Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 8-10 câu) với chủ đề:Lòng tự trọng.
{Mog mn giúp ak.Cảm ơn!}
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Lòng vị tha là một điều quan trọng trong cuộc sống. Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình. Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại. Lòng vị tha có thể được bắt gặp khi luôn hết lòng vì người khác, sẵn sàng phần thiệt thòi về bản thân, sẵn lòng tha thứ cho những lầm lỗi của những người xung quanh. Và lòng vị tha có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của con người. Người có lòng vị tha sẽ chiếc thắng được phần ích kỉ trong mình, để tự hoàn thiện bản thân. Bởi con người bao giờ cũng tồn tại những sự ích kỉ cho bản thân và chiến thắng bản thân bao giờ cũng là chiến thắng vẻ vang nhất. Lòng vị tha giúp ta sống bình an, thanh thản, ta không phải bận tâm về những lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình. Đồng thời nó còn có sức mạnh cảm hóa những người xung quanh, giúp họ sống hướng thiện. Ví dụ tiêu biểu đó chính là luật pháp, luôn có những sự khoan hồng. Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống. Vì vậy, những kẻ sống thờ ơ, ích kỉ thật đáng phê phán. Bản thân mỗi người hãy biết vị tha đúng lúc, đúng chỗ để khiến cuôc sống có ý nghĩa hơn,
Tham khảo:
Lòng vị tha là rất cần thiết trong cuộc sống đầy gian nan này.Chúng ta nên có lòng vị tha luôn tôn trọng bạn khi bạn đã sửa chữa lối lầm.Nếu ghét ai đó và cứ giữ mãi trong lòng thì đâu dễ chịu vậy nên hãy vị tha và bỏ qua cho họ để cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh thân ái.Tục ngữ có câu:"Đánh kẻ chạy đi,không ai đánh người chạy lại".Vậy nên hãy tha thứ với lỗi nhỏ của bạn nếu bạn không sửa chữa được, nhưng còn đối với lỗi nhỏ của bản thân thì nên nghiêm khắc hơn nữa.
Bạn tham khảo nha:
Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào. Qua đó,có thể thấy, Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.
Tham khảo
Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào. Qua đó,có thể thấy, Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.
Lão Hạc là một người nông dân giàu lòng tự trọng.Cuộc sống bần cùng khó khăn đối với một nông dân cao tuổi quả là khó khăn.Lão Hạc tuổi đã ca, sức khỏe yếu mà còn lủi thủi kiếm ăn một mình,lão không thể làm việc nặng nhọc được nữa nên miếng ăn cũng khó kiếm lắm. Lão đã gạt đi sự giúp đỡ miếng ăn của ông Giáo cách hách dịch vì lòng tự trọng của một người đàn ông,suốt ngày ông đi bới củ khoai, củ sắn để ăn qua ngày.Ngoài ra, lão không muốn chuyện của mình phiền tới xóm làng nên trước khi chết đã gửi ông Giaos ba mươi đồng bạc lo đám tang cho mình. Ông biết mình không thể sống tiếp nữa vì không còn gì để ăn,khoai sắn cũng hết rồi! Vì vậy ông không để mình phải nhơ nhớp tự trọng nên đã chọn cái chết để bảo vệ toàn vẹn tự trọng.
Người Việt Nam có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ: Tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, đức tính trung thực, lòng tự trọng… Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp đang có, trong cuộc sống ngày nay lòng tự trọng rất cần thiết ở mỗi người nhất là học sinh để hoàn thiện chính mình trở thành người công dân tốt.Lòng tự trọng là coi trọng giữ gìn phẩm cách danh dự bản thân hay nói cách khác là coi trọng giá trị bản thân. Lòng tự trọng là tố chất quan trọng làm lên phẩm cách con người. Biết coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh phẩm và có thái độ sống đúng đắn. Người có lòng tự trọng là có những suy nghĩ hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và được mọi người thừa nhận nghĩa là biết tạo và giữ chữ tín với mọi người. Không làm những việc xấu xa trái với đạo đức con người khi mắc khuyết điểm thẳng thắn thừa nhận và sửa chữa. Khi thấy bản thân không đủ kinh nghiệm đảm nhận một trách nhiệm lớn hơn thì biết nhìn nhận đối mặt với những hạn chế của mình để có cách ứng xử đúng hơn, luôn có ý thức tự vươn lên để khẳng định mình trong cuộc sống. Người có lòng tự trọng còn chú ý cả lời nói trong giao tiếp.Người có lòng tự trọng luôn tin vào việc mình làm luôn chủ động tự tin trong cuộc sống sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách. Đó là thái độ sống lạc quan, yêu đời, được mọi người lể phục tôn trọng.Thực chất của lòng tự trọng luôn song hành giữa nhận thức và hành động giữa lời nói và việc làm. Mọi người trong cuộc sống hầu hết được ý thức của lòng tự trọng song còn có những người có những biểu hiện chưa tốt: Lời học, dựa dẫm, ích kỉ. Khi người không có lòng tự trọng là người đánh mất nhân cách của mình, không biết tự tôn trọng mình và cũng có nghĩa là không tôn trọng người khác.Mỗi học sinh cần ý thức tự giác trong mọi hành động. Gia đình, nhà trường, xã hội cần giáo dục học sinh hiểu rõ lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.Để xây dựng lòng tự trọng cho mình mỗi người phải có ý thức học hỏi rèn luyện. Rèn luyện lòng tự trọng là cuộc đấu tranh với chính mình để có suy nghĩ hành động đúng đắn trong cuộc sống.Lòng tự trọng là tố chất quan trọng cao quý con người. Mỗi chúng ta trước hết hãy biết coi trọng chính mình.
Tham khảo nha em:
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắng và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.