K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.          Cốt truyện của truyện ngắn thường...
Đọc tiếp

Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.

          Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những “lát cắt” của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó mà truyện ngắn thường là ngắn.

          Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của nhiều bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó.

                                                                                  (Theo  Từ điển văn học)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên?

Câu 2. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng truyện ngắn trong phần trích ?

Câu 3. Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng gì?

Câu 4. Đoạn 2 và đoạn 3 trong phần trích được liên kết với nhau bằng việc sử dụng phương tiện liên kết nào?

Câu 5. Dựa vào gợi ý của phần trích trên, em hãy viết đoạn văn(từ 10 – 12 câu) thuyết minh về một trong các đặc điểm của truyện ngắn trên cơ sở truyện ngắn “Lão Hạc” – Nam Cao

1
27 tháng 5 2021

Câu 1: 

-Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.

-Chủ đề của phần trích trên: đặc điểm của thể loại văn học truyện ngắn.

Câu 2:

- 4 từ thuộc trường từ vựng truyện ngắn: tự sự, nhân vật, cốt truyện, kết cấu ( ngoài ra còn có: chủ đề, tác phẩm và thể loại em tham khảo thêm).

Câu 3:

Tác dụng:

-Dấu hai chấm: đánh dấu phần giải thích ( sau dấu hai chấm) cho phần trước đó.

-Dấu ngoặc kép: đánh dấu những từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 4:

Đoạn 2 và đoạn 3 trong phần trích được liên kết với nhau bằng việc sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết. Từ được dùng liên kết: truyện ngắn.

 

 

  Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi :                                                        TRUYỆN NGẮN             Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của...
Đọc tiếp

 

 

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi : 

                                                       TRUYỆN NGẮN

             Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện. 

             Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó và truyện ngắn thường là ngắn.

             Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của bậc thầy trong Thể loại này đã cho ta biết điều đó.   

                                                                               (Theo Từ điển văn học)

Câu 1. Xác định phuơng thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên?

Câu 2. Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng gì? 

 

 

 

 

 

 

1
20 tháng 12 2022

1. PTBĐ chính: nghị luận.

Chủ đề của phần trích: nêu những khái niệm về "Chuyện ngắn"

2. Dấu hai chấm có tác dụng liệt kê sự việc, sự vật.

Dấu ngoặc kép có tác dụng để cho một từ ghép có nghĩa ẩn dụ bên trong mặt chữ.

 Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi :                                                        TRUYỆN NGẮN             Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của...
Đọc tiếp

 

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi : 

                                                       TRUYỆN NGẮN

             Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện. 

             Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó và truyện ngắn thường là ngắn.

             Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của bậc thầy trong Thể loại này đã cho ta biết điều đó.   

                                                                               (Theo Từ điển văn học)

Câu 1. Xác định phuơng thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên?

Câu 2. Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng gì? 

Câu 3. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày cảm nhận của anh/chị về cụ Bơ-men trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng của O.hen-ri. 

Câu 4. Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà anh/chị yêu thích trong cuộc sống.  

 

1
CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
21 tháng 12 2022

1. Thuyết minh, chủ đề chính là cung cấp những thông tin, kiến thức về truyện ngắn.

2. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho phần liệt kê các ý sau đó. Dấu ngoặc kép có chức năng đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

3. Tham khảo: Sau khi học xong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn người Mĩ - O.Hen-ri, hình ảnh cụ Bơ - men với “kiệt tác đời mình” cứ đọng mãi trong lòng người đọc về những giá trị nhân văn hết sức cao đẹp. Cụ là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn xi. Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao có bằng được một kiệt tác của riêng mình. Nhưng cái nghèo thì mãi vậy, thời gian lại nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được. Vốn đầy lòng thương người nên cụ Bơ - men vô cùng lo lắng khi biết bệnh tình của Giôn - xi. Cụ vừa lo sợ vừa tức giận với cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ khi cô cố gắng cuộc sống còn lại của mình với chiếc lá cuối cùng bên ngoài cửa sổ kia. Cụ nhìn từng chiếc lá thường xuân cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc. Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Chính vì nó mà Giôn - xi đã hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm đến cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sự sống trở lại. Nhưng người đọc càng nghẹn ngào khi biết rằng sau đêm ấy, cụ Bơ - men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời ngay sau đó vài ngày. Nhân vật cụ Bơ - men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, giàu tài năng. Cụ chỉ xuất hiện một chút ở đầu, giữa câu chuyện và thông qua lời kể của Xiu nhưng chính “kiệt tác” của cụ đã giúp cho người đọc cảm thấy tình người ấm áp: Sống và yêu thương!

4. Tham khảo dàn ý thuyết minh về đồ dùng, ví dụ chiếc mắt kính.

Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Kính đeo mắt.

Thân bài

– Hình dáng: mắt kính, gọng kính.

– Màu sắc: trắng, nâu, xám, đen.

– Chất liệu: mi-ca, nhựa, sắt..

– Chủng loại: kính râm, kính lão, kính cận.

– Cách bảo quản: Đựng trong hộp, tránh cọ sát làm xây xước.

– Công dụng: dùng chắn bụi, giúp nhìn rõ chữ, làm đồ trang sức.

Kết bài

Kính đeo mắt là một vật dụng hữu ích cho con người, nhờ nó mà đôi mắt chúng ta được bảo vệ tốt hơn tránh khỏi các xâm hại từ bên ngoài.

 

Chỉ ra 4 trường từ vựng truyện ngắn trong đoạn trích sau TRUYỆN NGẮN Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó, truyện ngắn...
Đọc tiếp

Chỉ ra 4 trường từ vựng truyện ngắn trong đoạn trích sau

TRUYỆN NGẮN

Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó, truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.

Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kêt cấu của truyện ngán thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó mà tuyện ngắn thường là ngắn.

Truyện ngắn tuy ngắn nhưng cũng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của nhiều bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó.

0
4 tháng 4 2017

Chọn đáp án: C

26 tháng 7 2018

Đáp án: A

Truyện ngắn Số phận con người của Sô-cô-lốp là một cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng tư tưởng của truyện khiến có người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tích cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.

23 tháng 6 2019
Dàn ý A. Mở bài: - Giới thiệu Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết truyện ngắn - Giới thiệu nhận xét của Tô Hoài... - Nhận xét ấy đúng với Lặng lẽ Sa Pa một truyện ngắn hay được nhà văn viết 1970 trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ trên miền Bắc. B. Thân bài: 1. Giá trị hiện thực: Lặng lẽ Sa Pa như một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt lọc ra. a. Trong truyện ta bắt gặp một trang đời, một mảng hoặc một nét của cuộc sống của miền Bắc trong gd xdcnxh và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ. - Anh thanh niên, cô kĩ sư trẻ, ông hoạ sĩ già, người lái xe hiếu khách, ông kĩ sư vườn rau, một đ/c nghiên cứu khoa học ( tuy không phản ánh hết nhưng đã vẽ lên một bức tranh về hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ................) - Đây chính là một trong biết bao con người của miền Bắc mỗi người một công việc riêng nhưng họ đều bằng những tình yêu công việc hay tình yêu đất nước, con người để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ chính là hình ảnh của người dân miền Bắc đang hăng say lao động để chủ nghĩa xã hội để chống lại kẻ thù. - Qua nhũng nhân vật ấy Nguyễn Thành Long đã đưa vào Lặng lẽ Sa Pa những trong đời khác nhau hay đó chính là một mảng một nét của cuộc sống. b. Tất cả đều được chắt lọc từ cuộc sống, vừa tinh tế vừa đẹp - Những nhân vật trên có tâm hồn của những con người thật đáng trân trọng ( anh thanh niên, kĩ sư trồng rau, kĩ sư sét, ông hoạ sĩ già) Vd: “ Hình ảnh người con gái nhỏ nhẹ e lệ đứng trước các luống rơn không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe. Vị hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông đã ao ước được biết, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị của một chuyến đi dài. Hoặc “trao một cái bắt tay như trao một cái gì...” - Đó là một vài nét chấm phá của cảnh sắc thiên nhiên: “ Lúc bấy giờ nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái càng thêm rực rỡ theo”. 2. Tác dụng giáo dục: Lặng lẽ Sa Pa có những nhận xét nho nhỏ, như nhắc khẽ người đọc. a. Đó là những nhận xét nho nhỏ rút ra từ những sự việc, những cảnh đời đã trải qua. - Lời hoạ sĩ nói với cô kĩ sư: 1. “ Đối với người nghệ sĩ trong cuộc đời, có hai hồi thích nhất: đó là hồi mình còn trẻ và hồi này của tôi. Mình có thể năng nổ đi vẽ như thời thanh niên. Mình có thêm sự chính chắn hồi ấy mình chưa có” 2. “ Đối với một người khao khát trời rộng, sự dứt bỏ tình yêu nhiều khi lại nhẹ nhàng” 3. Hoạ sĩ già còn tự nhủ: “ Thanh niên bây giờ lạ thật, các anh chị cứ như con bướm...” - Lời của anh thanh niên: 1. “ ... Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cứng mà hừng hực cháy”. 2. “ Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ vứt nó đi cháu buồn chết mất con người thì ai mà chả thèm hở bác? Cháu bỗng dưng tự hỏi: cái nhớ xe nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng”. 3. “ Khi ta làm việc ta với công việc là đôi...” 4. “ Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá” - Lời của cô gái: “ Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa khác nữa, bó hoa của những háo hức mơ màng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”. b. Những nhận xét đó nhắc nhở người đọc - Hãy tự nhìn lại mình để sống tốt đẹp hơn. - Hãy nhìn vào mọi người để thấy hết những cái đẹp mà mình vô tình bỏ qua. - Mình sẽ làm gì có ích hơn để người khác được vui hơn, hạnh phúc hơn => cuộc sống này thật nhiều điều tốt đẹp... C. Kết bài Khẳng định lại vấn đề.

24 tháng 6 2019

A – Mở bài

  • Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết truyện ngắn.
  • Nhận xét về truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Tô Hoài có ý kiến như sau “Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Long tương tự một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Nguyễn Thành Long những nhận xét nho nhỏ, như nhắc khẽ người đọc”.

Ý kiến nhận xét trên cũng rất đúng với truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, một truyện ngán hay, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long, được viết năm 1970, trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ trên miền Bắc.

B – Thân bài

  1. Giá trị hiện thực : Lặng lẽ Sa Pa tương tự một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt lọc ra.
  2. a) Trong truyện, ta bắt gặp một trang đời, một mảng hoặc một nét của cuộc sống của miền Bắc trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ.
  • Đó là một họa sĩ già xin anh em ở cơ quan hoãn bữa tiệc tiễn ông vé hưu để đi “thực tế” một lần cuối ở Tây Bắc trước khi nghỉ công tác.
  • Đó là một cô kĩ sư trẻ, lẩn đầu rời Hà Nội đi nhận công tác ở Lai Châu.
  • Đó là một anh cán bộ trẻ làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, đã mấy năm sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét.
  • Đó là người lái xe già hiếu khách, ân cần niềm nở.
  • Đó là mối thân tình giữa các con người đáng yêu, đáng mến ấy trong một lần gặp gỡ tình cờ trên một chuyến ô tô đi Tây Bắc.
  • Đó là mẩu chuyện lập chiến công của hai cha con anh thanh niên làm khí tượng : “Thế là một – hòa nhé !”.
  • Đó là việc làm thầm lặng kiên nhẫn của một ông kỉ sư ở vườn rau dưới Sa Pa, của một đồng chí nghiên cứu khoa học : “Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế suốt ngày chờ sét”.
  • Đó là việc người họa sĩ già vẽ anh thanh niên làm khí tượng nhưng anh xin ông đừng vẽ vì còn những người khác xứng đáng được vẽ hơn.
  • Đó là việc cô kĩ sư lén gửi làm kỉ niệm chiếc khăn mùi xoa nhưng anh thanh niên làm khí tượng lại vô tình đưa trả lại.
  • Đó là những món quà của anh thanh niên làm khí tượng (củ tam thất cho vợ bác lái xe vừa ốm dậy, làn trứng, bó hoa tiễn người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ tiếp tục cuộc hành trình…).
  1. b) Tất cả đều được chát lọc từ cuộc sống, vừa tinh tế, vừa đẹp.
  • Đó là vẻ đẹp tâm hổn của những con người đáng yêu, đáng mến, làm việc hết mình và sống đầy tình nghĩa, không ồn ào mà thầm lặng.

+ Những con người và việc làm đã kể ra ở trên cho ta thấy rõ điều đó.

Có một vài chi tiết nếu không tinh thì dễ bỏ qua :

“Anh thanh niên đang nói dừng lại. Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối ? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe ? Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hổn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài”.

“Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt. lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói :

  • – Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng co’ người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”.

“Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nám, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho nhau cái gì, chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thảng vào mát anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”.

Đó là một vài nét chấm phá của cảnh sắc thiên nhiên :

+ “Nắng bây giờ bắt đầu lan tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chi cao quá đầu. rung tít trong nắng những ngón tay bàng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đấu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”.

+ “Lúc bấy giờ nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bo’ đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bo’ hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”.

  • Những vẻ đẹp của tâm hổn con người và cảnh sắc thiên nhiên được tái hiện trong tác phẩm bằng một ngôn ngữ hàm súc, trong sáng, thơ mộng :

+ “Sau hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên gặp lại hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hổng, phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân : trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”.

+ “Những cây thông… rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc…”. “Lúc bấy giờ nấng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn”.

  1. Tác dụng giảo dục : Lặng lẽ Sa Pa có những nhận xét nho nhỏ, như nhác khẽ người đọc.
  2. a) Đó là những nhận xét nhỏ rút ra từ những sự việc, cảnh đời đã trải qua :
  • “Đối với một nghệ sỉ, trong cuộc đời, có hai hôi thích nhất : đó là hồi mình còn trẻ, và hồi này của tôi. Mình có thể năng nổ đi vẽ như thời thanh niên. Mình có thêm sự chín chắn hồi ấy mình chưa có”. (Lời người họa sĩ già nói với cô kĩ sư)

+ “Đối với một người khao khát trời rộng, sự dứt bỏ một tình yêu nhiều khi lại nhẹ nhàng”. (Lời người họa sĩ già nói với cô kĩ sư trẻ)

– “Xách đèn ra vườn (để làm nhiệm vụ trong đêm), gio’ tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cứng mà lại hừng hực như cháy”. (Lời anh thanh niên làm khí tượng nói với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ)

  • “Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Con người thì ai mà chả “thèm” hở bác ? … Cháu bỗng dưng tự hỏi : cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy ? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng…”. (Lời anh thanh niên làm khí tượng nói với người họa sĩ già)
  • Ông kĩ sư (ở vườn rau dưới Sa Pa) làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá”. (Lời anh thanh niên làm khí tượng nói với người họa sĩ già)
  • “Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng”. (Ý nghĩ của người họa sĩ già)
  • “Những điều cô cùng nghe, cộng với những điều cô khám phá lấy trên hai trang sách hay đang đọc giở của người con trai (người thanh niên làm khí tượng) làm cô bàng hoàng… Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ màng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”. (Ý nghĩ của cô kĩ sư trẻ)
  • “Thanh niên bây giờ lạ thật ? Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu ? Tại sao anh ta (anh thanh niên làm khí tượng) không tiễn mình đến tận xe nhỉ ?”. (Lời tự nhủ của người họa sĩ già)
  1. b) Những lời nhận xét nhỏ đó như nhắc nhở người đọc : Tự nhìn vào mình để sống tốt và sống đẹp hơn. (Những con người trong truyện tình cờ gặp nhau rồi lại chia tay nhau, ấy thế mà họ lại thân tình với nhau đến thế.)
  • Và nhìn vào mọi người để thấy hết vẻ đẹp trong những điều tưởng là nhỏ nhặt, dễ bỏ qua.
  • Rồi sẽ làm gì, dù là một ý nghĩ tốt lành, một việc nhỏ, cho những người khác được vui hơn, hạnh phúc hơn.

c – Kết bài

  • Nguyễn Thành Long đã chắt lọc từ cuộc sống tạo nên những trang viết với một vài trang đời, mảng, nét của cuộc sống đẹp một cách tinh tế và thơ mộng.
  • Qua những trang truyện Lặng lẽ Sa Pa, người đọc thú vị và thấm thìa trước “những nhận xét nho nhỏ” của nhà văn. Mỗi người đọc tự rút ra cho mình một vài lời khuyên (lời “nhắc khẽ”) lí thú và bổ ích.
  • Thực ra, một vài trang đời, mảng, nét của cuộc sống cùng với “những nhận xét nho nhỏ, như nhắc khẽ người đọc” ấy, tuy nhẹ nhàng mà sâu sắc, tuy nhỏ mà không nhỏ một chút nào cả.
  • Từ những “trang đời” đẹp và thơ mộng, Lặng lẽ Sa Pa nâng cao và mở rộng tâm hổn người đọc, hãy yêu thương và sống đẹp hơn.