K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2018

Giống : cả hai đều thích hòa hợp vs thiên nhiên , cảnh vật, đều vui thú vs rừng núi, suối khe . Đều tìm thấy trong trốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao, hợp vs cách sống của mình. 
Khác :  " thú lâm tuyền " ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ, muốn tìm đến chốn rừng núi để ẩn dật , quên đi những vinh nhục của đời người, xa lánh cõi đời nhơ bẩn và để ngâm thơ nhàn . 
- Còn ở Bác mang tư tưởng của một chiến sĩ cách mạng.

Chúc bạn học tốt!

5 tháng 2 2018

*GIỐNG : cả hai đều thích hòa hợp vs thiên nhiên , cảnh vật, đều vui thú vs rừng núi, suối khe . Đều tìm thấy trong trốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao, hợp vs cách sống của mình. 
*KHÁC : - " thú lâm tuyền " ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ, muốn tìm đến chốn rừng núi để ẩn dật , quên đi những vinh nhục của đời người, xa lánh cõi đời nhơ bẩn và để ngâm thơ nhàn . 
- Còn ở Bác mang tư tưởng của một chiến sĩ cách mạng.

Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thểthấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiênnhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bàithơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy chobiết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ởNguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?Qua bài thơ Tức...
Đọc tiếp

Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể

thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên

nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài

thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho

biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở

Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể

thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên

nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài

thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho

biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở

Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?

0
21 tháng 5 2019

Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:

  - Giống nhau:

   + Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.

   + Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.

  - Khác nhau:

   + Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".

   + Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

14 tháng 5 2020

- Giống: Có cùng chung một tình cảm gắn bó chan hòa với tạo vật: rất yêu thích thiên nhiên và đặc biệt thích thú khi được sống giữa thiên nhiên, hòa mình với suối rừng, gió trăng, non xanh nước biếc.
- Khác: Người xưa tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế, xã hội, muốn “lánh đục về trong”, tự an ủi bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Với Hồ Chí Minh, sống hòa nhịp với lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ; với Nguyễn Trãi một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt thanh tĩnh nên thơ trong Côn Sơn Ca đó chính là cuộc sống lâm tuyền một biểu hiện của cuộc đời người cách mạng.

15 tháng 4 2019
Bài làm

Chim muông, loài vật ở sở thú không phải là ít. Từ con cọp đường bệ đến một con thỏ hiền lành đều được chăm sóc, tỉa lông để cho khách tham quan chiêm ngưỡng. Sặc sỡ và đẹp nhất, chính là bầy công.

Trong bầy công ở sở thú, nổi bật nhất là chàng công. Chàng công cao độ bảy mươi xăng-ti-mét, đầu to bằng quả nắm đấm lớn, mắt hơi xếch. Chàng ta khoác một áo choàng lông màu lục ánh đồng. Dầu và ức của chàng có màu vàng xanh. Mỏ chàng công hơi khoằm. Mào của chàng hẹp và thẳng đứng. Khi chàng công xếp đuôi lại, chàng ta trông giống một con vịt xiêm lông sặc sỡ, có đôi chân giống chân gà. Chàng công đẹp nhất khi múa. Công lúc nào cũng múa có đôi: có trống, có mái. Khi chàng công múa, lông đuôi xòe ra hình nan quạt. Lông đuôi có nhiều hình sao màu vàng, nâu, xanh, đỏ đồng rất đẹp. Mỗi hình sao trên bộ lông đuôi của chàng công lấp lánh dưới ánh sáng như một viên thạch bích màu lục ánh đồne tuyệt đẹp. Khi múa, chàng công kêu “ực ực”, đuôi xòe dài độ một sải tay, lông đuôi uốn cong cầu vồng, cuối chiếc đuôi nào cũng có một hình sao màu ngũ sắc. Đuôi công xòe ra như chiếc ô màu rực rỡ, nhịp nhàng đôi chân xoay theo hình vòng cung.

Người chăm sóc thú cho em biết là sống ở trong chuồng, công ít múa. Có lẽ vì chật hẹp và thiếu tự do. Công chỉ múa vào mùa giao phối là nhiều. Hôm em đi sở thú, rất may đúng dịp Tết. Mùa xuân chính là mùa công múa. Vì thế, em có dịp ngắm đôi công múa.

Ở sở thú, công được cho ăn nước uống đầy đủ; khách tham quan trầm trồ thán phục. Riêng chàng công, hình như chàng cũng quen cảnh đông người nên chàng ta cũng điềm nhiên ría lông, rỉa cánh. Chàng nghệ sĩ của rừng xanh rúc đầu vào cánh chẳng cần coi mọi người xung quanh đang bàn tán gì về mình.

Nhìn bộ lông tuyệt đẹp của chàng công, em liên tưởng đến ngành hội họa. Nếu em là họa sĩ, em sẽ vẽ lại hình ảnh chàng công múa. Chim công múa thật đẹp làm sao!

15 tháng 4 2019

bạn ơi không copy nha

27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi bài có bốn câu, mỗi câu bảy chữ).

- Một sô bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt đã học ở lớp 7: Cảnh khuya, Nquyên tiêu (Rằm tháng giêng).

Câu hỏi 2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” ?

- Bài thơ tuân thủ chặt chẽ quy tắc và cấu trúc của một bài thơ tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên một cảm giác phóng khoáng, sảng khoái. Giọng điệu bài thơ tự nhiên, thoải mái, pha chút hóm hỉnh, vui đùa.

- Hoàn cảnh sinh hoạt của Bác khi ở Pác Bó hết sức khó khăn, gian khổ : ngủ trong hang tối và lạnh, nhiều khi chỉ ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là một tảng đá chông chênh. Câu thơ đầu nói về việc ở có giọng điệu thoải mái, vui tươi; có hai vế sóng đôi (sánq ra - tối vào) tạo cảm giác nhịp nhàng, nề nếp làm hiện lên hình ảnh Bác ung dung, hòa điệu cùng nhịp sống của núi rừng. Câu thứ hai nói về cái ãn có nét gì đó vui đùa. Cái ăn thì đầy đủ, dư thừa, luôn có sẵn (vẫn sẵn sàng). Câu thứ ba nói về điều kiện làm việc còn khó khăn, tạm bợ nhưng Bác vẫn cảm thấy thoải mái. Những câu thơ có giọng khẩu khí, nói cho vui, có phần nào khoa trương nhưng niềm vui thích, sự sảng khoái của Bác là rất thật, không chút gượng gạo, “lên gân”.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” bởi nhiểu nguyên nhân. Thứ nhất, hoàn cảnh sống ở Pác Bó rất phù hợp với cái “thú lâm tuyền” của Bác : “Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiểu làm bạn với cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu...” (Lời Bác phát biểu với các nhà báo tháng 1 - 1946). Thứ hai, lúc này, Bác đang rất vui vì Bác tin vào thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt chẳng có nghĩa lí gì, thậm chí nó còn trở nên sang trọng.

Câu hỏi 3. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyên Trãi và ờ Bác Hồ có gì giống và khác nhau.

Bài thơ Côn Sơn ca Nguyễn Trãi :

Côn Sơn suối cháy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn cố đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Trong lèn thông mọc như nêm,

Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm.

Trong rừng có bóng trúc rám,

Giữa màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Về đi, sao chẳng sớm toan.

Nửa đời vướng víu bụi trần làm chi ?

Muôn chung nghìn vạc cần gì,

Cơm rau nước lã đủ tùy phận thôi !...

(Bản dịch trong Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1962). Bài thơ trên và bài Tức cảnh Pác Bó đều thể hiện niềm vui “thú lâm tuyền” của chủ thể trữ tình. Nguyễn Trãi tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế đời sống, muốn “lánh đục về trong”, an ủi mình bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng vẫn là lối sống tiêu cực của ông. Còn Hồ Chí Minh, sống hòa nhập với núi rừng, sông suối nhưng vẫn giữ được cốt cách của người chiến sĩ cách mạng. Nhân vật trữ tình trong Tức cảnh Pác Bó tuy mang dáng dấp của một ẩn sĩ nhưng thực chất là một chiến sĩ. Câu thơ bàn đá chông chênh dịch sử Đảng thể hiện rõ điểu này. Vần trắc trong ba tiếng dịch sử Đảng làm toát lên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc góp phần khắc họa đậm nét hình tượng người chiến sĩ cách mạng vừa chân thực, sinh động vừa uy nghi, lồng lộng.

30 tháng 4 2017

1.Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cũng thể thơ này mà em đã học.

- Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt.

_ Một số bài thơ được viết cùng thể thơ đã học: ''Cảnh Khuya'' - Hồ Chí Minh, ''Rằm tháng Giêng'' - Hồ Chí Minh

2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ.

Đó là giọng sảng khoái, tự nhiên, pha chút vui đùa hóm hỉnh.

Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được thể hiện như thế nào qua bài thơ?

Tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan dù sống trong gian khổ, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu.

Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”?

Vì những gian khổ ấy không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả.

3*. Qua bài thơ, có thể thấy rõ, Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.

*Giống:

Đều là vui với cái nghèo, giữ tâm hồn trong sạch; đều là một tình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa.

*Khác:

- Nguyễn Trãi tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế đời sống, muốn “lánh đục về trong”, an ủi mình bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng vẫn là lối sống tiêu cực của ông.
- Hồ Chí Minh sống hòa nhập với núi rừng, sông suối nhưng vẫn giữ được cốt cách của người chiến sĩ cách mạng. Nhân vật trữ tình trong Tức cảnh Pác Bó tuy mang dáng dấp của một ẩn sĩ nhưng thực chất là một chiến sĩ.

11 tháng 1 2018

1. Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Có thể kể tên một số bài thơ cùng thể thơ với bài này đã học như: Sông núi nước Nam, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Xa ngắm thác núi Lư, Cảnh khuya, Rằm tháng riêng,…
2. Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh
Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,…không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả. Bài thơ cho thấy cá nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.
3. Nguyễn Trãi từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca. Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui thú đó. Thế nhưng “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi, ấy là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”. Ở Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

19 tháng 8 2021

“Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt Đó là chú mèo ba xin được ở nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.

Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavie loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.

Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.

Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.

Em rất quý Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.

19 tháng 8 2021

Nhà bác em có nuôi một con lợn. Mỗi lần về quê em thường theo bác ra xem cho lợn ăn. Chú lợn rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.Em đặt tên cho chú là lucky.

Bác có ý định nuôi lâu dài nên chọn giống lợn sề. Chú lợn tính đến nay đã đươc 6 tháng tuổi. Ngày mới bắt về chú chỉ nhỏ xíu nhưng giờ đã nặng tới 60 kg. Bác em thường xuyên cân chú để biết tình hình rồi chăm sóc cho tốt hơn. Chú lợn có màu khoang đen trắng, nổi bật trên đó là những hàng lông ngắn và cưng cứng, vuốt cảm giác hơi tê tê tay. Đầu chú nhìn như quả dưa hấu nhỏ, suốt ngày gục gặc rất đáng yêu. Tai chú như 2 chiếc lá mít, mỗi khi cử động lại rung rung. Em để ý tai chú còn còn thể phe phẩy một cách rất ngộ nghĩnh. Đôi mắt chú nhỏ dài, màu đen nhánh như 2 hòn bi. Hai lỗ mũi nhỏ hồng hồng suốt ngày khụt khịt, thỉnh thoảng lại hắt xì rất đáng yêu. Chiếc mõm chú dài với hàm răng nhọn hoắt. Lúc mới mua về bác em còn phải nhổ răng nanh cho chú lợn khiến chú kêu ầm ĩ hết cả nhà. Thân hình chú tròn trịa, cái bụng cồng kềnh sệ suống sắt mặt đất. Mông chú căng tròn, nở nang. Bốn chân chắc khỏe, vững chãi với bộ móng dày và cứng. Đuôi chú không dài lắm, suốt ngày ve vẩy đuổi ruồi, cuối đuôi có một chùm lông ngắn màu đen.

Chú lợn rất ham ăn. Bác em rất mừng vì điều này, nói ham ăn thì chóng lớn. Mỗi khi nghe thấy có tiếng bước chân người đến gần là chú lại vùng dậy, nghển cổ kêu ụt ịt, cọ mõm vào thanh xà cửa chuồng lợn ra vẻ đòi ăn. Khi thức ăn đổ đầy vào máng chú vục mõm vào ăn ngon lành, vừa ăn vừa kêu ụt ịt ra chiều thích thú lắm. Bình thường chú chỉ ăn 2 bữa một ngày, sáng và chiều, thỉnh thoảng bác em cho chú ăn thêm rau muống. Chú rất thích ăn rau muống. Mỗi lần về quê em thường đi hái rau muốn rồi vứt cho chú ăn. Chú rau rau ráu một cách ngon lành làm em cũng thấy rất vui. Ăn xong chú lại lặc lè quay vào trong một góc rồi nằm xuống lim dim. Thỉnh thoảng có con ruồi hay muỗi nào bén mảng đến chú lại lấy đuôi phe phẩy đuổi đi. Buồn quá thì chú dụi đầu vào góc tường ủi ủi. Ngắm nhìn chú lợn đáng yêu trong chuồn là một sự thích thú của em.

Em rất yêu quý chú lợn vì những hành động ngộ nghĩnh chủa chú. Mỗi lần về quê em đều ra ngắm nhìn chú. Nhìn chú lớn lên mỗi lần là em lại cảm thấy rất vui. Một ngày nào đó chú lợn sẽ giúp cho kinh tế gia đình bác em khá lên. Điều đó khiến em càng thêm yêu quý chú hơn.

17 tháng 5 2020

tớ ko bt

nếu bạn nói ko sao chép trên mạng thì tiên biêt !

18 tháng 2 2022

5A mấy vậy trường nào