giúp tui với!!!
Tên khai sinh của nhà văn Tạ Duy Anh là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
có trong văn bản đo
Tạ Duy ANH sinh năm 1959 ,quê ở huyện Chương Mĩ ,tỉnh Hà Tây [ nay thuộc HN]
Tại vì:
- Để tập trung thể hiện tài năng của Kiều Phương.
- Tập trung thể hiện lòng nhân hậu của Kiều Phương.
- Tạo sự bất ngờ cho người đọc.
- Tập trung thể hiện tình cảm của Kiều Phương đối với anh trai.
- Tạo sự bất ngờ cho nhân vật anh trai.
- Làm cho câu chuyện kết thúc có hậu.
MÌNH LÀM ĐÚNG RỒI ĐÓ, CÔ MÌNH ĐÃ SỬA CẢ RỒI NÊN MẠN YÊN TÂM.
Tạ Duy Anh tên khai sinh của ông là Tạ Việt Dũng (9-9-1959).
Ông là một nhà văn Việt Nam với nhiều các bút danh Lão Tạ, Chu Quý, Quý Anh, Bình Tâm.
Quê ông ở thôn Cổ Hiền, xã Hoàng Việt, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Hiện tại, ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Qua văn bản '' bức tranh của em gái tôi '' em cảm thấy Kiều Phương vừa đáng yêu, vừa đáng khâm phục. Kiều Phương đáng yêu ở vẻ đẹp hồn nhiên, hiếu động, vô tư, tinh nghịch, thích tìm tòi và khám phá. Cô có năng khiếu và rất mê với việc học vẽ. Tuy được mọi người đánh giá cao về tài năng nhưng cô khồng vì thế mà mất đi sự trong sáng vô tư. Kiều Phương đáng khấm phục ở tấm lòng cao thượng, lòng khoan dung độ lượng. Tuy anh trai đối xử không tốt với cô nhưng dường như cô không them chấp vẫn dành tình yêu cho anh. Qua hình ảnh của Kiều Phương em rút ra được các bài học là. BÀi học thứ nhất là trong cuộc sống phải luôn sống lạc quan tích cực. BÀi học thứ hai là luôn có tinh thần say mê trong học tập và lao động. Bài học thứ ba là trong cuộc sống phải có lòng khoan dung, độ lượng. Bài học cuối cùng là phải luôn khiêm tốn trong cuộc sống.
Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!
“Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn được giải nhì trong cuộc thi sáng tác “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong năm 1988 và in trong tập “Con dế ma” của tác giả Tạ Duy Anh. Với ngôn ngữ bình dị, lời kể tự nhiên và gần gũi, tác phẩm đã để lại một bài học đầy ý nghĩa về tình cảm của anh em ruột thịt trong gia đình.
Nội dung câu chuyện kể về hai anh em Kiều Phương qua lời kể của nhân vật người anh. Kiều Phương là một cô bé hiếu động, nghịch ngợm và có sở thích chế màu vẽ. Tình cảm của hai anh em rất tốt cho đến khi tài năng hội họa của Kiều Phương được phát hiện cũng là lúc người anh trai cảm thấy bản thân mình bất tài và ghen tị với tài năng của người em, đối xử với người em không tốt và thường xuyên cáu gắt. Nhưng rồi thật bất ngờ, bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương được trưng bày lại là bức vẽ về người anh trai. Đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”, người anh đã cảm thấy ngỡ ngàng, hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ vì nhận ra tấm lòng nhân hậu của người em.
Câu chuyện được trần thuật dưới ngôi kể và điểm nhìn của nhân vật người anh trai. Nhờ vào ngôi kể này, những suy nghĩ tâm tư của nhân vật đã được bộc lộ một cách chân thực và sâu sắc. Thông qua các sự kiện chính, chúng ta có thể thấy người anh đáng trách nhưng cũng có phần đáng cảm thông. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện và được mọi người chú ý, người anh đã ghen tị và có cách cư xử không tốt với em. Tài năng của em gái dường như trở thành lí do để người anh phủ nhận chính bản thân mình và có suy nghĩ mình chỉ là một người thừa. Tình cảm anh em cũng vì thế mà rạn nứt và không còn nguyên vẹn như xưa. Nhưng rồi khi đứng trước bức tranh của người em thì người anh đã ngỡ ngàng, hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ. Điều này cho thấy rằng, sự ghen tị trong lòng người anh chỉ là tính cách nhất thời và đã được xua tan đi bằng tấm lòng nhân hậu và lương thiện của người em. Và đến cuối cùng, tình cảm anh em đã chiến thắng những điều nhỏ nhen và toan tính ích kỉ.
Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta còn thấy được vẻ đẹp về tâm hồn và tính cách của nhân vật Kiều Phương. Mặc dù chỉ được tác giả phác họa với một số nét như nghịch ngợm, thích chế màu vẽ, có tài năng hội họa và qua bức tranh “Anh trai tôi nhưng chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp của nhân vật. Trước hết, như biết bao đứa trẻ khác, đó là một cô bé hiếu động, đáng yêu và trong sáng, biết thực hiện đam mê của bản thân. Mặc dù có tài năng hội họa nhưng cô bé không hề kiêu căng, ngạo mạn mà vẫn đối xử tốt với người anh. Chính điều này đã khiến cho dù người anh ghen tị và thường xuyên cáu gắt thì hình ảnh về người anh trong lòng bé Phương vẫn vẹn nguyên và tốt đẹp và cuối cùng, đã giúp tình cảm anh em chiến thắng những toan tính ích kỉ và nhỏ nhen.
Như vậy, câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi” đã thể hiện một bài học sâu sắc về tình cảm anh em đã được ông cha ta thể hiện qua câu ca:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
Theo em qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người một thông điệp “Tuổi thơ là vô giá, đừng để lại những dấu ấn xấu với khoảng thời gian tươi đẹp của trẻ”. Đừng cướp đi khoảng thời gian, miền kí ức tuổi thơ về tuổi lưu bút của các em chỉ vì sự ích kỉ và vô tâm của bố mẹ. Tất cả các em, đều cần được yêu thương, cần tổ ấm, và đừng cố tính làm tan vỡ, chia rẽ những tình cảm đẹp đẽ tốt đẹp giữa những người thân trong gia đình, đặc biệt là các bạn nhỏ”
Theo em qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người một thông điệp “Tuổi thơ là vô giá, đừng để lại những dấu ấn xấu với khoảng thời gian tươi đẹp của trẻ”. Đừng cướp đi khoảng thời gian, miền kí ức tuổi thơ về tuổi lưu bút của các em chỉ vì sự ích kỉ và vô tâm của bố mẹ. Tất cả các bạn , đều cần được yêu thương, cần tổ ấm, và đừng cố tính làm chia rẽ những tình cảm đẹp đẽ tốt đẹp giữa những người thân trong gia đình, đặc biệt là các bạn nhỏ”
Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.
Đáp án cần chọn là: B
Tạ Duy Anh (sinh năm 1959) là một nhà văn Việt Nam. ... Nguyên tên khai sinh của ông là Tạ Việt Dũng !
Tạ Duy anh tên thật là Tạ Việt Dũng