế rồi ta như thấy được cũng chính với ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững như vậy thì mới có thể như để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Thật vậy, ta như thấy được chính trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước biết bao nhiêu đối với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, và nó cũng phải thật là mới mẻ hơn. Ta như thấy được sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, đồng thời những áng văn đó dường như cũng đã được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chắc chắn cũng chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm trong nhận xét trên.
Ta như thấy được chính bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng… văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh như đã mở cánh cửa, như cũng đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Đồng thời cũng chính nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn bao giờ hết.
Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao nhiêu bài thơ hay viết về trăng và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của mình, Bác luôn coi trăng là người bạn tri ân, tri kỉ. Bài thơ Ngắm Trăng – Vọng nguyệt là một trong những bài thơ đặc sắc của Người được lấy nguồn cảm hứng từ trăng.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
Thật vậy, một trong những thú vui tao nhã của giới văn nhân, tài tử xưa là uống rượu, đánh cờ, xem hoa nở, ngắm trăng bên cạnh bạn hiền. Trăng chỉ xuất hiện ban đêm, khi mọi bận rộn mưu sinh thường nhật được tạm nghỉ ngơi, con người có chút phút giây thảnh thơi cho riêng mình. Con người thường ngắm trăng lúc nhàn nhã, thảnh thơi, tâm hồn không quá lo lắng và không quá đau khổ. Vậy mà, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, có một không hai: Tháng 8 – 1942, Bác từ Pác Bó bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh thì người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó Người đã viết tập thơ Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, để ghi lại những ngày gian khổ đó. Bài thơ Ngắm Trăng – Vọng nguyệt nằm trong tập Nhật kí trong tù. Bài thơ cho chúng ta biết Bác Hồ ngắm trăng, thưởng trăng trong hoàn cảnh bị tù đày gian khổ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Trong bốn bức tường của phòng giam với những xiềng xích đớn đau, Bác Hồ vẫn ung dung ngắm trăng:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
Trăng soi vào nhà tù làm cho khung cảnh trở nên đẹp đẽ, người tù trở nên bồi hồi, xao xuyến và phân vân vì cảnh đẹp thế, trăng đẹp thế thì “biết làm thế nào”. Lẽ dĩ nhiên, cuộc sống trong tù rất khổ cực và thiếu thốn, lấy đâu ra hoa, và rượu cho thi nhân thưởng trăng. Hai từ “vô” điệp lại khẳng định được sự thiếu thốn đó. Thế nhưng, trước cảnh đêm trăng sáng đang mời chào, thưởng thức người chiến sĩ cách mạng ao ước rằng một lần có rượu và có hoa để đối đãi với trăng thật đủ đầy. Đây chính là một nỗi băn khoăn, một ước ao đầy thơ mộng của thi nhân. Bởi đây là một người tù đặc biệt, một tâm hồn thanh cao, khát khao hòa hợp với thiên nhiên trời đất. Bởi chỉ có con người với tâm hồn nghệ sĩ và một tình yêu thiên nhiên bao la, bát ngát mới có được những niềm xúc động và khát khao hết sức lãng mạn ấy. Niềm băn khoăn, trăn trở của thi nhân cũng thể hiện một bản lĩnh vững vàng của con người bất chấp gian khổ của cuộc đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc đời.
Thi nhân, người chiến sĩ cách mạng ở trong tù, ngưỡng vọng ra ngắm trăng. Và, cũng thật tài tình, ở bên ngoài, ánh trăng sáng vằng vặc cũng đang “nhòm khe cửa” để “ngắm nhà thơ”:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
Câu thơ tuyệt hay với nghệ thuật đăng đối. Hai đầu của hai câu là người và trăng (nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai câu, giữa người và trăng là các song sắt chắn giữa thật thô bạo. Người và trăng bị chắn bởi song sắt của nhà tù. Thế nhưng không hề bị cách biệt. Mà ngược lại, giao hòa, giao cảm với nhau. Tầm mắt con người vượt qua song sắt ghê tởm để thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên của đất trời, của tự do. Còn trăng, ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, sẻ chia với người tù. Với biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã khắc họa ánh trăng đâu còn là một vật vô tri, vô giác mà là như gương mặt của một con người, có tâm hồn, có niềm đồng cảm. Trăng trở thành người bạn tâm giao, tri ân, tri kỷ với thi nhân. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Phút giây đó thật đẹp biết bao. Dường như mọi đau thương, khổ đau, khó khăn của nhà tù Tưởng Giới Thạch đã không còn nữa. Thay vào đó là những giây phút lãng mạn, thăng hoa của người tù cách mạng, của trăng. Không còn tù ngục, không còn xiềng xích, chỉ còn “trăng sáng” và “nhà thơ”: tri kỉ.
Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng dường như bất chấp cả song sắt cản ngăn, không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở,… của chế độ nhà tù khủng khiếp để tâm hồn bay bổng tìm đến vầng trăng thân thiết. Để làm được điều đó, người chiến sĩ cách mạng phải là một người có tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm.
a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.
D
D
D
D
B