Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Dân cư nước ta phân bố không đều
* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.
+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.
- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.
* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.
- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.
* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư
- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn
- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.
* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).
b) Nguyên nhân
- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...
- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...
c) Hậu quả và hướng giải quyết
* Hậu quả
Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.
* Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.
- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.
- Hạn chế nạn di dân tự do.
- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012).
+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.
Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:
• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
• Lịch sử khai thác lãnh thổ.
• Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
+ Tây Nguyên có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,... ; Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vùng.
+ Các vùng có tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại thấp hơn.
Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố:
• Quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
• Chuyển cư.
• Sự phát triển của nền kinh tế
+ Đặc điểm: Phân bố dân cư nước ta không đồng đều theo lãnh thổ:
- Năm 2003: Đồng bằng sông Hồng: 1192 người/km2 , Tây bắc 67 người/km2
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và duyên hải. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây bắc, Tây nguyên thấp nhất.
- Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
- Các đô thị lớn đông dân, tập trung ở miền đồng bằng và ven biển.
- Dân cư nông thôn chiếm 76%, dân cư thành thị 24%.
* Giải thích:
- Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn.
- Khí hậu khắc nghiệt.
- Phong tục của từng dân tộc, tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng.
định và phát triển vùng chuyên canh.
* Sự phân bố dân cư ở nc' ta không đồng đều và chưa hợp lí
- Phân bố khôg đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
VD: năm 2003 : ĐBSH là 1192ng/km2
Tây Nguyên la 84ng/km2
- Khôg đồng đều giữa thành thị và nông thôn
VD: năm 2007 : Thành thị chiếm khoảng 27%
Nông thôn chiếm khoảng 73%
- Khôg đồng đều giữa các vùng ngay trong đồng bằng or miền núi
* Giải thích:
- Do ở đồng bằg có địa hình bằg phẳng--->thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đk tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển--->dan cư tập trung đông
- Do ở miền núi có địa hình khó khăn,đk tụ nhiên và kt xã hội cũg kém phát triển,, khí hậu,thời tiêtss khắc nghiệt,...----> ít dân cư
- Do số ng` ở tuổi sinh sản cao
Đặc điểm phân bố dân cư nước ta không đồng đều:
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và duyên hải.
- Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
- Các đô thị lớn đông dân tập trung ở miền đồng bằng và ven biển.
- Dân cư nông thôn chiếm 76%, dân cư thành thị 24%.
* Giải thích:
-Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn.
-Khí hậu khắc nghiệt.
-Tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng.