K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2017

Theo em nghề y sẽ phải có 2 yếu tố :+)  Giỏi chữa bệnh để có thể chữa được nhiều bệnh

                                                       +)   Phải có tấm lòng thương người bệnh ,đặc biệt là người bệnh nghèo và nặng

Ps:mik  ko cóp trên mạng đâu nhé

8 tháng 12 2017
  • Phải có tài , có đức
  • Phải có lòng thương yêu bệnh nhân ko sợ chết, ko sợ quyền uy
9 tháng 12 2016

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, xem nỗi đau của bệnh nhân như nỗi đau của mình. Một người thầy thuốc có y đức thì luôn được mọi người yêu mến và tôn trọng. Làm thế nào để: "Xây dựng môi trường bệnh viện thân thiện theo đúng tinh thần bệnh viện là nhà, bệnh nhân là chủ, y, bác sĩ là người phục vụ", luôn là điều trăn trở của ngành Y tế và của mọi người.

9 tháng 12 2016

Ai đã từng đi khám bệnh hoặc đi chữa bệnh ở các cơ sở y tế mới thấy được câu nói của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu” quan trọng đến nhường nào. Làm bất cứ nghề gì cũng cần đến lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề, nhưng với đặc thù của ngành y thì người hành nghề cần phải đề cao đạo đức nghề nghiệp mà xã hội thường gọi là y đức.Trong sự phát triển đi lên của xã hội nói chung và sự phát triển của ngành y tế nói riêng, giữa những khó khăn và thách thức để tồn tại và phát triển, y đức và chất lượng khám chữa bệnh được coi là vấn đề cốt lõi của toàn ngành y tế. Trong thời gian qua, chúng ta không phủ nhận trong đội ngũ những người thầy thuốc, vẫn còn những điều vướng bận ở nơi này hay nơi khác, nhưng họ đã có những sự đóng góp và hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, cho sự phát triển đi lên của toàn xã hội. Trước những thách thức của cuộc sống, bệnh tật ngày càng nhiều, xã hội cần sự tận tình, chia sẽ nhiều hơn nữa của đội ngũ y bác sĩ để nâng cao vấn đề y đức và chất lượng khám chữa bệnh cho nhân. Có như vậy chúng ta mới thấm nhuần câu nói của Hải Thượng Lãn Ông “Không có nghề nào đạo đức bằng nghề y và không nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”./.

7 tháng 12 2017

Nguời làm nghề y không chỉ là người có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng yêu thương và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ uy quyền, không sợ mang vạ vào thân.

13 tháng 4 2019

   - Người thợ cắt may những sản phẩm thông thường cần có trình độ văn hóa nhất định, có hiểu biết về vật liệu, dụng cụ, thiết bị, kĩ thuật cắt may và thẩm mĩ may mặc; có kĩ năng cắt may thành thạo một số loại sản phẩm thông dụng như quần áo trẻ em, áo quần nam, nữ, váy đầm…

    - Người thợ cắt may hàng cao cấp, nhà tạo mẫu thời trang… cần được đào tạo qua những lớp chuyên môn hoặc trường Dạy nghề, Trung cấp kĩ thuật, Cao đăng, Đại học…

    - Yêu nghề, có tính cần cù, tỉ mỉ, bàn tay khéo léo, có khiếu thẩm mĩ và óc sáng tạo.

    - Luôn học hỏi để để có những hiểu biết về công nghệ may tiên tiến và kĩ thuật cắt may.

20 tháng 11 2017

Tôi rất hiểu sự chân thành của tác giả câu nói trên khi muốn nhấn mạnh và đề cao sự đóng góp to lớn của đội ngũ những người được xem là “kỹ sư tâm hồn”. Thế nhưng, theo logic thông thường một khi đã nói như thế buộc người ta phải suy luận và đặt vấn đề: Nếu nói nghề giáo là “cao quý nhất trong những nghề cao quý” vậy nghề nào là “cao quý nhì”…?

“Lao động là vinh quang”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói như vậy. Vì thế, có lẽ phải nói rằng cao quý hay thấp hèn ở đây là do bản thân mỗi cá nhân chứ không phải do nghề nghiệp.

Cho nên, phải chăng chính cách nghĩ đề cao quá mức nghề giáo đã vô tình tạo ra những áp lực xã hội không đáng có đối với các thầy cô giáo? Điều đáng nghĩ trong thực tế, cách ứng xử của cộng đồng và xã hội lại có phần trái ngược. Bởi nếu một năm có 365 ngày nhưng lại chỉ quan tâm các thầy cô giáo trong duy nhất một ngày- 20/11, 364 ngày còn lại họ phải sống với bao nỗi vất vả, căng thẳng và âu lo… Liệu đó có phải là thái độ và cách ứng xử phiến diện với đội ngũ các thầy cô giáo hôm nay? Phẩm giá của một cá nhân nói cho cùng không nằm ngoài phẩm giá chung của cộng đồng. Nghề giáo và hình ảnh các thầy cô giáo trong xã hội hôm nay đang có những tổn thất, mất mát. Đây là một thực tế cần được nghiêm túc nhìn nhận. Để tháo gỡ, theo tôi không còn cách nào khác là phải thay đổi tư duy và nhận thức của toàn xã hội về Giáo dục nói chung. Sự thay đổi này trước hết phải bắt đầu từ phía những người trực tiếp điều hành, quản lý Giáo dục hiện nay.

Điều quan trọng nhất lãnh đạo ngành giáo dục phải trung thực trong mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động, cầu thị và lắng nghe tiếng nói từ phía các thầy cô giáo. Hãy trả họ về đúng với vị trí và chức phận của nghề giáo. Đặc biệt chế độ đãi ngộ phải tương xứng với những gì mà họ đã đóng góp cho xã hội. Làm được như thế cũng là giúp họ giữ gìn phẩm giá và đạo đức nghề nghiệp bản thân, là cách tri ân, tôn vinh chân thành và cao đẹp nhất.

^^

Học tốt !