K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2017

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn bảo lưu một số truyền thuyết về hát Xoan:
Ở làng Phù Đức xã Kim Đức thành phố Việt Trì còn kể lại rằng: " Từ thuở Vua Hùng dựng nước, một hôm vào buổi trưa ngày 13 tháng chạp, ba anh em vua Hùng đi tìm đất mở mang kinh đô có đi qua thôn Phù Đức và An Thái dừng chân nghỉ trưa tại một khu rừng gần thôn. Trong khi ngồi nghỉ, ba anh em Vua Hùng nhìn ra bãi cỏ trước mặt, thấy có một đám trẻ chăn trâu vừa chơi các trò chơi như đánh vật, kéo co lại vừa hát những khúc ca nghe rất hay. Thấy vậy, người anh cả nhà họ Hùng liền bảo hai em dạy các trẻ mục đồng hát một số điệu mà họ mang theo. Về sau, để tưởng nhớ công lao của ba anh em vua Hùng, hàng năm cứ đến ngày 13 tháng chạp âm lịch, dân làng lại làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa và cúng thịt bò vào buổi chiều để thờ anh Cả vua Hùng được nhân dân suy tôn là đức Thánh Cả. Đến ngày mùng 2 và mùng 3 tháng giêng âm lịch, dân làng Phù Đức mở hội cầu dể ccầu Đức Thánh Cả phù hộ cho "Dân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt". Trong hội cầu, họ diễn lại cảnh hát xướng để nhớ lại sự tích các vua Hùng dạy dân múa hát và chơi các trò chơi dân gian. Do vậy, hội cầu đã trở thành lệ làng hàng năm và bao giờ cũng có trò hát xướng mở đầu...".

Ở làng Cao Mại thị trấn Lâm Thao huyện Lâm Thao còn lưu truyền một truyền thuyết như sau: " Vợ vua Hùng mang thai đã lâu tới ngày sinh nở, cứ đau bụng mãi mà không đẻ được. Người hầu nữ thấy vậy tâu rằng: Có nàng Quế Hoa xinh đẹp, hát hay, múa giỏi. Nên đón về múa hát để có thể làm đỡ đau và có thể sinh đẻ được. Vợ Vua Hùng nghe lời và cho mời nàng Quế Hoa đến để hát múa chầu trực bên cạnh vợ Vua Hùng. Nàng Quế Hoa vâng lời và vào chầu. Khi ấy, vợ Vua Hùng đang lên cơn đau đẻ dữ dội, bà gọi Quế Hoa vào cạnh giường và múa hát. Quế Hoa trổ tài hát hay, múa dẻo, tay uốn, chân đưa, người mềm như tơ , tay dẻo như bún, vợ Vua Hùng và mọi người hầu cận đều rất say mê. Vợ vua Hùng trong khi mải xem nàng Quế Hoa múa hát nên quên cả đau đẻ và đã sinh hạ được ba người con trai khôi ngô tuấn tú. Khi ấy đang là mùa Xuân. Vua Hùng thấy thế hết lời khen ngợi Quế Hoa và truyền cho các mỵ nương học lấy các điệu múa hát ấy để hát mừng trong dịp lễ hội mùa xuân vì thế được gọi là Hát Xuân, sau này vì kiêng tên huý của mỵ nương con gái vua Hùng có tên là Xuân Nương ( có thể là tên một nữ tướng của Hai Bà Trưng trong khởi nghĩa năm 40-43) nên phải gọi chệch là Hát Xoan ".
Lại một chuyện khác cũng ở làng Cao Mại kể rằng: “ Nguyệt Cư công chúa và Vua bà ở xã Cao Mại là con vua Hùng, lúc lọt lòng mẹ cứ khóc hoài không ai dỗ được. Chỉ đến khi nghe người dân làng An Thái hát thì công chúa mới chịu nín. Cứ như thế cho đến khi công chúa lên ba tuổi. Cho đến khi công chúa Nguyệt Cư lấy chồng có thai khi đi qua làng An Thái nghe Hát Xoan thì chuyển dạ đẻ, những người hầu phải chạy thật nhanh về cung để kịp sinh nở. Cũng chính vì sự việc trên mà hiện nay ở Cao Mại còn bảo lưu lệ chạy kiệu Vua Bà và có tổ chức Hát Xoan trong những ngày lễ hội, đình đám để ghi dấu sự kiện…”.
 
Ở làng Hương Nộn xã Hương Nộn huyện Tam Nông, nơi có hát Xoan thờ bà Xuân Nương công chúa, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Khi bà Xuân Nương cùng Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh quân nhà Hán tàn bạo. Có lần, hành quân qua làng Xoan Hương Nộn được nghe hát Xoan, hai bà bèn cho quân học hát. Cũng vì sự tích trên mà ngày tế Xuân Nương, dân làng Hương Nộn tổ chức hát Xoan...
 
Các câu chuyện truyền thuyết về hát Xoan mang đầy tính chất huyền thoại và hư cấu nhuốm màu dân gian. Mặc dù vậy, bóc tách những yếu tố huyền thoại hoang đường và hư cấu. Chúng ta có thể thấy được một số thông tin mang tính khoa học có thể xác định được nguồn gốc về sự hình thành và quá trình tồn tại của hát Xoan trong suốt thời gian mấy nghìn năm của lịch sử dựng nước và giữ nước của các thế hệ cư dân Đất Tổ thông qua lối hát còn được bảo tồn đến ngày nay:
 
1- Qua truyền thuyết, chúng ta thấy rằng, hát Xoan có thể được ra đời từ rất sớm, có thể từ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, hoặc ít ra cũng cho ta một nhận định: Hát Xoan đã có từ rất lâu đời với hình thức ban đầu còn rất sơ khai và nó được dùng làm nghi thức tín ngưỡng trong lễ hội của làng để cầu đảo Trời đất ban cho mưa thuận gió hoà để mùa màng được tươi tốt, đem lại cuộc sống ấm no cho muôn dân trăm họ và được tồn tại đến khởi nghĩa Hai bà Trưng năm 40 đến 43 sau công nguyên. Bằng chứng là tại các địa điểm có hát Xoan hoặc có liên quan đến Hát Xoan đều có tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng và các con gái Vua Hùng như Tiên Dung, Ngọc Hoa, Nguyệt Cư và các con rể, các tướng lĩnh của thời Vua Hùng.
 
2- Các làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa bàn bán sơn địa thuộc trung tâm bộ Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước. Nó được ra đời cùng với tín ngưỡng mang tính nguyên thuỷ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, đó là tín ngưỡng thờ Trời, thờ Thần, thờ Thánh để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, bội thu. Các làng Xoan đều là những ngôi làng cổ nằm ở vị trí có địa hình bán sơn địa với địa hình đồi, gò trung du xen kẽ với các tràn ruộng trồng lúa nước rất điển hình thuộc địa bàn trung tâm của bộ Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước. Đây là một trong những yếu tố Vị- Thế - Địa rất quan trọng ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự ra đời và tồn tại của các làn điệu và cách thể hiện của hát Xoan. Chính vì vậy, yếu tố tâm linh là yếu tố quan trọng chi phối đến tính chất của hát Xoan mang tính nghi lễ phồn thực của cư dân nông nghiệp. Vì vậy, Hát Xoan được hát ở cửa đình thể hiện những lễ tục diễn xướng tế thần linh tại các cửa đình và được tổ chức hát vào muà Xuân- Mùa nghỉ ngơi của một chu trình canh tác nông nghiệp trồng lúa nước hai vụ Chiêm- Xuân qua 12 tháng và 4 mùa Xuân- Hạ- Thu- Đông, đó chính là nguyên nhân để hình thành các quả cách liên quan đến bốn mùa Xuân- Hạ- Thu- Đông.
 
3- Hát Xoan là tài sản tinh thần của quần chúng nhân dân lao động, nó được bắt nguồn từ cuộc sống lao động của người nông dân và gắn liền với phong tục, tập quán của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đây là yếu tố để hình thành các quả cách trong lối hát để nói về các nghề trong công nghiệp: Ngư- Tiều- Canh- Mục. Hát Xoan thể hiện ước nguyện thỉnh cầu của người nông dân đối với các bậc Thánh, Thần cao siêu mà họ quan niệm rằng đó chính là các bậc cai quản, ban phát sự may mắn, phong lưu cho bàn dân thiên hạ và gắn liền với vận mệnh sống còn của họ. Hát Xoan thể hiện đạo lý Vua- Tôi, nghĩa vợ chồng, đạo làm cha, đạo làm con. Hát Xoan còn là tiếng nói tình cảm thể hiện tâm tư tình cảm, nguyện vọng và ước vọng, là cầu nối cho sự đoàn kết trong cộng đồng và quan hệ trên- dưới là mối quan hệ bình đẳng, dân chủ, không phân biệt địa vị sang- hèn và giàu- nghèo.
 
4- Hát Xoan là một nghệ thuật được sinh ra từ tín ngưỡng nông nghiệp trồng lúa nước nó được ra đời trên miền đất cội nguồn của dân tộc nơi có nhiều lễ hội dân gian được tổ chức hàng năm vào dịp mùa xuân, do đó nó mang đầy đủ tính chất của nền văn hoá cội nguồn và cổ xưa nhất. Mặt khác, Hát Xoan mang đậm yếu tố tín ngưỡng, tâm linh được hát tại đình làng là nơi thờ Thành Hoàng để thể hiện ước nguyện cầu đảo linh thiêng. Chính vì vậy, Hát Xoan mang đậm tính chất phồn thực thể hiện qua hình thức trình diễn, lời ca và điệu múa thể hiện như trong thể hát Cài Huê và Mó Cá là diễn xướng thiêng liêng được hát để kết thúc một cuộc trình diễn Hát Xoan. Họ quan niệm hát Cài Huê, Mó Cá có ảnh hưởng sâu sắc đến mùa màng, đến sự sinh sôi phát triển giống nòi. Do vậy, không bao giờ họ bỏ qua hai lối hát đó, vì họ sợ rằng nếu bỏ qua hai lối hát đó thì dân làng sẽ chịu cảnh mất mùa, đói kém và gặp thiên tai hạn hán hoặc lũ lụt.v...v. Vì trong cả hai lối hát này đều có các Đào Xoan và các trai làng cùng trình diễn để các trai làng bắt lấy đào hoặc các đào bắt lấy trai làng để tượng trưng cho âm- dương; Nam- Nữ giao phối để sinh sôi nảy nở, vì vậy các cụ gọi đây là “ Âm dương hợp đức” để sinh thành. Trong lối hát Xoan cổ, Cài Huê, Mó Cá được trình diễn vào thời điểm linh thiêng nhất. Đó là vào lúc trời gần sáng. Khi mà khí âm còn nặng nề, khí dương mới bắt đầu xuất hiện. Trời đất bảng lảng giao hoà thì các Đào cùng các Kép bắt đầu trình diễn Mó cá và vào lúc các Kép bắt các Đào Xoan thì các loại đèn nến trong đình đều phải tắt hết, chỉ có hương thắp trên Thượng cung.
 
Có thể nói, một số truyền thuyết về Hát Xoan hiện còn được bảo lưu ở Phú Thọ là ánh sáng phản xạ về sự hình thành và tồn tại của Hát Xoan trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của các thế hệ cư dân Đất Tổ Vua Hùng. Mặc dù là truyền thuyết dân gian, nhưng vén đi bức màn huyền thoại, các truyền thuyết ấy cũng đã ít nhiều cung cấp tư liệu mang tính khoa học để chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu về Hát Xoan Phú Thọ làm căn cứ cho tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, thiết thực góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan ở Phú Thọ thể hiện truyền thống và đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn; ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta.
 
Hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại đã nâng tầm giá trị và vị thế văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam trên trường văn hóa quốc tế. Đây là niềm vinh dự tự hào và trách nhiệm lớn lao của tỉnh Phú Thọ nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của Hát Xoan Phú Thọ, phấn đấu đưa di sản VHPVT Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi danh sách cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2016 để Hát Xoan Phú Thọ mãi mãi là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

26 tháng 12 2017

https://goo.gl/BjYiDy

4 tháng 3 2022

tham khảo

1 - Giới thiệu về vị trí địa lí.

Bãi Dài là viên ngọc quý của Phú Quốc, dài 15km chạy dọc bờ biển Tây Bắc của đảo từ Gành Dầu đến Cửa Cạn. Từ Bãi Dài có thể nhìn ra 2 hòn đảo nhỏ xinh đẹp là Hòn Dăm và Đồi Mồi. Nhờ được vịnh bao bọc, Bãi Dài được hưởng những con sóng dịu êm, nhẹ nhàng. Bãi đón gió Tây Nam, có nhiều sóng gió vào mùa hè từ tháng 5-10.

      VDO.AI

2 - Thuyết minh về từng bộ phận của thắng cảnh

Hiện nay chưa có công trình phục vụ khách du lịch nào đáng kể ở Bãi Dài. Nhờ đó, du khách được tận hưởng những cảnh đẹp nguyên sơ, tươi mát đầy cuốn hút.

- Bãi biển: Bãi Dài Phú Quốc có bờ biển dài 1500m, so với Bãi Khem cong cong cánh cung thì Bãi Dài có phần thẳng hơn một chút. Dọc theo bãi biển dài với cát biển cát trắng là hàng dương xanh cao to, mọc theo hàng thẳng tắp. Bên cạnh đó, bãi biển còn đậm chất hoang sơ này có cả rừng già đại thụ lan tận sát biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tuyệt đẹp tại các cửa sông nhỏ.

- Biển: Biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, lại có sóng biển nhẹ nhàng. Nước biển trong xanh như ngọc bích ở Bãi Dài như thuộc về một nơi khác, tách biệt bởi vẻ thanh thoát trinh nguyên.

- Các đảo nhỏ xung quanh: Cách bờ khoảng 800m có một đảo nhỏ, hòn Đổi Mồi với bãi cát dài trinh nguyên 50m, rất lý tưởng cho khách lặn xem san hô, câu cá.

 

3. Vị trí của thắng cảnh đối với Việt Nam và trên thế giới:

- Được bầu chọn là đứng đầu trong 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới.So với những bãi biển nổi tiếng khác của Việt Nam như Bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng hay Bãi biển An Bàng – Hội An, Bãi Dài của Phú Quốc có được lợi thế hoang sơ của thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều của ngành công nghiệp không khói.

- Bãi Dài được coi là hòn ngọc quý góp phần làm nên danh tiếng của Phú Quốc, là thiên đường bình yên của nắng vàng cát trắng trong lòng du khách.

C - Kết bài: Khái quát tầm quan trọng của danh lam, đưa ra dự đoán hướng phát triển trong tương lai.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Dàn ý chi tiết giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Kiên Giang. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.

4 tháng 3 2022

mình lỡ cài ảnh vào rồi

31 tháng 10 2019

dàn ý thuyết minh về cây Dừa số 1

Mở bài

Giới thiệu cây dừa

Thân bài

– Tả và biểu cảm cây dừa

  •  Lựa chọn: Tả thân, lá, hoa, quả

– Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

  • Đua xe bằng tàu dừa.
  • Làm cào cào bằng lá dừa.
  • Trèo dừa bắt tổ chim.
  • Mỗi buổi chiều học bài dưới gốc dừa
  • Có những niềm vui, nỗi buồn gì cũng tâm sự với cây dừa.

– Lợi ích kinh tế

  •  Nước dừa tươi
  • Mứt dừa.
  • Các bà, các mẹ, các chị khi nấu chè hay xôi không thể thiếu nước cốt dừa.
  • Trong các món ăn làm từ dừa, tôi thích nhất là món thịt kho dừa.
  • Kẹo dừa là đặc sản Bến Tre.
  • Dừa làm đũa, muỗng, dép trong nhà.

Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

31 tháng 10 2019

dàn ý thuyết minh về cây dừa sô 1

Mở bài 

Giới thiệu cậy dừa

Thân bài

-Tả và biểu cảm cây dừa 

.Lựa chọn: Tả thân ,lá,hoa,quả

-Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

. Đua xe bằng tàu dừa

. tự làm nha

Kết bài 

nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

5 tháng 4 2023

Tập thơ nào vậy em?

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
14 tháng 12 2022
1. Mở bài 

- Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích (là những loài cây thân thuộc ở làng quê Việt Nam như: tre, dừa, chuối, gạo, đa,...) hay cây chỉ có ở nước khác em đã có dịp nhìn thấy.
 

2. Thân bài

- Đặc điểm của cây
+ Đặc điểm hình dáng, kích thước của cây (ví dụ: em thích những cây tre cao vút thẳng tắp)
+ Đặc điểm cành, lá, hoa, quả (ví dụ: nhìn chiếc lá đa to như những chiếc quạt nan)
- Những giá trị của cây
+ Cây cho hoa, quả, gỗ, củi (ví dụ: quả chuối vừa ăn ngon lại rất bổ dưỡng)
+ Cây cho bóng mát (ví dụ: em yêu những rặng tre xanh rì che nắng những trưa hè)
- Tình cảm của em với loài cây mà em yêu thích
+ Kể một kỉ niệm của em với loài cây đó (ví dụ: đã có lần em trèo lên cây dừa hái quả)
+ Em luôn chăm sóc và bảo vệ cây
 

3. Kết bài

- Khẳng định tình cảm của em với loài cây mà em yêu thích.

5 tháng 12 2021

Mình tham khảo nha! vui

I. Mở bài

    – Giới thiệu chung về cái bút bi, tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc.

Ví dụ:

    Đối với tất cả chúng ta thì một đồ dùng không thể thiếu mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bút bi. Chiếc bút từ lâu đã trở thành một đồ dùng rất hữu ích đối với chúng ta trong tất cả các công việc để chúng ta có thể ghi chép lại tất cả mọi thứ.

II. Thân bài

1. Lịch sử ra đời, nguồn gốc, xuất xứ của bút bi (ai phát minh ra? năm bao nhiêu? …)

– Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, ông quyết định nghiên cứu và phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

2. Cấu tạo cây bút bi:

Trong phần nội dung chính thuyết minh về cấu tạo cây bút bi, cần nêu được chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

– Vỏ bút: là một ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

– Ruột bút: nằm bên trong vỏ bút, làm từ nhựa dẻo, là nơi chứa mực (mực đặc hoặc mực nước).

– Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại các loại bút bi

– Bút bi có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng (bút bi bấm, bút bi có nắp, …)

– Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng như: Hồng Hà, Thiên Long, …

4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản

– Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết sẽ lăn ra mực để tạo chữ.

– Bảo quản: giữ gìn cẩn thận, cất giữ trong hộp bút, không vứt bút linh tinh, khi dùng xong phải để vào nơi quy định.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:

– Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

– Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ rây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

6. Ý nghĩa của cây bút bi:

– Bút bi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người: Dùng để viết, để vẽ, ký hợp đồng, ghi chép, …

– Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò, những bản hợp đồng quan trọng, …

III. Kết bài

– Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Bạn có thể tham khảo thêm ở nguồn này nha: https://documen.tv/question/lap-dan-y-cho-de-van-sau-gioi-thieu-ve-chiec-but-bi-van-thuyet-minhid1411628-65/