K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ôi, vì lười nên kết quả học tập của Lan mới kém như vậy. 

Tôi thấy thương cho cô bé ấy - chỉ vì cái nghèo mà đánh mất cơ hội học tập 

Bài 1.Câu 1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?Câu 2. Trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Phân tích giá trị của phép tu từ đó?Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, em còn học một số văn bản khác viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy ghi lại tên một văn bản và...
Đọc tiếp

Bài 1.

Câu 1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Câu 2. Trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Phân tích giá trị của phép tu từ đó?

Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, em còn học một số văn bản khác viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy ghi lại tên một văn bản và tác giả của văn bản đó.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch, nêu cảm nhận của em về ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe trong khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép lặp để liên kết câu (chỉ rõ). 

1
20 tháng 3 2022

C1:

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

hoàn cảnh ra đời: được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

C2:

 -Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “trái tim”.

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe. Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C3: Văn bản : Đồng chí

tác giả : Chính Hữu

C4: em làm theo như sau nha:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ

-  Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:

+ Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.

+ Hiện thực: gió, bụi vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.

+ Cái nhìn lạc quan vào hiện thực

=> Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

24 tháng 11 2017

Khổ 1:

Nguồn cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ hình tượng những chiếc xe của “Tiểu đội xe không kính” .Tên bài thơ vừa độc đáo,vừa hiện thực,để lại ấn tượng mạnh cho người đọc.Xe vốn có kính;đó là chuyện bình thường. Chính ở chỗ không bình thường “xe không kính” mới là ngọn nguồn để tạo nên thơ.Vì sao lại có sự không bình thường ấy?Vì sao có cả một “tiểu đội xe không kính”? Không đứng ở vị trí quan sát ngoài cuộc,tác giả đứng ở vị trí người chiến sĩ của con đường Trường Sơn,hóa than vào tâm hồn người lính lái xe để tự trả lời và tâm sự



Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Với lối giải thích tự nhiên,đơn giản,câu thơ giàu chất văn xuôi,tác giả cho ta ngầm hiểu sau lời thơ đó là một điều khác: đâu phải tự nhiên xe không có kính.Lý do xe không kính là vì “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Thể thơ tự do phóng khoáng,hình ảnh cụ thể,nhịp thơ hai,hai,bốn biến đổi theo giọng thơ .Tác giả đã nêu lên hiện thực ở chiến trường,súng đạn quân thù đã làm “Kính vỡ”.Trong hoàn cảnh chiến tranh,các người lính lái xe vẫn lái những chiếc xe thiếu kính chắn gió ra trận.

Nếu câu trên đọc lên có cái gì đó ngộ nghĩnh thì đọc đến câu sau lòng ta bỗng chùng xuống.Bom giật ,bom rung,sức mạnh tàn phá luôn dội xuống con đường,dội xuống cuộc sống như muốn phá vỡ,muốn làm trụi tất cả.Qua cái nhìn của người chiến sĩ lái xe,sự hủy diệt của cuộc chiến tranh ở Trường Sơn là thế.

Nhưng,nhìn nhận cuộc chiến tranh ấy,dẫu nó tàn bạo,trong hai câu thơ vẫn không có một từ,một âm thanh,ẩn ý nào nói lên nỗi khiếp sợ,cay đắng.Người chiến sĩ nhắc đến chiến tranh như một yếu tố ngoại cảnh,một thách thức để chủ yếu là nói đến thái độ của mình.Qua cách giới thiệu hình ảnh tiểu đội lái xe ,bằng lời thơ bình tĩnh,tự tin,hình ảnh với ngôn ngữ chân thật,tác giả ca ngợi phẩm chất,tinh thần của người lính “Ung dung…nhìn thẳng”.

Những câu thơ nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng như bánh xe đang lăn trên đường.So với ý của hai câu trên ,ý ở hai câu này có sự đối lập.Đó là hoàn cảnh chiến trường đối lập với lại tư thế của người chiến sĩ.Chiến trường “Bom giật,bom rung” dội xuống ác liệt,hiểm nguy mà anh lính vẫn ung dung “ngồi đúng vị trí trong “buồng lái” đưa xe vượt Trường Sơn”.Câu thơ như bật ra từ trái tim người chiến sĩ lái xe sau tay lái.Các anh có bình tĩnh,ung dung thật không? Chỉ không lo âu khắc khoải,chỉ có ung dung các anh mới “nhìn” và “thấy”.

Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng.

Cách ngắt nhịp hai,hai,hai khắc họa thái độ,tư tưởng người lính.Họ quyết tâm,tin tưởng vượt qua gian khổ,hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất,nhìn trời” nghĩa là rất ung dung,hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước,nhìn vào con đường đi,nhìn vào nhiệm vụ của người lính lái xe,nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu.Như thế,bom cứ giật,cứ rung,con đường đi tới,ta cứ đi!

Khổ 7:

Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. "Bài thơ về tiểu đội không kính" (trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó. 
Không có kính rồi xe không có đèn 

Không có mui xe, thùng xe có xước 

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: 

Chỉ cần trong xe có một trái tim. 

Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước ... 

Điệp ngữ "không có" nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc "không có kính/ rồi xe không có đèn / Không có mui xe / thùng xe có xước" như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng "vì miền Nam", vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh "trong xe có một trái tim" .