nêu cảm nghĩ của em về buổi hoạt động trải nghiệm sáng tạo - em yêu văn học dân gian
giúp mình vs. nhanh lên ạ ! Ai nhanh mik sẽ tick luôn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn có thể tham khảo:
Truyện Buổi học cuối cùng được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 - 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng - học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.
Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điểu không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò còn được dạy và học bằng tiếng Pháp, Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều sỉ nhục đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.
Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ thù xâm lược cố tình đồng hoá, trước hết là bằng ngôn ngữ.
Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha-men: khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoá chốn lao tù.
Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây?Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây binh lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men qưở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.
Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.
Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men.
Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác, ham chơi của mình bấy lâu nay. Chú bé đau xót thú nhận:
Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!...
Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!... Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ.
Khi thầy Ha-men gọi đọc bài, Phrăng không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp. Đến đây thì sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Điều kì lạ là trong tâm trạng day dứt ấy, khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, Phrăng lại thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng... Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...
Chứng kiến cảnh các cụ già trong làng đến dự buổi học cuối cùng và được nghe những lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-men, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi lớn lao. Chú đã nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp nhưng tiếc thay, chú không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Hình ảnh thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được nhà văn miêu tả thật xúc động qua trang phục, thái độ đối với học sinh, qua lời nói và hành động của thầy lúc kết thúc buổi học.
Thầy Ha-men mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Với cách ăn mặc trang trọng như vậy, thầy Ha-men đã tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Thái độ của thầy đối với học sinh cũng khác hẳn ngày thường. Thầy chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không trách mắng Phrăng khi chú đến lớp muộn và cả khi chú không thuộc bài. Thầy nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài nhu muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh. Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nhắn nhủ với mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói của dân tộc, vì đó là biểu hiện của tình yêu nước. Ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là "chìa khoá" để mở cửa ngục tù khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ. Thầy Ha-men khẳng định tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất... Đây là biểu hiện cụ thể lòng yêu nước chân thành và sâu đậm của thầy.
Tiếng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ như báo hiệu kết thúc buổi học, cũng là kết thúc việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng An-dát. Vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cực độ và bộc lộ ra trong cử chỉ, hành động: thầy đứng dậy trên bục, người tái nhợt, nghẹn ngào không nối được hết câu tạm biệt và thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "Nước Pháp muôn năm Ị". Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: "Kết thúc rồi... đi đi thôi! ". Chính vào giây phút ấy, chú bé Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình thật lớn lao.
Các cụ già trong làng đến lớp và tập đánh vần theo học sinh không phải là do chưa biết chữ mà là để chứng kiến buổi học cuối cùng. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi... Cụ Hô-de (vốn là xã trưởng) và bác phát thư chắc chắn là đều biết đọc biết viết, nhưng cụ Hô-de vẫn đánh vần một cách chăm chú cùng với các học trò nhỏ. Cụ nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay và giọng cụ run run vì xúc động. Đây là hình ảnh hết sức cảm động, thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân đối với tiếng mẹ đẻ. Còn các học trò nhỏ cũng cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
Câu nói của thầy Ha-men:... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốnlao tù đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc. trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền độc lập, tự do.
Ý nghĩa sâu xa của truyện Buổi học cuối cùng là chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, bởi nó không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của ỏng cha mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước.
Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hoá về ngôn ngữ, nếu cam chịu để tiếng nói dân tộc bị mai một thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào hoạ diệt vong.
Tiếng nói Việt Nam qua bốn nghìn năm lịch sử biểu hiện sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển ngày càng phong phú thêm lên. Dưới thời Pháp thuộc, các trường học chủ yếu dạy bằng tiếng Pháp nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân, vẫn được trân trọng giữ gìn để đến hôm nay, chúng ta có thể tự hào là tiếng Việt giàu và đẹp.
Khó khăn trước hết thuộc về bản thân các nhà giáo. Do việc dạy học trực tuyến, học qua mạng không phải là công việc tiến hành thường xuyên như ở bậc đại học. Vì thế, trong khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc dạy học trực tuyến được các nhà trường triển khai để đảm bảo cho học sinh được duy trì học tập, đảm bảo học kiến thức, kỹ năng các bộ môn, nhất là học sinh cuối cấp, khi bắt tay thực hiện, khá nhiều giáo viên lúng túng về kỹ thuật thực hiện.
Có nhiều nguyên nhân, song, chủ yếu vẫn là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở nhiều giáo viên còn hạn chế, việc sử dụng các phần mềm học trực tuyến chưa thông thạo dẫn đến thực hiện chưa hiệu quả. Hơn nữa, đa phần giáo viên đã quen với không gian trực tiếp trước học trò, nay đứng trong không gian trực tuyến để giảng bài, nhiều thầy cô sẽ lúng túng hoặc không tự tin khi triển khai bài giảng.
đề bài còn thiếu nx ak. Đầu bài đầy đủ là: Viết 1 đoạn văn ngắn nêu lên những khó khăn vướng mắc mà em gặp phải trong 2 học tuần qua và cách em đã vượt qua những khó khăn đó
Giups mik nhanh vs ak. Mik cảm ơn
Tham khảo
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)
Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
Tham khảo
Từ những bài ca dao số 1 trong văn bản "Ca dao, dân ca" cho ta thấy công lao, sự yêu thương, chăm lo của cha mẹ đối với con cái thật lớn lao. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, chúng ta sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Gia đình chở che tâm hồn ta. Mỗi khi ta buồn, ta vui, ta cười, gia đình luôn là nơi thấu hiểu ta nhất, chia sẻ với ta nhiều nhất. Chưa dừng lại ở đó, gia đình còn nuôi dưỡng ta trưởng thành. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cho dù cuộc đời kia có vùi dập thế nào đi chăng nữa khi trở về với vòng tay yêu thương của cha mẹ chúng ta sẽ tìm lại được sự bình yên. Chúng ta có thể gửi gắm những thông điệp yêu thương dành đến với những người mà chúng ta yêu thương. Còn những người không biết trân trọng, yêu thương cha mẹ của mình thì đáng bị phê phán trầm trọng. Để trả ơn những công lao vĩ đại đó thì chúng ta cần học tập thật chăm chỉ, lễ phép và đặc biệt là phải quý trọng yêu thương cha mẹ của mình. Nếu chúng ta không trân trọng nó thì có thể sẽ rất hối tiếc. Đừng để mất rồi lại ngồi than vãn, hãy trân trọng tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta ấy ngay từ đầu.
Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới của văn học. Tác giả đã có những truyện ngắn hay, gây được sự chú ý của bạn đọc. Truyện "Bức tranh của em gái tôi" đoạt giải nhì trong cuộc thi viết với đề tài Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên tiền phong.
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
Cốt truyện đơn giản: Người anh coi thường cô em gái Kiều Phương của mình nên đặt tên là Mèo vì mặt cô bé thường bị bôi bẩn. Rồi một hôm, người anh phát hiện cô em tự chế ra màu vẽ, nhưng vẫn dửng dưng vô tình. Khi tài năng hội họa được phát hiện và khẳng định, cả nhà yêu mến, quan tâm đến cô bé. Người anh uất ức cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài vì bất tài. Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ, cậu cũng phải công nhận là đẹp và có hồn. Được sự giới thiệu của họa sĩ Tiến Lê, Kiều Phương đi thi vẽ quốc tế và được giải nhất với bức tranh Anh trai tôi.
Đứng trước bức tranh, cảm giác của người anh chuyển từ ngỡ ngàng sang hãnh diện, sau đó là xấu hổ và nhận ra tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái mình.
Truyện được kể từ ngôi thứ nhất. Cách kể này cho phép tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật rất tự nhiên bằng chính lời của nhân vật ấy. Mặt khác, tính cách cô em gái cũng được hiện ra qua cách nhìn và sự biến đổi trong diễn biến tâm trạng của người anh để đến cuối truyện thì tính cách hai nhân vật mới được bộc lộ đầy đủ, rõ nét.
Truyện có hai nhân vật đều là nhân vật chính. Nhưng nếu xét kĩ về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể thấy nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng là truyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh lương tri ở nhân vật người anh qua việc tự trình bày những diễn biến tâm trạng của mình trong suốt truyện.
Qua cách đặt cho em cái biệt danh là Mèo và thái độ khó chịu khi thấy em hay lục lọi các đồ vật, ta thấy người, anh đã tỏ ra không mấy thiện cảm với cô em gái. Đến khi thấy em thích vẽ và âm thầm mày mò tự pha màu vẽ, cậu ta theo dõi nhưng chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến việc Mèo đã vẽ những gì. Giọng điệu, lời kể của cậu ta về những việc làm của Mèo pha chút châm biếm, hài hước.
Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện, cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng, nhưng riêng người anh thì lại cảm thấy buồn và tủi thân: Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.
Từ thái độ coi thường em dẫn đến những biểu hiện ganh tị và ghen ghét em. Cậu ta thất vọng về mình bởi không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy bị bỏ rơi. Từ đó nảy sinh thái độ khó chịu, hay bực bội, gắt gỏng và không thể thân thiện với em gái như trước nữa:
"Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng "đồng nghiệp" tí hon hẳn một hộp màu ngoại xịn. Chỉ có mặt Mèo là không thay đổi. Lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy, nhưng đấy là trước kia. Còn bây giờ, tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi..."
Đây là biểu hiện của lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật hơn mình. Sự đố kị ấy khiến cho người anh thấy không thể thân thiện được với em gái mình như trước nhưng cậu ta không thể không quan tâm đến những bức tranh do Mèo vẽ. Tâm lí tò mò xui cậu xem trộm những bức tranh của em gái để rồi xem xong thì lén trút ra một tiếng thở dài... và thầm cảm phục khiếu vẽ của em gái mình.
Khi xem tranh, cậu ta nhận xét một cách rất trẻ con nhưng cũng thật tinh tế: Con mèo vằn vào tranh trông to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.
Khi biết bức tranh dự thi được trao giải nhất, cô em gái sung sướng lao vào ôm cổ người anh trai, nhưng bị cậu ta viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ ra với thái độ lạnh lùng. Sự ghen tị, tức tối của người anh đến đây không còn kiềm chế được nữa mà bộc lộ ra bằng hành động.
Tình huống tạo ra đỉnh điểm của diễn biến tâm trạng người anh là ở cuối truyện, khi cậu đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của em gái mình. Lúc này, cậu ta được chứng kiến những bất ngờ liên tiếp. Điều bất ngờ trước tiên là nhân vật trong bức tranh chính là cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không ngờ được là hình ảnh đẹp đẽ của mình qua cái nhìn của cô em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Vì thế sau cái giật sững người là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và rất đúng với nhân vật lúc ấy.
Trong phút chốc, tâm trạng của cậu xáo động lạ lùng, từ ngỡ ngàng đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngỡ ngàng vì không ngờ em gái lại vẽ mình. Còn hãnh diện vì cậu thấy mình hiện ra trong bức tranh với những nét đẹp hoàn hảo. Dòng chữ Anh trai tôi đề trên bức tranh như tiếng reo vui đầy tự hào của cô em gái về người anh của mình.
Điều đáng lưu ý là người anh cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ vì nhận ra những yếu kém của mình và thấy mình không xứng đáng: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Người đọc hình dung được trạng thái dằn vặt của cậu ta. Với những suy nghĩ, lời nói và hành động không tốt, cậu ta không xứng đáng được đối xử tốt như thế. Người anh đứng trước bức tranh ấy cũng giống như soi mình vào tâm hồn trong sáng và nhân ái của em gái để nhìn thấy rõ hơn những cái xấu của lòng tự ái, tự ti và đố kị.
Người anh hiểu rằng bức chân dung của mình đã được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. Đây chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.
Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, hiếu động, ham mê hội họa, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè. Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt: - Mèo mà lại! Em không phá là được... Khi chế xong thuốc vẽ thì vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.
Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm nhưng cô bé Kiều Phương vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện là bức tranh. Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn thì thầm vào tai anh: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.
Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh kể về một câu chuyện gần gũi với lứa tuổi thiếu niên trong đời sống hằng ngày, nhưng đã gợi ra những điều đáng suy ngẫm về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa mọi người.
Câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa không nhỏ. Tác giả đã thuyết phục bạn đọc khi đề cập đến một vấn đề bình thường mà quan trọng. Đó là thái độ ứng xử trước thành công hay tài năng của người khác và cả vấn đề về thái độ, cách ứng xử cứa người có tài năng đối với những người xung quanh mình.
Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự ti khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt để phát triển.
Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-cua-em-sau-khi-hoc-xong-truyen-ngan-buc-tranh-cua-em-gai-toi-cua-ta-duy-anh-40211n.aspx
Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
Bài thơ “Sắc màu em yêu” của tác giả Phạm Đình Ân đã tạo nên một bức tranh về đất nước Việt muôn màu sắc, rực rỡ, vui tươi và tràn đầy tài nguyên, của cải. Hòa vào đó là cả những niềm tự hào dân tộc, đất nước sâu sắc.
chúc bn học tốt !
HT
TL
Là học sinh, ta đã quá quen thuộc với những chiếc bút màu giúp những bức tranh chúng ta thêm sống động. Mà ta còn thấy được qua bài thơ Sắc màu em yêu được liệt kê với đủ loại màu sắc như những mảng màu không thể thiếu trong cuộc sống được tả dưới con mắt chân thật của một bạn nhỏ có thể thấy được trong những vần thơ vô tư của tác giả Phạm Đình Ân.
Một bảng màu sắc hiện ra mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng đều tượng trưng cho hình ảnh riêng, bạn nhỏ nhanh chóng chọn được màu đỏ với suy nghĩ khá hồn nhiên mà thực tế là màu máu con tim, màu cờ tổ quốc,khăn quàng đỏ đeo trên cổ. Tiếp theo,màu xanh của đồng bằng bao la, của biển xanh , bầu trời quê hương thân thương. Và màu vàng được quan sát tỉ mỉ là nắng vàng rực rỡ, của màu hoa cúc, của đồng lúa chín dưới sự chăm sóc của người lao động. màu không thể thiếu màu trắng liên tưởng là trang giấy vật quen thuộc,là màu của những bông hồng bạch, và đặc biệt được chìm trong làn tóc trắng mượt mà của người bà minh chứng rõ ràng của thời gian.
Hok tốt
GV: Lời dẫn: Xin được chào mừng quí vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng tất cả các em học sinh thân yêu. Có thể nói tìm về với văn học dân gian là hướng về cội nguồn của dân tộc, về với lịch sử CON RỒNG CHÁU TIÊN: Lịch sử của 4000 năm dựng nước và giữ nước,
“ Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
Là về với những phong tục tập quán tự ngàn đời “tóc mẹ thì bới sau đầu,cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn,cái kèo cái cột thành tên,hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sang,đất nước có từ ngày đó”
Về với những điệu ví câu hò thắm tình nghĩa duyên quê nơi gốc đa, giếng nước sân đình “ hôm qua tát nước đầu đình, bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen, em được thì cho anh xin, hay là em để làm tin trong nhà,áo anh sứt chỉ đường tà,vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu,áo anh sứt chỉ đã lâu, mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”
Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động TNST trong nhà trường phổ thông, hôm nay, được sự cho phép của BGH nhà trường, tổ Văn Anh tổ chức hoạt động TNST cho học sinh khối 10 với chủ đề: Em yêu văn học dân gian
Qua hoạt động TNST thầy cô hi vọng các em hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học dân tộc,bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước,làng xóm, thôn bản, yêu cha mẹ, anh em, bạn bè, yêu tình yêu nhân loại.
Đến với chương trình hoạt động ngoại khóa chủ đề “Em yêu vhdg” hôm nay tôi xin được trân trọng giới thiệu thành phần đại biểu:
1.Thầy giáo: Đoàn Trung Nga- hiệu trưởng nhà trường
Thành phần rất quan trọng của chương trình hôm nay đó chính là các đội chơi. Đội chơi thứ nhất là đội trữ tình dg…. Là sự kết hợp tài năng của các thành viên chi đoàn 10a1 và 10a6. Đội sân khấu dg…..là sự kết hợp của các thành viên chi đoàn 10a2 và 10a4. Đội tự sự dg….. là sự kết hợp của các thành viên chi đoàn 10a3 và 10a5. Xin một tràng pháo tay nhiệt liệt chào mừng sự có mặt của tất cả các đội chơi.
Xin được trân trọng giới thiệu thành phần BGK. Cô giáo Thái Thị Bích Ngọc, đại diện cho BGH nhà trường, thầy giáo Trần Nam Phong- tổ trưởng cm tổ văn anh. Cô giáo Lê Thị Tuyết Nhung – giáo viên bộ môn Ngữ Văn.
Xin một tràng pháo tay thật dòn dã chào đón sự có mặt quí vị đại biểu, các thầy cô giáo và tất cả các em
Chương trình của chúng ta sẽ có ba phần chơi,phần thi chào hỏi, thi kiến thức và tài năng. Ngay bây giờ chúng ta sẽ đến với phần thi thứ nhất phần thi chào hỏi của các đội qua các tiết mục văn nghệ. Mỗi đội sẽ thực hiên một tiết mục văn nghệ và điểm cho phần thi này là 20. Đầu tiên xin mời tiết mục của đội trữ tình dg với bài hát BÈO DẠT MÂY TRÔI…
HS: Thực hiện.
Các em vừa thưởng thức một giọng ca rất ngọt ngào đến từ đội thi trữ tình dân gian, giọng ca đưa chúng ta về với xứ Kinh Bắc- một vùng quê giàu truyền thống văn hóa dân gian qua những làn điệu dân ca quan họ, với những đình đền miếu mạo, nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của dân tộc,những bức họa đồng quê nhiều màu sắc ấn tượng.
Tiếp theo xin mời phần thi của đội chơi SKDG với bài hát BỐNG BỐNG BANG BANG….
HS: Thực hiện
Có thể nói rằng lời gọi của cô Tấm đối với Bống- người bạn gần gũi trong những ngày Tấm chịu đựng cuộc sống đầy cay nghiệt của mẹ con Cám:
“ Bống Bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng,
Cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm,
Cháo hoa nhà người”.
Đã đi vào bài hát BỐNG BỐNG BANG BANG một cách thật vui nhộn, đã tạo nên được không khí sôi động một lần nữa cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân ta dù qua bao nhiêu thời đại khác nhau.
Con cò là một hình ảnh rất quen thuộc trong ca dao qua những tiết học đầy hào hứng của các em khi tìm hiểu về thân phân người phụ nữ, một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Hình ảnh ấy đã đi vào bài hát CON CÒ do sự thể hiện của đội chơi tự sự dân gian.
HS: Thực hiện.
Và tiết mục CON CÒ của đội chơi tự sự dg sẽ là tiết mục kết thúc phần thi thứ nhất của chương trình ngày hôm nay
GV: Và ngay sau đây chúng ta sẽ tiếp tục với phần chơi thứ 2 có tên gọi phần thi kiến thức. Thể lệ của phần chơi như sau, mỗi đội sẽ cử một đại diện lên bốc thăm gói câu hỏi của đội mình,mỗi gói câu hỏi gồm có 5 câu, trả lời đúng câu hỏi của đội các bạn sẽ được cộng 8 điểm, trả lời sai hoặc hết giờ mà các bạn chưa có câu trả lời các bạn sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội nào có tín hiệu trả lời nhanh nhất, các đội còn lại trả lời đúng câu hỏi sẽ được cộng 4 điểm vào phần điểm của đội mình. Tương tự như vậy ở các đội chơi còn lại. Các bạn nắm rõ luật chơi chưa ạ, chúng ta sẽ bắt đầu nhé. Mời đại diện của các đội chơi lên bốc thăm gói câu hỏi của đội.
GÓI CÂU HỎI SỐ 1
Câu 1: Văn học dân gian được gọi là “Sách giáo khoa về cuộc sống” bởi vì:
Câu 2. Dòng nào sau đây thể hiện chính xác nhất đặc điểm của nhân vật trong truyện truyền thuyết
Câu 3: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thuộc chủ đề nào?
Câu 4: Chi tiết nào trong Truyện An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy có tính chất kỳ ảo?
Câu 5: Trình bày ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai- giếng nước trong truyền thuyết An Dương Vương- Mị Châu – Trọng Thủy
Ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai- giếng nước:
- Hóa giải nỗi oan cho Mị Châu
- Thể hiện truyền thống ứng xử bao dung nhân hậu của nhân dân ta đối với hai nhân vật Mị Châu- Trọng Thủy
- Tạo nên màu sắc thẩm mĩ cho truyện
GÓI CÂU HỎI SỐ 2
Câu 1: Văn học dân gian là
Câu 2: Thể loại văn học dân gian nào mà nhân vật thường được hóa thân?
Câu 3: Truyện Tấm Cám phản ánh xung đột gì trong xã hội?
Câu 4: Nét chung nhất giữa văn học dân gian và văn học viết là:
Câu 5: Sự hóa thân của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám có ý nghĩa gì?
Sự hóa thân của Tấm thể hiện ý nghĩa:
- Thể hiện sự chủ động tích cực của Tấm trong quá trình đấu tranh
- Thể hiện sức sống mãnh liệt bền bỉ đấu tranh giành hạnh phúc
- Thể hiện niềm tin, niềm lạc quan của người lao động xưa với quan niệm ở hiền gặp lành
GÓI CÂU HỎI SỐ 3
Câu 1: Thể loại văn học dân gian nào chủ yếu bộc lộ tình cảm?
Câu 2: Tại sao ca dao thường ngắn gọn, hàm súc?
Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” được bộc lộ trật tự các chi tiết nào sau đây?
Câu 4: Từ “đàng” trong câu ca dao “Thân em như giếng giữa đàng” và từ “đường” trong câu ca dao “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh” có quan hệ gì?
Câu 5: Điểm giống và khác nhau trong những bài ca dao sau:
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Thương người áo trắng vá quàng nửa vai
- Giống: Cùng motip thời gian “chiều chiều”. Nhân vật trữ tình có cùng tâm trạng: buồn thương da diết, cô đơn trống vắng.
- Khác về nội dung trữ tình:
+ Bài 1: Tâm trạng người con gái lấy chồng xa, buồn, xót, cô đơn không biết chia sẻ cùng ai.
+ Bài 2: Một lời tỏ tình đượm buồn vừa chứa đựng sự xót thương, đồng cảm
Phần chơi của đội tự sự dg đã kết thúc phần chơi thứ hai của chương trình ngày hôm nay. Và bây giờ sẽ là phần chơi dành cho tất cả các bạn. Các bạn đã sẵn sang chưa, chúng ta bắt đầu nhé. Câu hỏi thứ nhất dành cho khán giả có nội dung như sau……
……………………………………………………………………………………
Rất vui và thú vị đúng không ạ, các bạn có muốn chơi nữa không,…xin được hẹn các bạn vào một dịp gần nhất có thể với những chủ đề rât mới mẻ để các bạn có dịp được trải nghiệm sáng tạo cùng văn học, tiếp thu, gìn giữ, và phát huy những giá trị tinh thần,những tinh hoa văn hóa của dân tộc đã được lưu giữ trong bộ môn văn học, một bộ môn rất có ý nghĩa trong đời sống của con người Việt Nam, nơi con người gửi gắm những tâm tư, tình cảm, những yêu ghét giận hờn, những tình yêu thương bao la vô bờ bến với quê hương, gia đình, bè bạn. Để từ đó chúng ta có thể trả lời được câu hỏi “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”
Tiếp theo chương trình là phần thi cuối cùng của cuộc chơi, phần thi tài năng. Thể lệ của phần thi như sau: mỗi đội sẽ tham gia một phần thi tài năng của mình, tổng điểm của phàn chơi là 40 điểm trong đó 10 điểm cho trang phục biểu diễn của các bạn,30 điểm còn lại là điểm đánh giá phần diễn xuất .
Nào xin mời phần thi đầu tiên của đội trữ tình dg với phần thi tài năng có tên gọi: BẦN HÁT GHẸO
HS: Thực hiện.
Ca dao là cây đàn muôn điệu diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân dân lao động trong các mối quan hệ gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa. Lời thơ trữ tình kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng của ca dao đã từ lâu đi vào tâm hồn con người Việt Nam qua những lời ru ầu ơ của bà, của mẹ, nuôi dưỡng và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, con người của chúng ta. Một lần nữa xin được cảm ơn phần thi đầu tiên của đội thi trữ tình dg.
Tiếp theo chương trình mời phần thi của đội thi sân khấu dg vơi trích đoạn “Phạt vạ Thị Mầu”
HS: Thực hiện.
Rất cảm ơn sự trải nghiệm rất sáng tạo đến từ đội thi skdg. Một phần thi rất hài hước không chỉ đưa lại cho chúng ta những nụ cười sảng khoái mà còn gơi cho chúng ta nhớ về nhân vật thị kính với một vẻ đẹp rất thánh thiên và bao dung, nhân từ của người phụ nữ xưa trong vở kịch nổi tiếng “ Quan Âm Thị Kính”. Một tràng pháo tay thật dòn giã để cỗ vũ cho đội thi SKDG và chào đón phần thi của đội thi tiếp theo, phần thi của đội thi tự sự dg qua vở kịch: TẤM CÁM.
HS: Thực hiện.
Cổ tích là một thể loại tự sự dg có sự tham gia của các yếu tố thần kì tạo nên tính hấp dẫn, sinh động cho từng câu chuyện,đặc biệt ở thể loại truyện cổ tích thần kì TẤM CÁM. Một câu chuyện rất gần gũi và đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Bước ra từ trang sách, hình ảnh một cô Tấm dịu dàng, hiền hậu, chăm chỉ, siêng năng, cần cù chịu thương chiu khó. Hình ảnh một bà Hoàng hậu xinh đẹp,gần gũi và thân thiện. Từ hình ảnh ấy tác giả dg đã gửi gắm đến chúng ta một thông điệp rất ý nghĩa trong cuộc sống “ở hiền gặp lành”, con người luôn luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, sức sống mãnh liệt ấy sẽ không khuất phục, đầu hàng cái ác, cái xấu, mà sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ công lí trong xã hội.
Cảm ơn phần thi của đội thi tự sự dg, và lúc này là phần làm việc rất căng thẳng của BGK. Nhìn gương mặt của bgk, phần thi ngang tài ngang sức của 3 đội chơi thật khó có thể đóan được đội nào dành giải nhất phải không các bạn. Nhưng có lẽ với tôi , với tất cả các bạn ở đây các bạn đã là những giải thưởng rất đặc biệt của chúng tôi bởi nhờ sự trải nghiệm đầy sáng tạo của các bạn mà chúng tôi đã có được buổi hoạt động đầy ý nghĩa này. Một lần nữa xin được cảm ơn tất cả các đội chơi đến từ các chi đoàn khối 10 trường thpt Đức Thọ.
Sau đây là phần công bố điểm của 3 đội chơi , xin mời đại diện bgk cô giáo Thái Thị Bích Ngọc lên công bố điểm của ba đội chơi.
Như vậy là đội thi dành giải nhất là đội …………
Đội dành giải nhì là đội……………..
Đội dành giải 3 là đội….
Xin chúc mừng cả 3 đội thi .
Sau đây là phần trao giải thưởng của chương trình. Kính mời đại diện bgk cô giáo Thái Thị Bích Ngọc, thầy giáo Hoàng Mạnh Hùng bước lên sân khấu trao giải thưởng cho cả ba đội chơi của chúng ta ngày hôm nay. Cảm ơn sự có mặt của quí vị đại biểu, các thầy cô giáo, cùng tất cả các em hs đã tham gia chương trình. Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình sau. Chân thành cảm ơn.