viết bài văn kể lại toàn bộ câu chuyện cảm động dài
không chép ai và mạng nhé
hay mik tick
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm. Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lại chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc.
Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô Nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.
Biết hoàn cảnh khó khăn của bà Năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫm quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:
- Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủ nhật là được nghỉ. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!
Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười:
- Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!
Ba chúng em đều thích và vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.
Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.
Chúng em cũng vậy, niềm vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn, buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân “
chứng kiến (ở trường) và về kể cho bố mẹ nghe nha mik quên nói
1. Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em: truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.
Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú.
Hai bài này góp thành 1 bài luôn nhé!
Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.
Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:
- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.
Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..
Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.
Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.
Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”
1. Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
Câu chuyện mà em muốn kể cho mọi người có tên gọi là “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Câu chuyện kể về tài năng và ca ngợi Sơn tinh có thể chống lại lũ lụt, thiên tai. Diễn biến câu chuyện như sau: Tục truyền vào đời Hùng Vương thứ 18, Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương và Mị Nương rất xinh đẹp, tính nết lại hiền dịu, Mị Nương cũng đã đến tuổi phải lấy chồng. Vua cha rất là yêu Mị Nương nên muốn cưới cho nàng một người chồng thật xứng đáng. Một hôm nọ, có hai chàng trai đến cầu hôn mị nương. Một người sống ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Còn người kia ở vùng núi Tản Viên tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Trong hai chàng, một người là chúa vúng non cao, một người là chúa miền nước thẳm nên vua Hùng rất phân vân. Cuối cùng Hùng Vương đã ra điều kiện thách cưới. điều kiện thách cưới là hai chàng phải đem sính lễ tới, sính lễ gồm : một trăm bánh cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chính cựa và ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi. Ai mang sính lễ đến trước sẽ được cưới mị nương. Và mới tờ mờ sáng thì sơn tinh đã đem sính lễ tới trước nên đc vua hùng gã mị nương cho. Thủy tinh đến sau và đã không cưới được vợ nên đùng đùng nổi giận đem quân đuổi đánh sơn tinh. Thủy tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão đuổi đánh sơn tinh. Nước ngập cả ruộng đồng,nhà cửa, nước đã dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành phong châu đã bị chìm trong biển nước. nhưng sơn tinh vẫn không hề nao núng, Sơn tinh đã hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên bao nhiêu, Sơn tinh lại hóa núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, sau cuộc giao tranh ròng rã mấy tháng trời thì Thủy Tinh đã kiệt sức nhưng Sơn Tinh vẫn vững vàng. Hàng năm, oán nặng thù sâu nên Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thua. Câu chuyện của em kể là thế đó.Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng để chối bỏ trách nhiệm phụng dưỡng.
Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.
Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những đậu tương trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà”.
Cái này mik viết theo sách chứ ko copy nha!
Mk có tuyện ngẵn theo cô kể sơ sơ qua thôi Như này này:
SỰ TÍCH BÔNG HOA CÚC
Có một cô bé nọ, mẹ cô bị ốm nặng phải nằm ở nhà. Vì càng ngày bệnh tình càng nặng nên cô bé quyết đinh đi lên đường tìm thuốc cho mẹ.Nhưng tìm mãi ko thấy cô bật khóc bên đường,thì đột nhiên có một ông tiên điến bên và hỏi "Tại sao con lại khóc ?".Thì cô bé kể lại cho ông tiên nghe,hiểu chuyện ông liền đưa cho cô bé 1 bông hoa và nói "Bông hoa này có bao nhiều cánh thì mẹ con sẽ sống đến bấy nhiêu năm".Tạm biệt ông tiên cô bé ra về nhưng trên đường cô bé lại thương mẹ liền chia ra làm nhiều cánh hoa.Từ đó cho ra đời bông hoa cúc!!
chuyện gì ?
Chuyện cổ tích ?
Chuyện ngụ ngôn ?
Hay một chuyện gì đó bất kì gặp ngoài đời mà em thích nhất ?
Hay là...
Kể lại một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ?
Ghi thì phải rõ ràng mới hiểu, chứ mà ghi như thế ai hiểu
chuyện là gì ai biết chuyện là gì
chuyện là như thế nào mk ko biết chuyện thế nào
?????????
Tối qua trong lúc phụ mẹ chuẩn bị bữa tối, em đang xới cơm thì không may tuột tay làm vỡ bát. Sợ mẹ biết em đã cố tình dấu nó đi. Nhưng sau đó đã bị bố mẹ phát hiện và đã mắng em Bố mẹ luôn nghĩ em là một đứa con ngoan luôn biết nghe lời, chưa bao giờ phải khiến bố mẹ bận tâm. Nhưng thật sự là em không cố ý làm vợ cái bát đó, chỉ là do lỡ tay thôi mà! Đó là suy nghĩ của em lúc bị bố mẹ mắng, sau khi ngồi bình tĩnh suy ngẫm lại thì em thấy thật sự mình rất có lỗi.truyện là:" Chiều hôm đó em cũng chỉ có ý nghĩ là muốn giúp đỡ mẹ thôi vì mẹ đã vất vả đi làm cả ngày rùi mà tối về lại còn phải thổi cơm, làm thức ăn cho cả nhà nữa thì sẽ rất vất vả. Em vẫn còn bé , còng đang đi học nên không giúp được mẹ nhiều chỉ nghĩ đơn giản rằng nếu mình tự biết xới cơm thì bố mẹ ma biết sẽ vui và tự hào lắm. Nghĩ vậy nên em vừa lấy bát vừa xới nhưng không may là bát cơm nong quá khiến em tuột tay và làm vỡ nó. Thấy vậy, em vội nhặt hết mảnh sứ len, lấy chổi quét lau chùi cẩn thận.Cho hết mảnh sứ vào túi bóng buộc kỹ rồi cẩn thận để dưới bàn ăn. Cò chỗ cơm bị đổ em cũng cho vào túi buộc lại vứt vào thùng rác. Cứ đinh ninh rằng bố mẹ sẽ không phát hiện ra đâu. ngồi vào bàn ăn , trước khi xới cơm mẹ có hỏi em rằng cái bát sứ của mẹ mới mua ở đâu em có thấy không nhưng em đã thản nhiên coi như không biết mà trả lời mẹ. Bựa cơm gần kết thúc thì không may bố em đã đá phải những mảnh thủy tinh dưới gậm bàn, chỷ máu. mọi người đều ngó xuống bàn thì thấy có túi bóng đựng mảnh bát vỡ. Em giun lắm nhưng đã cố gắng tự chấn an tinh thần mình. tự rưng mẹ đập tay vào vai em và nói có phải con làm vợ cái bát đó của mẹ rồi vứt xuông bàn không? Thật sự em rất mún nói là có , em không thể nói ra được điều đó vì sợ bị bố mẹ mắng nên đã nói không phải. Nhưng không ngờ bố mẹ đã đoán ra . Đúng như em nói , bố mẹ đã mắng em rằng tại sao con lại làm thế , con có biết là minh hư lắm không , mẹ luôn luôn tin tưởng và đạt hết niềm hi vọng vào con nhưng tại sao con lại làm vậy . Mẹ không tránh mắng con vì con làm vợ cái bát của mẹ mà là vì con đã làm sai mà không biết tự nhận lỗi. Lúc đầu mẹ cũng có hỏi con nhưng tại sao con không trả lời mẹ rồi vừa nãy khi bố đá phải nó mẹ hỏi mà con vẫn không nhận. Trong đầu mình lúc đó chỉ có một suy nghĩ rằng tại sao mẹ lại không hiểu cho mình , mình chỉ muốn giúp mẹ thôi. Tại sao vậy? Em đã rất giận bố mẹ nên cũng chẳng giải thích gì hết cả mà chạy thẳng vào phòng . Em đã chợt nhân ra rằng mình đã sai thật rồi . Dáng lẽ mình phải biết nhận lỗi trước những việc mình làm sai chứ tại sao lai không giám thú nhận. Bố mẹ nói đúng em nên biết tự nhận lỗ để rồi có thể sửa chứ không nên làm ra vẻ không biết như vậy. làm thế là nói dối đối với một học sinh thì không nên nói dối bởi nó ảnh hưởng rất lớn đén nhân cách của chính mình sau này. Rồi người ta sẽ nói những điều không hay về bố mẹ mình rằng con nhà vô giáo dục hay con nhà mất dạy. Đúng em cần phải sửa chữa . Em sẽ xin lỗi bố mẹ hứa không tái phạm nữa và sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu tại sao minh lại làm vỡ bát chứ không được im lặng như vậy. Chỉ mong sao bố mẹ bỏ qua và tha lội cho em. Qua lần mắc lỗi này em sẽ rút kinh nghiệm và sẽ không bao giờ làm điều gì khiến bố mẹ phải bận tâm hay phiền lòng nữa. Vì tuy đó chỉ là một lỗi lầm nhỏ thôi nhưng nó có thể ảnh hưởng rất lớn đén tương lai sau này của em.
Bài làm:
Bà nội của em đã mất cách đây 3 năm, em vẫn nhớ mãi những ngày còn thơ dại, bà bồng bế, dìu dắt yêu thương em hết lòng. Chỉ tiếc rằng bắc Nam xa cách em không có dịp về thăm bà nhiều hơn.
Ấn tượng của em về bà rất mơ hồ, em chỉ nhớ rằng bà rất đẹp và có dáng cao gầy, tuy nhiên ông trời chẳng cho ai tất cả, tuy cho bà mỹ mạo nhưng lại để cho bà cả căn bệnh suy thận quái ác, khiến cuộc đời bà gắn liền với bệnh viện với thuốc men. Ngày em 3, 4 tuổi, vì cha mẹ không có điều kiện chăm nom nên gửi chị em em về quê cho ông bà chăm sóc. Bà là người thương chúng em nhất nhà, đi đâu chơi bà cũng dẫn chị em chúng em theo. Thuở ấy bệnh của bà còn chưa trở nặng, bà vẫn đi chợ mỗi buổi sớm, có lúc bà đưa em theo, có lúc để chúng em ở nhà rồi mang về cho chúng em cái bánh rán, cốc chè đậu hay là nắm xôi bọc trong lá chuối,... Dù đã lâu rồi không còn ăn những thứ quà quê dân dã ấy, thế nhưng em vẫn nhớ mãi mùi vị ngon ngọt, chắc có lẽ là bởi trong ấy có gói ghém cả tình yêu thương của bà nội em chăng? Những ngày chị em em bị ốm, bà cũng là người chăm lo hết mực, thức trắng đêm để canh cho chúng em được giấc ngủ ngon lành. em không còn nhớ rõ, những ấn tượng về dáng bà bên cạnh chiếc đèn dầu tù mù vẫn còn mãi khắc ghi. Ngày bà mất, chúng em ở miền nam, xa xôi không thể về kịp để nhìn mặt bà lần cuối, bà cứ mong mãi, nghe người nhà kể lại mà em chực trào nước mắt, càng nghĩ lại càng thương bà hơn.
Nay em đã lớn, mỗi lần về thăm quê em vẫn cùng bố ra thăm mộ bà trước tiên, kể cho bà nghe những chuyện vặt vãnh và để bà thấy đứa cháu năm xưa mà bà hết lòng thương yêu nay đã lớn. Mong rằng ở thế giới bên kia bà sẽ thật vui vẻ và hạnh phúc.
tham khảo trên lazi
Tôi là cây lúa. Họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt ở nhiều nơi trên thế giới đã mấy ngàn năm nay. Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng tôi đã gắn bó thân thiết với con người. Bằng hạt gạo – hạt ngọc của trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng mừng thọ vua Hùng. Cuộc đời cây lúa chúng tôi gắn liền với niềm vui, nỗi buồn của con người.
Chúng tôi sinh ra và lớn lên từ những hạt thóc giống chín mẩy, vàng ươm. Sau mấy tháng nằm nghỉ ngơi trong bồ lúa, chị em chúng tôi được đem ra ngâm vào nước ba sôi hai lạnh. Nước ấm làm chúng tôi tỉnh giấc. Sự sống trong chúng tôi bừng dậy. Vài ngày sau, những chiếc rễ trắng tinh đã nhú ra. Một sớm mai hồng, chúng tôi được đem gieo trên những mảnh ruộng phẳng phiu như chiếu trải. Mùi bùn ngai ngái khiến chúng tôi ngây ngất. Ánh nắng ấm áp ban ngày, làn sương mát dịu ban đêm giúp chúng tôi nảy mầm đâm lá thành những cây mạ non mơn mởn. Cô bác nông dân chăm sóc chúng tôi kĩ lắm.
Thế rồi vào một ngày đẹp trời, chúng tôi được nhổ lên, bó thành từng bó. Từ đó, chị em chúng tôi bước qua một giai đoạn mới của cuộc đời: từ cây mạ biến thành cây lúa. Cứ vài dảnh mạ được cấy thành một gốc. Gốc này cách gốc kia mỗi chiều chừng ba tấc. Đang quen sống quây quần ấm áp bên nhau, giờ bị tách riêng ra, chúng tôi cảm thấy trống trải và lạnh lẽo vô cùng. Phải mất chừng vài tuần, chúng tôi mới bén rễ trên đất mới. Màu xanh của lá thẫm dần và thân thể chúng tôi cứng cáp hẳn lên. Bộ rễ cần cù hút màu mỡ nuôi cây. Dần dà, chúng tôi đã trở thành những bụi lúa đầy đặn và tươi tốt. Bụi nọ mọc sát bụi kia tạo thành một tấm thảm xanh mênh mông, mỗi lần gió thổi qua lại dập dờn như sóng biển.
Ngày tháng trôi qua, chúng tôi đã thành lúa thì con gái. Các cô bác nông dân thường xuyên nhổ cỏ, bón phân, xịt thuốc trừ sâu rầy phá hoại lúa. Một hôm, trong gió sớm thoang thoảng mùi thơm thật dễ chịu. Đầu bờ, có tiếng reo vui: Ồ, lúa đã làm đòng rồi đây này! Những bàn tay vuốt ve trìu mến. Chúng tôi thầm cám ơn những bàn tay chai sần, rám nắng của người nông dân một nắng hai sương vất vả trên đồng ruộng.
Bao mồ hôi của họ đã đổ xuống đất này. Họ hàng nhà lúa chúng tôi không phụ ơn người. Tháng năm, mùa lúa chín, cả cánh đồng phủ một màu vàng rực như kén tằm. Màu vàng của nắng, màu vàng của lúa làm sáng cả một vùng quê thanh bình, gợi cảm giác ấm no, sung túc.
Đoàn người tay liềm, tay hái đổ ra đồng gặt lúa. Tiếng cắt lúa xoèn xoẹt, tiếng máy tuốt lúa rào rào xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Âm thanh náo nức vang khắp cánh đồng. Theo chân người, chúng tôi về với từng sân phơi. Quang cảnh xóm làng thật nhộn nhịp và trong lòng chúng tôi cũng dâng lên một niềm vui khó tả.
Sau mấy ngày phơi mình dưới ánh nắng chói chang, chúng tôi được quạt sạch rôi đổ vào bồ, vào vựa. Có chúng tôi, người nông dân sẽ có được nhiều thứ hàng hóa cần thiết phục vụ cho đời sống. Chúng tôi đã góp phần tạo nên những ngôi nhà ngói mới, thay thế những mái tranh nghèo. Bộ mặt nông thôn ngày càng tươi đẹp chính là nhờ sự đóng góp đáng kể của họ hàng nhà lúa chúng tôi.
Chúng tôi vui sướng vì đã giúp ích cho con người. Nhân đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn học sinh lời nhắn nhủ chân thành của ông cha:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Tôi là cây lúa. Họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt ở nhiều nơi trên thế giới đã mấy ngàn năm nay. Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng tôi đã gắn bó thân thiết với con người. Bằng hạt gạo – hạt ngọc của trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng mừng thọ vua Hùng. Cuộc đời cây lúa chúng tôi gắn liền với niềm vui, nỗi buồn của con người.
Chúng tôi sinh ra và lớn lên từ những hạt thóc giống chín mẩy, vàng ươm. Sau mấy tháng nằm nghỉ ngơi trong bồ lúa, chị em chúng tôi được đem ra ngâm vào nước ba sôi hai lạnh. Nước ấm làm chúng tôi tỉnh giấc. Sự sống trong chúng tôi bừng dậy. Vài ngày sau, những chiếc rễ trắng tinh đã nhú ra. Một sớm mai hồng, chúng tôi được đem gieo trên những mảnh ruộng phẳng phiu như chiếu trải. Mùi bùn ngai ngái khiến chúng tôi ngây ngất. Ánh nắng ấm áp ban ngày, làn sương mát dịu ban đêm giúp chúng tôi nảy mầm đâm lá thành những cây mạ non mơn mởn. Cô bác nông dân chăm sóc chúng tôi kĩ lắm.
Thế rồi vào một ngày đẹp trời, chúng tôi được nhổ lên, bó thành từng bó. Từ đó, chị em chúng tôi bước qua một giai đoạn mới của cuộc đời: từ cây mạ biến thành cây lúa. Cứ vài dảnh mạ được cấy thành một gốc. Gốc này cách gốc kia mỗi chiều chừng ba tấc. Đang quen sống quây quần ấm áp bên nhau, giờ bị tách riêng ra, chúng tôi cảm thấy trống trải và lạnh lẽo vô cùng. Phải mất chừng vài tuần, chúng tôi mới bén rễ trên đất mới. Màu xanh của lá thẫm dần và thân thể chúng tôi cứng cáp hẳn lên. Bộ rễ cần cù hút màu mỡ nuôi cây. Dần dà, chúng tôi đã trở thành những bụi lúa đầy đặn và tươi tốt. Bụi nọ mọc sát bụi kia tạo thành một tấm thảm xanh mênh mông, mỗi lần gió thổi qua lại dập dờn như sóng biển.
Ngày tháng trôi qua, chúng tôi đã thành lúa thì con gái. Các cô bác nông dân thường xuyên nhổ cỏ, bón phân, xịt thuốc trừ sâu rầy phá hoại lúa. Một hôm, trong gió sớm thoang thoảng mùi thơm thật dễ chịu. Đầu bờ, có tiếng reo vui: Ồ, lúa đã làm đòng rồi đây này! Những bàn tay vuốt ve trìu mến. Chúng tôi thầm cám ơn những bàn tay chai sần, rám nắng của người nông dân một nắng hai sương vất vả trên đồng ruộng.
Bao mồ hôi của họ đã đổ xuống đất này. Họ hàng nhà lúa chúng tôi không phụ ơn người. Tháng năm, mùa lúa chín, cả cánh đồng phủ một màu vàng rực như kén tằm. Màu vàng của nắng, màu vàng của lúa làm sáng cả một vùng quê thanh bình, gợi cảm giác ấm no, sung túc.
Đoàn người tay liềm, tay hái đổ ra đồng gặt lúa. Tiếng cắt lúa xoèn xoẹt, tiếng máy tuốt lúa rào rào xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Âm thanh náo nức vang khắp cánh đồng. Theo chân người, chúng tôi về với từng sân phơi. Quang cảnh xóm làng thật nhộn nhịp và trong lòng chúng tôi cũng dâng lên một niềm vui khó tả.
Sau mấy ngày phơi mình dưới ánh nắng chói chang, chúng tôi được quạt sạch rôi đổ vào bồ, vào vựa. Có chúng tôi, người nông dân sẽ có được nhiều thứ hàng hóa cần thiết phục vụ cho đời sống. Chúng tôi đã góp phần tạo nên những ngôi nhà ngói mới, thay thế những mái tranh nghèo. Bộ mặt nông thôn ngày càng tươi đẹp chính là nhờ sự đóng góp đáng kể của họ hàng nhà lúa chúng tôi.
Chúng tôi vui sướng vì đã giúp ích cho con người. Nhân đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn học sinh lời nhắn nhủ chân thành của ông cha:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Nếu hỏi rằng, tình cha mẹ dành cho con cái to lớn như thế nào, thì rõ ràng, không một tính từ nào hay bất kể điều gì trên thế gian này có thể đánh đổi hay so sánh được. Đó là những hi sinh thầm lặng, cao cả và kiên trì, cần mẫn suốt cả đời người, đó là những hi sinh không mong sự đền đáp.
Sau đây là một số câu chuyện cảm động về những hi sinh cao cả của cha mẹ dành cho con cái của mình khiến ai nghe qua cũng phải rơi nước mắt.
Mẹ ung thư quyết tâm hy sinh tính mạng để cứu lấy đứa con trong bụng
Một cặp vợ chồng trẻ đang vô cùng hạnh phúc vì sau 5 năm trời cố gắng, cuối cùng họ đã có con đầu lòng. Bất hạnh xảy đến khi vào tháng thứ 5 của thai kỳ, người mẹ phát hiện ra mình bị ung thư giai đoạn cuối. Dù rất đau khổ, nhưng cô vẫn quyết tâm cứu lấy đứa con của mình.
Sau khi được chăm sóc 2 tháng ở bệnh viện, các bác sỹ bệnh viện 175 đã quyết định phẫu thuật để lấy đứa bé ra với hy vọng vô cùng mong manh. Sau hàng tiếng đồng hồ đấu tranh với tử thần, dù sức khỏe người mẹ rất yếu, bé sinh non đã ra đời khỏe mạnh.
Nhìn hình ảnh người mẹ lặng lẽ rơi nước mắt sau ca mổ thành công, không một ai trong ê-kíp các bác sĩ kìm được nước mắt. Mặc dù chỉ còn sống được một thời gian ngắn nữa, nhưng người mẹ vẫn vô cùng hạnh phúc vì trước khi lìa đời , cô được nhìn mặt đứa con thân yêu của mình.
Tuy nhiên, thực chất đây là một phim ngắn "Con phải sống" tái hiện lại dựa trên một câu chuyện có thật, nằm trong loạt phim tài liệu Khoảnh khắc sinh tử do Công ty Cổ phần Sản xuất chương trình An Viên, chi nhánh TP HCM sản xuất. Dù đây là phim, là tái hiện lại câu chuyện, thế nhưng, những ý nghĩa đầy tính nhân văn, và cả câu chuyện có thật về tình mẫu tử cao cả đã như một lời thức tỉnh đến mọi người về công lao sinh thành, dưỡng dục mà cả cha mẹ, cả gia đình dành cho mình. Câu chuyện thêm một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình mẫu tử có thể vượt qua tất cả, kể cả cái chết.
Cha lấy thân làm "bao cát" để kiếm tiền cứu con
Vào ngày 28/11/2014, tại một ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh (Trung Quốc), một người cha đã tình nguyện lấy thân làm “bao cát” chịu bị đấm để quyên góp tiền chữa bệnh cho đứa con của mình. Được biết, người đàn ông này tên Hạ Quân, và đứa con trai của anh đã bị phát hiện mắc phải căn bệnh máu trắng hiểm nghèo. Với số tiền để điều trị lên đến hơn 700.000 tệ (hơn 2,5 tỉ đồng), với Hạ Quân và gia đình ông là một con số quá lớn.Cuối cùng, để có thể kiếm được tiền, Hạ Quân đã quyết định lấy thân mình làm “bao tải” để có thể “chịu đấm ăn xôi”. Mặc chiếc áo thun trắng viết dòng chữ “bao cát thịt người, 10 tệ (gần 35,000đ) một cú đấm”, người cha này đã đứng trước nhà ga để tình nguyện chịu bị người qua đường đấm và trả tiền cho mình. Trước mặt anh còn để một chiếc thùng dán giấy chứng nhận của bệnh viện về bệnh tình của con traiCuối cùng, để có thể kiếm được tiền, Hạ Quân đã quyết định lấy thân mình làm “bao tải” để có thể “chịu đấm ăn xôi”. Mặc chiếc áo thun trắng viết dòng chữ “bao cát thịt người, 10 tệ (gần 35,000đ) một cú đấm”, người cha này đã đứng trước nhà ga để tình nguyện chịu bị người qua đường đấm và trả tiền cho mình. Trước mặt anh còn để một chiếc thùng dán giấy chứng nhận của bệnh viện về bệnh tình của con trai