Trong gđ,có lần mẹ em bị ốm.Em bỗng dưng trở thành cô( cậu chủ nhỏ). Hãy kể lại việc làm của em trong ngày thay vai trò của mẹ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc bài văn:
Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”.
“Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục và ngạc nhiên”, Ralph nói. “Thán phục những nụ cười tươi sáng, hạnh phúc của trẻ em Việt Nam”, John McBratney, một bác sĩ tình nguyện ở Quy Nhơn và Phan Rang chia sẻ. “Những người trẻ tuổi xuất hiện mỗi ngày từ những nơi có thể nói là điều kiện thô sơ nhất nhưng lại với nụ cười rất tươi”.
Bài văn 9 điểm của Đào Hoàng Anh.
Bên cạnh những nhận xét vẻ đẹp người Việt Nam thì có ý kiến cho rằng người Việt Nam có tuổi thơ kéo dài nhất thế giới, đó là một ý kiến gợi bao suy nghĩ, trăn trở trong mỗi chúng ta.
Không ai lớn lên mà không có tuổi thơ, dù là ngọt ngào hay cay đắng. Dù là xuất phát từ nhung lụa vương giả hay từ những thiệt thòi thiếu thốn thì nó vẫn là những kỷ niệm chẳng bao giờ có lại lần thứ hai trong cái vòng quay đầy ngắn ngủi của cuộc đời con người. Nên ta vẫn thường hay thảng thốt khi đã đi qua, khi biết rằng mọi thứ đã là quá khứ.
Vậy thì “tuổi thơ” là gì nhỉ? Phải chăng nó đã quá quen thuộc, quen thuộc đến nỗi khiến ta không thể đưa ra cái khái niệm rõ ràng? Chỉ biết nghĩ tới những kỷ niệm quá đỗi ngọt ngào và thân thương thuộc về khoảng thời gian đó?
Cô giáo Lê Thị Thanh Loan nhận xét: "Cách viết và suy nghĩ tiến bộ rất nhiều. Bài viết đã đúng hướng, đúng vấn đề và khá sắc sảo. Nhưng chú ý lấy ví dụ đặc sắc hơn"
Tuổi thơ là một khoảng thời gian khi ta còn nhỏ, còn non dại, chưa trưởng thành. Như vậy, nhận xét “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" là cách nói chỉ ra hạn chế của người Việt Nam sống vẫn còn quá hồn nhiên, vô tư, hay thích lệ thuộc quá nhiều vào gia đình và xã hội, cộng đồng. Họ không tự chủ trong việc trưởng thành và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình.
Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn thấy người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới. Họ không chịu trưởng thành, non nớt và lệ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng. Họ luôn cho mình cái quyền được hưởng thụ, được sống một cuộc sống “trải đầy hoa hồng”. Họ luôn muốn người khác làm theo ý mình, ích kỷ, lười biếng, không phấn đấu nỗ lực hết mình.
Tuổi thơ có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của con người, ta sẽ chẳng phải suy nghĩ về những lo âu, phiền muộn về cuộc đời, ta sẽ luôn được nhận những phần việc “nhẹ nhàng”, được ưu tiên, được nhường nhịn.
Nhưng câu hỏi khiến ta băn khoăn ở đây là: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Người Việt mình vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng và thực tế đã cho ta thấy rõ điều đó.
Trong kỳ thi trung học quốc gia vừa qua, có quá nhiều phụ huynh đã lo hộ con mình việc xét tuyển, trong khi việc đó đáng lẽ các thí sinh cũng có thể tự làm được.
Có những người con ở nhà phó mặc mọi việc cho ông bà, bố mẹ. Họ hồn nhiên hưởng thụ và không chịu tự lập, trưởng thành. Quần áo, cơm nước đều có bố mẹ lo toan. Khi ra ngoài xã hội, họ thụ động trước những công việc được giao phó. Họ không năng động và phát huy tính tự chủ của bản thân.
Vậy nguyên nhân nào khiến “tuổi thơ người Việt kéo dài nhất thế giới?”. Sự bao bọc quá mức của gia đình, xã hội và cộng đồng khiến những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”. Họ vẫn muốn được che chở hoàn toàn, họ ngại phải va chạm với cuộc sống khó khăn ngoài kia. Có những bậc cha mẹ bao bọc con “quá đà”, không để con tự lập, không có những phương pháp dạy dỗ đúng đắn khiến suy nghĩ của con trẻ mãi mãi trở nên thụ động và bị lệ thuộc vào bố mẹ.
Các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn giữ suy nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Những đứa con ngay từ khi sinh ra cứ thế mà nghe theo lời của bố mẹ. Bố mẹ bảo gì cũng nghe, cũng đồng ý, không một chút mảy may suy nghĩ, không có chí tiến thủ, cha mẹ bảo gì mình làm nấy, không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay ý kiến của mình vì sợ cha mẹ “mắng”, không có đến nổi một hoài bão, một ước mơ cho riêng mình.
Nhưng không phải người Việt Nam nào cũng “có tuổi thơ dài nhất thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh khi mới hai mươi tám tuổi trên chiến trường. Chị Võ Thị Sáu dù còn rất trẻ tuổi nhưng đã vô cùng dũng cảm, quyết hy sinh thân mình để thể hiện tình yêu với Tổ quốc, không hề sợ hãi hay nao núng trước mũi súng của quân thù: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười” (Võ Thị Sáu – Phan Thị Thanh Nhàn).
Bên cạnh những người Việt mãi không chịu lớn, vẫn còn những con người thậm chí đã “lớn trước tuổi”. Họ dũng cảm và gan dạ, có những hoài bão và ước mơ vô cùng khát khao và cháy bỏng, dám nghĩ dám làm, không hề nhụt chí trước gian khổ của cuộc đời. Và chính vì vậy, câu nói “người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là lời nhận xét đúng hoàn toàn. Là một học sinh, tôi cảm thấy mình phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trau dồi kiến thức và sống đúng với lứa tuổi của mình.
“Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là câu nói toàn diện nhưng đã nói lên được một phần xã hội có những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”, sống thụ động, lười nhác và chỉ biết lệ thuộc vào người khác.
~=~HỌC TỐT ~=~
Chiều hôm qua, đi học về trời đổ cơn mưa, mẹ em không chú kịp nên ướt cả người. Tối mẹ lên cơn sốt cao, bố mời bác sĩ đến khám cho mẹ. Bác sĩ kê đơn, bố liền đi mua thuốc. Trên giường nhìn mẹ mệt, em rất thương. Em lấy nước ấm rồi vò khăn đắp lên trán mẹ. Một lú, thấy mẹ đỡ sốt hơn, em đi pha cho mẹ một cốc nước cam, cầm vào cho mẹ uống. Mẹ nhìn em âu yếm và nói :" Con gái mẹ ngoan quá ". Tuy công việc đơn giản nhưng cũng giúp mẹ bớt mệt, nên em cảm thấy rất vui. Em mong cho mẹ sẽ mau khỏi bệnh.
Em được sống trong vòng tay âu yếm của gia đình. Nhưng đối với em , mẹ vẫn là người em yêu quý nhất.Mẹ thương em lắm, khi em bị ốm mẹ luôn ở bên em động viên, chăm sóc và lo cho em từng viên thuốc , ăn từng thìa cháo , mất ăn , mất ngủ từng ngày vì phải chăm sóc cho em .
Năm nay mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi . Khi em bị ốm , đôi mắt mẹ đen láy , thâm quầng, ánh lên sự âu yếm. Mọi khi mái tóc mẹ mượt mà nhưng hôm nay tóc mẹ lại rối lên buộc gọn sau gáy. Mẹ lo cho em mà mẹ quên mất mình.Mẹ không cao lắm , dáng mẹ mảnh mai nhỏ nhăn. Mẹ hay lấy khăn ướm nướclau toàn thân cho em để em hạ nhiệt. Nhiều lúc , em đi bệnh viện , mẹ đã khóc, những giọt nước mắt của mẹ nghẹn nghào vì sợ em sẽ không khỏi. Sau đó mẹ hát cho em nghe, giọng hát của mẹ ngân nga như tiếng chuông đổ chùa giúp em có thể ổn định lại tinh thần.Em được mẹ đút cháo cho em ăn, em ăn từng muỗng như hồi còn bé . Khi em ăn gần hết chén cháo emvui lắm. Rồi mẹ cho em uống thuốc. Da mẹ sạm lại , khuôn mặt mẹ xanh xao , mẹ luôn đọng viên em để em hết bệnh rồi còn đi học với các bạn nữa chứ. Mẹ lo cho em đến nỗi mồ hôi của mẹ làm ướt đẫm chiếc áo ngủ.
Sáng hôm sau, bạn bè đến nhà thăm em , hỏi thăm sức khỏe của em nhưng lúc đó em rất vui vì em đã khỏi. Nhưng mẹ thì lại rất mệt vì đêm qua phải tần tảo chăm sóc cho em. Hôm đó em có một điểm mười để tặng mẹ . Mẹ rất vui sướng.
Tình cảm của mẹ như biển cả bao la .Mẹ là người giúp em vươn lên trong cuộc sống.Em sẽ không bao giờ bị bệnh nữa và cố gắng ăn thật nhiều vào để mẹ không phải khổ như ngày hôm đó.Em sẽ học thật giỏi để sau này kiếm thật nhiều tiền để giúp mẹ không phải làm việc vất vả nữa đâu. Yêu mẹ biết bao nhiêu , mẹ ơi!
Em vừa đi học tiếng Anh về thì nghe ba nói là mẹ ốm, ba không chăm mẹ được vì ba phải đi làm. Em bước vào phòng mà mặt buồn rười rượi. Gương mặt xanh xao của mẹ mỉm một nụ cười mệt nhọc khi thấy em bước vào phòng : "Con về rồi à?" em không chờ mẹ nói hết câu mà đã tắp qua nhà bếp để nấu cháo và lấy khăn ướt. Trở về phòng, em lấy khăn chườm lên trán mẹ và đỡ mẹ ngồi dậy và mời mẹ ăn. Mẹ em thều thào: "Con ngoan lắm!" thế rồi mẹ ăn rồi nằm lại giường và ngủ. Em thương lắm. Thế mà, chẳng lâu sau mẹ em khỏe lại và cùng em chơi đùa, chăm sóc cho chúng em. Có người hỏi sao mẹ khỏi bệnh nhanh thế, mẹ em mỉm cười bảo: "Đều là nhờ công chăm sóc của con gái mình đấy!"
Bài 1:
Em vừa đi học tiếng Anh về thì nghe ba nói là mẹ ốm, ba không chăm mẹ được vì ba phải đi làm. Em bước vào phòng mà mặt buồn rười rượi. Gương mặt xanh xao của mẹ mỉm một nụ cười mệt nhọc khi thấy em bước vào phòng : "Con về rồi à?" em không chờ mẹ nói hết câu mà đã tắp qua nhà bếp để nấu cháo và lấy khăn ướt. Trở về phòng, em lấy khăn chườm lên trán mẹ và đỡ mẹ ngồi dậy và mời mẹ ăn. Mẹ em thều thào: "Con ngoan lắm!" thế rồi mẹ ăn rồi nằm lại giường và ngủ. Em thương lắm. Thế mà, chẳng lâu sau mẹ em khỏe lại và cùng em chơi đùa, chăm sóc cho chúng em. Có người hỏi sao mẹ khỏi bệnh nhanh thế, mẹ em mỉm cười bảo: "Đều là nhờ công chăm sóc của con gái mình đấy!"
Mấy ngày nay mẹ em bị cảm vì thời tiết thay đổi, mẹ nằm thiêm thiếp trên giường. Em rất lo lắng, nhưng mẹ nói không sao, vài hôm mẹ sẽ khỏi. Nhìn mẹ mỗi khi bị sốt thế này, em thấy thương mẹ lắm. Người mẹ xanh xao và đôi mắt mệt mỏi. Đôi môi không còn hồng hào mà thoáng chút tái nhợt. Khuôn mặt mẹ khi đó cứ đỏ bừng lên vì nóng. Em chỉ biết vắt đắp khăn ướt trên trán mẹ và lau người cho mẹ để mẹ đỡ sốt và lấy nước mỗi khi mẹ khát hay mẹ uống thuốc. Khi đi học về, em thường quanh quẩn bên mẹ để nhìn mẹ và chờ mẹ nhờ thì làm giúp mẹ. Nhìn mẹ bị ốm em đau lòng lắm, phải chăng mẹ cũng rất đau lòng mỗi khi thấy em ốm nhứ thế? Em chỉ mong cơn sốt mau qua và để mẹ nhanh khỏi ốm và khỏe mạnh lại ngay vì đối với em mẹ chính là người quan trọng nhất.
Một lần, em thấy mẹ mệt. Em hỏi mẹ : "Mẹ làm sao thế ?". Mẹ nói là mẹ ốm rồi. Khi thế, em phải làm việc nhà tần tật để giúp mẹ. Bố thì đi công tác ở Vũng Tàu. Em bé thì ở nhà trẻ. Em thấy vậy nên lấy nước,lấy khăn chườm trán, lấy thuốc cho mẹ uống. Sau đó em quét nhà, lau nhà, rửa chén,... Em thấy chưa bao giờ làm việc mệt thấy này. Cuối cùng mẹ cũng giảm sốt, em pha nước cam cho mẹ uống. Mẹ dậy thấy nhà sạch sẽ, mẹ nói : " Con hôm nay giỏi lắm". Em nghe mẹ nói thì rất là mừng. Em rút ra một bài học : Em phải giúp mẹ nhiều hơn nữa khi bố vắng nhà.
Mình làm xong rồi, có gì bạn tham khảo nha !!!
Khổ thân em!!! Em yêu mẹ em, em phải Hi sinh, em làm tất tật việc trong nhà. Sau đó cho em uống thuốc rồi em lên facebook.
Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.
Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.
Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Xong rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:
- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.
Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:
- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.
Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:
- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa không trực nhật, nếu không có bạn ấy thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?
Chúng tôi thi nhau: "Có ạ!" Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng no thật ý nghĩa. Qua câu truyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gắp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.
Câu 1 :
Bài làm :
Ai sinh ra và lớn lên cũng cần phải có mẹ . Mẹ đã mang công " chín tháng mười ngày " để sinh ra chúng ta . Đối với người mẹ , đứa con như một thứ quà tặng vô giá mà trời đã ban cho , không thể nào mà so sánh cũng như đo đếm tình cảm của người mẹ dành cho đứa con được . Có thể người con làm nhiều việc sai trái , mọi người xung quanh không thể tha thứ được nhưng người mẹ thì ngược lại , có thể mở lòng vị tha , sẵn sàng chấp nhận và bỏ qua hết những lỗi lầm mà người con đã gây ra . Người mẹ vứt bỏ hết cả thanh xuân và quãng đời còn lại để nuôi dạy và chăm sóc đứa con , đến khi đứa con có thể đứng vững trên con đường đời của mình thì người mẹ mới hết lo lắng cho đứa con . Từ khi đứa con mới chào đời , người mẹ luôn nâng niu , thậm chí là thức khuya cả đêm chỉ để canh giấc ngủ cho đứa con . Đến khi con bước vào cái tuổi đi học , người mẹ lại lo lắng khi con phải thức khuya để học tập . Mỗi khi ở trên lớp có điều gì ấm ức hay vui , người mẹ đều luôn chia sẻ và trò chuyện với đứa con như một người bạn " thân " và làm cho đứa con cảm thấy khá hơn . Để có tiền nuôi con ăn học cũng không phải chuyện dễ , người mẹ phải cạm cụi làm việc vất vả , đổ cả mồ hôi và nước mắt để có được đồng tiền bát gạo nuôi cho con . Qua trên , ta thấy được tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao cả , nó là thứ tình cảm không gì có thể so sánh cũng như đo đếm được . Con cái phải hiểu được sâu sắc , thấm thía điều đó thì mới có thể hoàn thành bổn phận của đạo làm con . Phải có ý chí học tập từ khi ngồi trên ghế nhà trường , cần cù trong học tập thì sau này mới trở thành người có ích ,xứng đáng với kì vọng của người mẹ đã dành vào người con .
Chúc bn học tốt ^_^ !
Mấy ngày nay mẹ em bị cảm vì thời tiết thay đổi, mẹ nằm thiêm thiếp trên giường. Em rất lo lắng, nhưng mẹ nói không sao, vài hôm mẹ sẽ khỏi. Nhìn mẹ mỗi khi bị sốt thế này, em thấy thương mẹ lắm. Người mẹ xanh xao và đôi mắt mệt mỏi. Đôi môi không còn hồng hào mà thoáng chút tái nhợt. Khuôn mặt mẹ khi đó cứ đỏ bừng lên vì nóng. Em chỉ biết vắt đắp khăn ướt trên trán mẹ và lau người cho mẹ để mẹ đỡ sốt và lấy nước mỗi khi mẹ khát hay mẹ uống thuốc. Khi đi học về, em thường quanh quẩn bên mẹ để nhìn mẹ và chờ mẹ nhờ thì làm giúp mẹ. Nhìn mẹ bị ốm em đau lòng lắm, phải chăng mẹ cũng rất đau lòng mỗi khi thấy em ốm nhứ thế? Em chỉ mong cơn sốt mau qua và để mẹ nhanh khỏi ốm và khỏe mạnh lại ngay vì đối với em mẹ chính là người quan trọng nhất.
#Châu's ngốc
Ngay từ khi em cất tiếng khóc chào đời, mẹ là người đầu tiên cho em dòng sữa ngọt ngào. Mẹ nuôi nấng, dạy dỗ em lớn khôn từng ngày. Hình ảnh mẹ luôn gắn chặt với từng bữa ăn, giấc ngủ hay những lần nủng nịu được mẹ âu yếm dỗ dành. Nhưng ấn tượng đậm đà sâu sắc nhất trong tâm trí em, không bao giờ quên được là hình ảnh mẹ chăm sóc em những ngày em đau ốm.
Một hôm em đi học về bị mắc mưa ướt hết. Đến nữa đêm, cơn sốt ập đến. Mọi thành viên trong gia đình đều lo lắng cho em. Nhưng mẹ là người lo cho em nhiều nhất, thức suốt đêm canh chừng em. Mặc dù sáng mai mẹ vẫn phải đi làm… Cơn sốt quái ác, làm trán em nóng bừng bừng mà chân tay thì lạnh run.Mẹ vội vàng kẹp nhiệt kế vào nách em kiểm tra nhiệt độ cơ thể với vẻ đầy lo lắng. Mẹ lấy khăn ướt lau mát cho em, lấy thuốc cho em uống. Viên thuốc hạ sốt sủi bọt tan rất nhanh trong ly nước.
Mẹ nhẹ nhàng nâng đầu em lên, ghé cốc vào miệng em dỗ dành: Nào! Con gái yêu của mẹ, ráng uống một hơi hết cốc nước này, sau đó ngủ một giấc, tỉnh dậy là khỏi ngay! Em vâng lời mẹ, uống thuốc xong cố nhắm mắt ngủ nhưng đầu óc cứ căng lên, khó chịu vô cùng. Mẹ không yên tâm chốc chốc lại sờ vào trán em, đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp làm sao, cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi. Em thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kì khi chạm vào da thịt em.
Dù mệt nhưng em vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ, tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại.Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong em. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho em. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cơn sốt.
Em vòng tay ôm ngang lưng mẹ rồi thiếp đi lúc nào không biết. Sau mấy ngày chống chọi với cơn sốt, em thấy mình tỉnh táo hơn. Chợt tỉnh giấc em thấy mẹ đang thiếp đi trong giấc ngủ vội vàng.Trông mẹ rất phờ phạc, mệt mỏi vì thiếu ngủ. Rồi mẹ choàng tỉnh khi em trở mình. Nụ cười mẹ lại nở trên môi, những tiếng thì thầm dịu dàng ấm áp ấy như đưa em vào giấc ngủ.
Em lớn khôn từ đôi tay và tấm lòng yêu thương chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho em bao điều suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng. Mẹ đã vì con mà chịu nhiều vất vả, tình mẹ thật vô bờ bến, dâng tràn như biển cả mênh mông, không bao giờ cạn.
Trong những ngày ốm đau này, em mới hiểu rõ hơn, thấm thía hơn về tình mẫu tử, với câu ca mẹ thường ru ngày nào:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Ngay từ khi em cất tiếng khóc chào đời, mẹ là người đầu tiên cho em dòng sữa ngọt ngào. Mẹ nuôi nấng, dạy dỗ em lớn khôn từng ngày. Hình ảnh mẹ luôn gắn chặt với từng bữa ăn, giấc ngủ hay những lần nủng nịu được mẹ âu yếm dỗ dành. Nhưng ấn tượng đậm đà sâu sắc nhất trong tâm trí em, không bao giờ quên được là hình ảnh mẹ chăm sóc em những ngày em đau ốm.
Một hôm em đi học về bị mắc mưa ướt hết. Đến nữa đêm, cơn sốt ập đến. Mọi thành viên trong gia đình đều lo lắng cho em. Nhưng mẹ là người lo cho em nhiều nhất, thức suốt đêm canh chừng em. Mặc dù sáng mai mẹ vẫn phải đi làm… Cơn sốt quái ác, làm trán em nóng bừng bừng mà chân tay thì lạnh run.Mẹ vội vàng kẹp nhiệt kế vào nách em kiểm tra nhiệt độ cơ thể với vẻ đầy lo lắng. Mẹ lấy khăn ướt lau mát cho em, lấy thuốc cho em uống. Viên thuốc hạ sốt sủi bọt tan rất nhanh trong ly nước.
Mẹ nhẹ nhàng nâng đầu em lên, ghé cốc vào miệng em dỗ dành: Nào! Con gái yêu của mẹ, ráng uống một hơi hết cốc nước này, sau đó ngủ một giấc, tỉnh dậy là khỏi ngay! Em vâng lời mẹ, uống thuốc xong cố nhắm mắt ngủ nhưng đầu óc cứ căng lên, khó chịu vô cùng. Mẹ không yên tâm chốc chốc lại sờ vào trán em, đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp làm sao, cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi. Em thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kì khi chạm vào da thịt em.
Dù mệt nhưng em vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ, tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại.Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong em. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho em. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cơn sốt.
Em vòng tay ôm ngang lưng mẹ rồi thiếp đi lúc nào không biết. Sau mấy ngày chống chọi với cơn sốt, em thấy mình tỉnh táo hơn. Chợt tỉnh giấc em thấy mẹ đang thiếp đi trong giấc ngủ vội vàng.Trông mẹ rất phờ phạc, mệt mỏi vì thiếu ngủ. Rồi mẹ choàng tỉnh khi em trở mình. Nụ cười mẹ lại nở trên môi, những tiếng thì thầm dịu dàng ấm áp ấy như đưa em vào giấc ngủ.
Em lớn khôn từ đôi tay và tấm lòng yêu thương chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho em bao điều suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng. Mẹ đã vì con mà chịu nhiều vất vả, tình mẹ thật vô bờ bến, dâng tràn như biển cả mênh mông, không bao giờ cạn.
Trong những ngày ốm đau này, em mới hiểu rõ hơn, thấm thía hơn về tình mẫu tử, với câu ca mẹ thường ru ngày nào:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.