Bài 1.1:Một hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon mạch hở là CxH2x(A)và CyH2y(B).Biết 9,1gam hỗn hợp làm mất màu hết tối đa 40gam Br2 trong dd
a)Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của hai chất trên.Biết trong X thành phần thể tích của chất có phân tử khối nhỏ hơn nằm trongg khoảng 65-75%
b)Xác định CTCT của A và B biết cả A và B khi phản ứng với HCl chỉ cho 1 sản phẩm duy nhất.Viết phương trình minh họa
Bài 1.2:Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở A và B,thu đc 15,68 lít CO2(đktc) và 16,2gam nước.Nếu thêm vào X một nửa lượng A có trong X rồi đem đốt cháy hoàn toàn thì thu đc 20,16 lít CO2(đktc) và 21,6gam nước.Biết khi cho hỗn hợp X vào dd brom dư thì lượng brom phản ứng là 16gam.
xác định CTPT,tính khối lượng của A và B trong m gam hỗn hợp X
Bài 1.1 :
a)
Ta thấy các chất trong X đều chứa 1 pi
=> n X = n Br2 = 40/160 = 0,25(mol)
=> M X = 9,1/0,25 = 36,4
=> A là C2H4(M = 28)
Gọi n A = a(mol) ; n B = b(mol)
Ta có :
a + b = 0,25
28a + 14by = 9,1
- Nếu a = 0,25.65% = 0,1625 => b = 0,25 - 0,1625 = 0,0875
Suy ra y = 3,7
- Nếu a = 0,25.75% = 0,1875 => b = 0,25 -0,1875 = 0,0625
Suy ra y = 4,4
Với 3,7 < y < 4,4 suy ra y = 4
Vậy B là C4H8
b)
CTCT của A : CH2=CH2
$CH_2=CH_2 + HCl \to CH_2Cl-CH_3$
CTCT của B : CH3-CH=CH-CH3
$CH_3-CH=CH-CH_3 + HCl \to CH_3-CH_2-CHCl-CH_3$
Bài 1.2 :
Gọi n A = a(mol) ; n B= b(mol)
Gọi số kA = m ; kB = n(mol)
n CO2 = 15,68/22,4 = 0,7(mol) ; n H2O = 16,2/18 = 0,9(mol)
=> n CO2 - n H2O = 0,7 - 0,9 = a(m - 1) + b(n - 1)
=> am - a + bn - b = - 0,2
n pi(trong X) = n Br2 = 16/160 = 0,1(mol)
=> am + bn = 0,1
Suy ra: a + b = 0,2 + 0,1 = 0,3
Thí nghiệm 2 :
n CO2 = 20,16/22,4 = 0,9 ; n H2O = 21,6/18 = 1,2(mol)
n CO2 - n H2O = 0,9 - 1,2 = 1,5a(m -1) + b(n - 1)
=> 0,9 - 1,2 = a(m-1) + 0,5a(m-1) + b(n-1)
=> -0,3 = -0,2 + 0,5a(m-1)
=> am - a = -0,2
=>m = (a - 0,1)/a
Mà 0 < a < 0,3
=> m < 0,67
=> m = 0
Suy ra : a = 0,2 ; b = 0,3 - 0,1 = 0,1 => n = 1
Khi đốt 0,5 mol A thi thu được CO2(0,9 -0,7 = 0,2 mol)
Số nguyên tử C trong A là : 0,2/(0,2 : 2) = 2
Vậy A là C2H6
Bảo toàn nguyên tố với C
n C(trong B) = 0,7 - 0,2.2 = 0,3(mol)
=> số nguyên tử C trong B là 0,3/0,1 = 3
Vậy B là C3H6
Trong X :
m A = 0,2.28 = 5,6(gam)
m B = 0,1.42 = 4,2(gam)