ai viết cho tớ bài thơ nam quốc sơn hà đi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm 1076, Quách Quỳ, Triệu Tiết đem quân 9 tướng, hợp với Chiêm Thành, Chân Lạp tấn công Đại Việt. Hai bên giao tranh ở sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền Trương tướng quân [18] có tiếng đọc to rằng:
“ | Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên phân định tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư | ” |
Sau này đúng như lời thơ, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống.[19][20]
Theo sách Việt điện u linh – Chuyện Trương Hống và Trương Hát
Thời Nam Tấn Vương nhà Ngô đi đánh dẹp Lý Huy ở Long Châu, đóng quân ở cửa Phù Lan, đêm ngủ mộng thấy hai người kỹ vĩ, diện mạo khôi ngô đến ra mắt nhà vua và xin trợ chiến. Nhà vua hỏi danh tính, họ trả lời rằng họ là anh em vốn người Phù Lan, làm tướng của Triệu Việt Vương, Việt Vương bị Lý Nam Đế đánh bại. Nam Đế làm lễ trọng ý muốn cho họ làm quan; hai em chối từ, trốn vào núi Phù Long, Nam Đế nhiều lần cho người truy nã không được, mới treo ngàn vàng cầu người bắt. Hai anh em đều uống thuộc độc mà chết. Thượng đế thương họ vô tội cho làm Than Hà Long Quân Phó Sứ, tuần hai sông Vũ Bình và Lạng Giang đến tận trên nguồn, hiệu là Thần Giang Phó Đô Sứ. Trước kia đã giúp vua Ngô Quyền trong chiến dịch Bạch Đằng.
Nam Tấn Vương tỉnh dậy mới đem tế và khấn thần phò trợ. Sau đó Nam Tấn Vương thắng trận, bình xong quân Tây Long vua sai sứ chia chỗ lập đền thờ, đều phong làm Phúc Thần một phương, chiếu phong anh là Đại Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Như Nguyệt. Còn em là Tiểu Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Nam Bình.
Thời vua Nhân Tông nhà Lý, binh Tống nam xâm kéo đến biên cảnh; vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt dựa bờ sông đóng cừ để cố thủ. Một đêm kia quân sĩ nghe trong đền có tiếng ngâm to rằng:
“ | Sông núi nhà Nam Nam đế ở Phân minh trời định tại thiên thư. Cớ sao nghịch lỗ sang xâm phạm Bọn chúng rồi đây sẽ bại hư. | ” |
Quả nhiên quân Tống chưa đánh đã tan rã. Thần mộng rõ ràng, mảy lông sợi tóc chẳng sai.[21]
Theo Bửu Diên Nguyễn-Phúc, Thị Hoàng Anh Phạm (2003)
Năm 1076, hơn 30 vạn quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt (tên nước Việt Nam thời đó). Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn.[22] Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ trên.[23] Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Đại Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã hơn quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hòa, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giữ vững bờ cõi nước Đại Việt (Việt Nam).
Ý nghĩa hai câu thơ cuối và đối tượng của bài thơ
Trong câu thơ cuối của bài thơ Nam quốc sơn hà có đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều "nhữ đẳng" 汝等. Trong các bản dịch thơ của bài thơ này từ nhữ đẳng đều được dịch là chúng bay hoặc chúng mày. Theo Nguyễn Hùng Vĩ và Nguyễn Sơn Phong "nhữ đẳng" 汝等 trong câu thơ cuối của bài thơ Nam quốc sơn hà là chỉ quân Đại Việt, đối tượng của bài thơ là quân Đại Việt, không phải quân Tống, ý của hai câu thơ cuối của bài thơ là tại sao quân giặc đến xâm phạm mà các ngươi (quân Đại Việt) lại cam lòng chịu thất bại.[13][24][25]
Dịch thơ
Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim:[26]
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim từng được đưa vào trong sách giáo khoa trung học của học sinh Việt Nam nhưng sau đó đã bị loại bỏ. Theo Trương Phan Việt Thắng bản dịch thơ của Trần Trọng Kim bị loại bỏ khỏi sách giáo khoa có thể là vì vấn đề chính trị, Trần Trọng Kim là "một trí thức không thuộc phe cách mạng, là Thủ tướng "Chính phủ bù nhìn""[27][28].Tuy nhiên,bản dịch này lại là bản được nhiều người biết đến nhất vì có vần điệu dễ nhớ,được phổ biến rộng rãi.[29]
Bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân:[26]
Núi sông Nam Việt vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Bản dịch thơ trên của Lê Thước và Nam Trân được đưa vào trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2003 (sách được tái bản nhiều lần sau đó) nhưng những người biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn 7 đã không dẫn lại đúng nguyên văn bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân mà sửa câu đầu của bản dịch thơ từ Núi sông Nam Việt vua Nam ở thành Sông núi nước Nam vua Nam ở.[26]
Theo ông Nguyễn Khắc Phi, Tổng chủ biên sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, toàn thể hội đồng biên soạn sách đã nhất trí sửa lại câu thơ đầu trong bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân vì "nước ta chưa bao giờ có quốc hiệu Nam Việt". Cũng theo ông Phi "Nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa ở nước ta cũng như nước ngoài, cho phép người biên soạn có quyền sửa chữa cho phù hợp nội dung".[30]
Ông Phạm Văn Tuấn (nhân viên Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng việc những người biên soạn sách Ngữ văn 7, tập 1 sửa lại bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân là việc làm không đúng, không nghiêm túc, không khoa học. Đã dẫn thì phải dẫn đúng nguyên văn, dẫn sai là không tôn trọng tác giả của bản dịch thơ, không tôn trọng người đọc, người học. Những người biên soạn đã không dẫn đúng nguyên văn bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân, không ghi ai là người đã sửa câu Núi sông Nam Việt vua Nam ở thành Sông núi nước Nam vua Nam ở. Theo ông Tuấn những người biên soạn sách nếu không thể dẫn đúng nguyên văn bản dịch thơ của người khác thì hãy tự mình dịch.[31]
Bản dịch thơ của Nguyễn Tri Tài:[12]
Sông núi nước Nam vua Nam ở.
Sách trời định phận đã rõ ràng.
Cớ sao giặc dữ dám xâm phạm,
Chờ đấy loài bây sẽ nát tan.
Hai bản dịch thơ của Ngô Linh Ngọc:[26]
(1)
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Sách trời phân định đã rạch ròi
Cớ sao giặc trời xâm phạm tới
Chúng bay thất bại hãy chờ coi.
(2)
Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự
Sách trời định phận rõ non sông
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?
Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong.
Hai bản dịch thơ của Nguyễn Thiếu Dũng:[26]
(1)
Sông núi nước Nam, Nam đế cư
Rành rành phận định tại thiên thư
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay rồi sẽ chuốc bại chừ
(2)
Vua Nam riêng ngự nước Nam
Sách trời định vậy dễ làm khác đâu
Bọn người xâm lược mưu sâu
Chúng bay rồi sẽ chuốc sầu bại vong.
Bản dịch thơ của Hoa Bằng:[26]
Sông núi nước Nam vua Nam coi
Rành rành phân định ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Bay sẽ tan tành chết sạch toi.
Bản dịch thơ của Phạm Trần Anh:[27]
Sông núi trời Nam của nước Nam
Sách trời định rõ tự muôn ngàn
Cuồng ngông giặc dữ vào xâm lấn
Chuốc lấy bại vong lấy nhục tàn
Bản dịch thơ của Bùi Văn Nguyên:[27]
Sông núi nước Nam, Nam đế chủ,
Cõi bờ định rõ tại thiên thư.
Cớ sao nghịch tặc dám xâm phạm?
Bay liệu, rồi đây chuốc bại hư!
Bài thơ Nam quốc sơn hà có ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Thư tịch đầu tiên có chép bài thơ này là sách Việt điện u linh tập, song bản Nam quốc sơn hà trong Việt điện u linh tập không phải là bản được biết đến nhiều nhất, bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư mới là bản được nhiều người biết nhất. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử đầu tiên có ghi chép bài thơ này.[7][8][9]
Bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau:[10]
南國山河南帝居,
截然分定在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虚。
Phiên âm Hán –Việt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bản dịch nghĩa của Võ Minh Hải:[11]
Sông núi nước Nam thì vua nước Nam cai quản
Rõ ràng đã được phân chia tại sách trời
Cớ làm sao bọn giặc ngỗ ngược kia đến đây xâm phạm
Rồi đây chúng bay sẽ thấy và nhận lấy sự thất bại hoàn toàn.
Bản dịch nghĩa của Nguyễn Tri Tài:[12]
Sông núi nước Nam, vua nước Nam ở,
Phân vị rạch ròi đã ghi trong sách trời.
Cớ sao lũ giặc bạo ngược đến xâm phạm,
Chúng bây rồi xem, sẽ chuốc lấy thất tại tan tành.
Bản dịch nghĩa của Nguyễn Hùng Vĩ:[13]
Sông núi nước Nam, Nam đế quản trị
Hiển nhiên đã định phận tại thiên thư
Cớ sao bọn giặc ngỗ ngược đến xâm phạm
Mà chúng bay, xem ra, lại chịu bại ư?
Bản dịch của Trần Trọng Kim:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
- Số câu trong bài:................................
- Số chữ trong bài:.7 chữ mỗi câu mà bài thơ 4 câu
=> có 28 chữ
- Cách hiệp vần của bài thơ: vần "ư" cuối câu
- Nam quốc sơn hà được viết bằng thể thơ: THất ngôn tứ tuyệt (7 chữ 4 câu)
b, Dựa vào chú thích, giải thích vì sao bài thơ Nam quốc sơn hà từng được gọi là"bài thơ thần"
=>Bài Nam quốc sơn hà được gọi là thơ thần vì nó làm xoay chuyển cục diện kinh ngạc trận đánh, tăng chí khí quân sỹ. Từ đó, người ta mới nghĩ bài thơ này có sức mạnh, phép lạ, lọt vào miệng dân gian, kiểu tam sao 3 chục bản thì thành thơ thần.
Năm 1077, quân tống do quách quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. vua lý nhân tông sai lí thường kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông như nguyệt , bỗng 1 đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ 2anh em trương hống và trương hát 2 vị tướng đánh giặc giỏi cùa triệu quang phục được tôn làm thần sông nhu nguyệt -có tiếng ngâm bài thơ này.
Phương Mỹ Chi
Hò ơ …
Con ơi con ngủ cho tròn, để mẹ ngồi vót cho rồi bó chông
Chông này gìn giữ non sông, chông này góp sức diệt quân bạo tàn.
Hò ơ …
Nơi trăm hoa thi nhau đua nở, mảnh đất như là vàng
Sông núi nước Nam, vua Nam ở, giặc giữ cớ sao làm càn
Ông cha giữ lấy nước Đại Việt, bao lần chiến công luôn oanh liệt
Với những anh hùng đại hào kiệt
Con cháu rồng tiên, chẳng thể nằm yên khi đất nước vẫn còn nguy
Dòng máu rồng thiêng, tự hào một khoảng trời riêng
Với những con người hi sinh cả xương máu
Đánh lũ giặc tan tành không cho đường lui và không còn nơi nương náu
Việt Nam sinh ra tinh hoa
Tiếp nối truyền thống ông cha
Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh
Chiến thắng này ắt không xa
Bao năm khi xưa loạn lạc
Dòng dõi Lạc Hồng vẫn sải cánh
Bản sắc kiên cường khi giặc đến
Lần nữa đánh là phải thắng
Là con cháu rồng tiên
Chữ S mảnh đất thiêng
Dân Việt người cốt tiên
Chiến thắng theo cách riêng
Là con cháu rồng tiên
Chữ S mảnh đất thiêng
Dân Việt người cốt tiên
Chiến thắng theo cách riêng
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư
Nam Quốc Sơn Hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư
Có anh dân quân đang ship hàng (freeship)
Trên đôi vai cờ đỏ sao vàng (đi tiếp)
Có chị lao công đang quét rác (all day)
Có bác sĩ kia đang phờ phạc (all night)
Có người san sẻ từng miếng ăn (khi đói)
Có người chia nhau từng viên thuốc (khi bệnh)
m thầm lặng lẽ chẳng tiếng than (làm gì)
Chống giặc vô hình ta tiến bước (let’s go)
Việt Nam chung tay không thua đâu
Việt Nam đi qua chông gai
Ruộng bậc thang, hàng tre, búp măng non kia vẫn luôn xanh
Khi lũ trẻ trong xóm tung tăng là khi đại dịch xéo đi nhanh
Phương Mỹ Chi
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư
Nam Quốc Sơn Hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư
Việt Nam sinh ra tinh hoa
Tiếp nối truyền thống ông cha
Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh
Chiến thắng này ắt không xa
Bao năm khi xưa loạn lạc
Dòng dõi Lạc Hồng vẫn sải cánh
2021 giặc đến
Lần nữa đánh là phải thắng
Là con cháu rồng tiên
Chữ S mảnh đất thiêng
Dân Việt người cốt tiên
Chiến thắng theo cách riêng
Là con cháu rồng tiên
Chữ S mảnh đất thiêng
Dân Việt người cốt tiên
Chiến thắng theo cách riêng
dài thế ak
nam quốc sơn hà nam đế cư
tiệp nhiên định phận tại thiên thư
như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
như đẳng hành khan thủ bại hư
Của Lý Thường Kiệt.
ND: Bạn có thể mở sgk ngữ văn trang 65.
Vai trò: đông viên quân ta, làm cho quân địch lo sợ.
Cái này trong sách giáo khoa có rồi, em nên tự dùng SGK là được nhé!
Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay
Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.
“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)
Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.
“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.
Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay
Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.
“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)
Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.
“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.
Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Bởi vì nó được xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn độc lập.
Nam quốc sơn hà nam để cư : Chia rõ ranh giới
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư: Khẳng định chủ quyền
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm : Khẳng định sự xâm phạm
hữ đẳng hành khan thủ bại hư : Nước Việt là của người việt nếu tụi bay cố tình xâm phạm thì tụi bay sẽ bị đành tơi bời
Nam quốc sơn hà ; 南國山河 • Sông núi nước Nam
南國山河
南國山河南帝居,
截然定分在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虛。
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch nghĩa
Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,
Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời.
Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?
Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bài thơ được tạm dịch là:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời