Hãy việt một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt trong đời sống. giúp em với ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thiếu sự tôn trọng sự khác biệt của người khác mang đến voi vàn những hậu quả lớn. Sinh ra trong dòng đời, không ai trong chúng ta giống như ai. Bạn tóc vàng, tôi tóc nâu, bạn da trắng, tôi da màu. Sự khác biệt ấy thể hiện rõ trong cá tính của mỗi người. Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác, thể hiện phẩm giá của mỗi người. Việc tôn trọng sự khác biệt thể hiện trong lời nói, văn hóa ứng xử, hành động. Mỗi chúng ta đều có cách sống của riêng mình , không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài . Nếu chúng ta không biết tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ khiến ta có cái nhìn càng hạn hẹp, mất đi những phẩm chất tốt đẹp đáng có: đồng cảm, bao dung, tha thứ,.... Không chỉ vậy, nó còn đẩy người khác vào cô đơn và tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lí, mất đi cá tính, chất riêng và thế giới này sẽ không còn " đa sắc màu". Đà điểu chạy rất giỏi, đại bàng bay cao. Không ai lại đi đánh giá khả năng bay ở đà điểu cả. Hành động kì thị,vùi dập người khác chỉ vì họ khác biệt là sai. Chỉ khi ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, người khác mới tôn trọng lại chúng ta. Những hành động sai trái ấy làm tập thể bị chia rẽ, xã hội không đoàn kết dẫn đến khó có thể phát triển văn mình, tiến bộ . Tôn trọng sự khác biệt chính là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người văn minh, là sức mạnh của trí tuệ. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, chính vì vậy hãy sống có ích, tôn trọng bản thân và mọi người để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, điểm xuyết thêm nhiều sắc màu cho cuộc sống
Tham khảohiếu sự tôn trọng sự khác biệt của người khác mang đến voi vàn những hậu quả lớn. Sinh ra trong dòng đời, không ai trong chúng ta giống như ai. Bạn tóc vàng, tôi tóc nâu, bạn da trắng, tôi da màu. Sự khác biệt ấy thể hiện rõ trong cá tính của mỗi người. Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác, thể hiện phẩm giá của mỗi người. Việc tôn trọng sự khác biệt thể hiện trong lời nói, văn hóa ứng xử, hành động. Mỗi chúng ta đều có cách sống của riêng mình , không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài . Nếu chúng ta không biết tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ khiến ta có cái nhìn càng hạn hẹp, mất đi những phẩm chất tốt đẹp đáng có: đồng cảm, bao dung, tha thứ,.... Không chỉ vậy, nó còn đẩy người khác vào cô đơn và tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lí, mất đi cá tính, chất riêng và thế giới này sẽ không còn " đa sắc màu". Đà điểu chạy rất giỏi, đại bàng bay cao. Không ai lại đi đánh giá khả năng bay ở đà điểu cả. Hành động kì thị,vùi dập người khác chỉ vì họ khác biệt là sai. Chỉ khi ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, người khác mới tôn trọng lại chúng ta. Những hành động sai trái ấy làm tập thể bị chia rẽ, xã hội không đoàn kết dẫn đến khó có thể phát triển văn mình, tiến bộ . Tôn trọng sự khác biệt chính là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người văn minh, là sức mạnh của trí tuệ. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, chính vì vậy hãy sống có ích, tôn trọng bản thân và mọi người để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, điểm xuyết thêm nhiều sắc màu cho cuộc sống.
Đầu tiên chúng ta cần làm rõ vấn đề : Sự khác biệt là gì?.Là những nét riêng, sự độc đáo được khẳng định, được đề cao gắn với đời sống của cá thể trong xã hội. Tại sao chúng ta cần tôn trọng điều này? . Bởi vì nếu một cuộc sống không có sự khác biệt , mọi việc người ta đều làm như khuôn đúc thì xã hội liệu có phát triển tốt hơn được không ? . Nếu không tôn trọng mà cứ chê bai người khác khi họ làm việc khác mình thì đó là một điều ngu xuẩn và nông cạn . Sự khác biệt tạo nên điểm nhấn , tạo nên giá trị và khả năng khác người của một ai đó , hay nói cách khác sự khác biệt là giá trị của con người ta . Theo em trong cuộc sống cần tôn trọng sự khác biệt , em hoàn toàn đồng tình với ý kiến đó.
Em thấy ý kiến trên là đúng vì trên đời này ai cũng sẽ có điểm khác biệt , có khuyết điểm của mình . Rất nhiều người vì sự khác biệt ấy mà mang ra trêu đùa , chế dễu , xúc phạm đến sự khác biệt ấy của người khác . Nên ta mới có câu " Trong cuộc sống cần tôn trọng sự khác biệt " . Nếu không giúp gì được cho họ thì đừng gây nên buồn phiền cho họ nữa .
Cuộc sống này muôn màu muôn vẻ muôn vạn trạng,và không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung.Nếu bạn chấp nhận lỗi của họ và cho học một cơ hội,thì chẳng phải bạn đang cho qua những khắc nghiệt của cuộc sống mà bước tiếp trong vui vẻ hay sao...Tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã.Tha thứ còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Tha thứ còn lạ tự tha thứ cho chính mình,những điều mà mình day dứt. Đôi khi ha thứ cho người khác và chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Qua đó, chúng ta thấy niềm vui ki lòng nhẹ nhõm kho tha thứ cho người khác, . Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa tha thứ và bao che. Tha thứ - là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa - không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Mỗi người hãy học cách tha thứ với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói: “Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung, nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn chảy đời suối. Đời người cũng để sống và thả trôi đi những tị hiềm”. Đúng vậy, trong cuộc sống của chúng ta rất cần đến lòng bao dung của mọi người. Lòng bao dung là một phẩm chất, một truyền thống đáng quý của người Việt Nam. Lòng bao dung có ý nghĩa thiết thực trong đời sống, nhưng ngày nay không ít người thiếu đi tấm lòng bao dung ấy.
Vậy lòng bao dung là gì? Theo từ điển “bao dung là tôn trọng, chấp nhận và thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động, chấp nhận cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp”. Bao dung khác với khoan dung. Khoan dung là đức tính rộng lượng, cảm thông cho hoàn cảnh của người khác và tha thứ cho lỗi lầm của họ nhưng khoan dung có thể không bao dung vì những điều họ không tôn trọng, không chấp nhận. Bao dung mang nghĩa rộng hơn khoan dung vì tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt nên họ cũng dễ dàng thứ tha cho sai phạm của người khác.
Người có lòng bao dung là luôn sống bằng tình yêu thương, sự sẻ chia với mọi người, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm, sai phạm của người khác. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất trong pháp luật của nước Việt Nam có sự khoan hồng với tội phạm. Con người ta ai cũng có thể mắc sai lầm không lúc này thì lúc khác, ta chẳng biết được ngày mai nên hãy mở rộng tấm lòng bao dung khi họ biết sai, biết hối lỗi để họ có được cơ hội thay đổi và làm lại cuộc đời, hướng họ đến sự tốt đẹp.
Bao dung có ở mọi lúc mọi nơi trong mọi hoàn cảnh. Bao dung đối với người thân yêu trong gia đình, khi con cái mắc lỗi người làm cha làm mẹ luôn bao dung thứ tha cho lỗi lầm của con, chỉ lỗi sai và hướng cho con làm đúng. Thầy cô luôn bao dung cho sự nghịch ngợm, quậy phá của lũ nhỏ bởi “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, sự bồng bột, hay vi phạm nội quy thầy cô luôn công minh xử phạt để hình thành và phát triển nhân cách đúng hướng cho học sinh. Bao dung là điều không thể thiếu trong tình yêu bởi đó là “điều tuyệt vời nhất của tình yêu. Nó tạo nên một người mạnh mẽ để có thể nói lời xin lỗi và một người mạnh mẽ hơn cả để có thể tha thứ.” Một người luôn hờn dỗi sẽ phải phải có một người bao dung cho tính cách của người ấy, một người có chút vô tâm thì một người phải hiểu và nói để họ sửa. “Sẽ không có tình yêu khi không có sự bao dung, sẽ không có sự tha thứ khi không có tình yêu đích thực”. Bao dung không phải là chỉ có khi bên nhau mà khi đã không còn là gì của nhau cũng cần bao dung tha thứ cho sai lầm của người đã từng thương, không oán trách, không đớn đau có được như vậy mới có thể bước tiến về phía trước bởi “Sự tha thứ không thể làm thay đổi quá khứ nhưng nó có thể mở rộng tương lai”.
Người có lòng bao dung sẽ ít khi gặp giông bão trong lòng, được sống trong sự thanh thản, nhẹ nhàng bởi chẳng bị cục thù hận đè nén. Người có lòng bao dung sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn ngay cả đối với người chẳng ưa gì ta, hay hiềm khích với ta nhưng chính tấm lòng bao dung ấy đã cảm hóa những ác cảm, để lại cho họ cái nhìn tốt đẹp về mình. Vì có bao dung nên ta có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, được mọi người kính trọng và nể phục. Khi ta gặp khó khăn họ sẵn sàng giúp đỡ như khi mình đã giúp họ. Có bao dung mới hướng ta đến cái đẹp chân, thiện, mĩ trong cuộc sống.
Tuy nhiên, trong xã hội ngày lòng bao dung bị giá trị của đồng tiền và lối sống thực dung bào mòn và thế chỗ. Con người ta sống ích kỉ, nhỏ nhen, vô cảm hơn khi thấy người khác gặp nạn vẫn ngó mắt làm ngơ vì sợ “Mua dây buộc mình”, im lặng chấp nhận giương mắt nhìn kẻ xấu làm việc xấu mà không tố giác, hay đơn giản là kì thị với người khác vùng miền đặc biệt là người Thanh Hóa. Một số người trong xã hội họ không có thiện cảm với người Thanh Hóa chỉ vì một vài thành phần chưa tốt, ở đâu cũng có người xấu người tốt chẳng riêng đất Thanh Hóa nên đừng phân biệt đối xử bởi chúng ta cùng là người Việt Nam, cùng chung sống trên dải đất hình chữ S yêu thương.
Người không có lòng bao dung sẽ khó có thể được hạnh phúc bởi vị kỷ cá nhân luôn trú ngụ không có lối cho bao dung tồn tại. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống, nếu trong một xã hội toàn những con người như vậy thì xã hội ấy sớm muộn cũng bị hủy diệt.
Như vậy, lòng bao dung là điều xưa nay con người ta luôn hướng tới, nó thể hiện tinh thần tốt đẹp và lòng nhân ái của người Việt. Trong bất kì một xã hội nào, cộng đồng nào, thời kì nào, môi trường nào cũng cần có những tấm lòng bao dung để cuộc sống này trở nên nhân văn hướng đến giá trị của cái đẹp, cái thiện đẩy lùi cái ác, cái xấu.
Chúc bn hok tốt~~
Xã hội vẫn thường tôn vinh những gì chung, phổ biến, hay nói cách khác là có xu hướng toàn cầu và bỏ qua những gì khác biệt, thậm chí là bài trừ những gì nổi trội. Khác biệt ở đây có thể là suy nghĩ, hoàn cảnh, thói quen hay về những đặc điểm cơ thể. Chúng ta rất khó chấp nhận một người nào đó có suy nghĩ khác mình, cách làm khác mình, tính cách khác mình, thậm chí chỉ đơn giản là ăn mặc khác mình. Vì thế, dù xã hội có văn minh đến đâu, thì thật khó có thể xóa bỏ sự kì thị chủng tộc, sự phân biệt màu da, tôn giáo.
Toàn cầu hóa hay các phương tiện kĩ thuật có thể gia tăng kết nối, rút ngắn khoảng cách thì rào cản giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, là cái thật khó có thể dỡ bỏ. Bởi khó chấp nhận sự khác biệt vốn là bản năng nguyên thủy của mọi sinh vật, bắt nguồn từ động lực duy trì sự thuần chủng để sinh tồn. Con người ta, cũng như những sinh vật khác, về bản năng, là khó chấp nhận sự khác biệt. Tôi nhớ khi còn nhỏ, nhà bà tôi có một đàn gà, trong đó có một con gà bị què chân, còi cọc và xấu xí. Mỗi khi cho bọn chúng ăn, thì những con khỏe mạnh bao giờ cũng lao đến trước và rất lâu sau con gà què mới lê lết chạy đến sau để nhặt nhạnh những thức ăn còn thừa. Nó cũng thường xuyên bị cả đàn xúm vào mổ, trông rất đáng thương. Vì thế, nó sinh ra vốn đã còi cọc, xấu xí, lại càng trở nên còi cọc và xấu xí. Nếu quan sát một đám trẻ con đang chơi, thì những đứa trẻ xấu xí hơn, yếu ớt hơn hoặc có chút khác biệt gì đó trong cơ thể, trong cách ăn mặc hành xử, thường bị xa lánh, trêu chọc, thường bị lôi ra làm trò mua vui cho cả nhóm. Đôi lúc, đó không hẳn là biểu hiện của một động cơ độc ác, mà tôi nghĩ xuất phát từ bản năng khó chấp nhận sự khác biệt. Nhưng mà, về mặt tự nhiên, mỗi sự sống đều rất khác biệt. Trong một khu rừng, không một cây nào hoàn toàn giống hệt một cái cây khác. Trên cùng một thân cây, nhưng không chiếc lá nào giống chiếc lá nào.
Tôi nghĩ, tạo hóa đã rất thông minh khi tạo ra những sự sống rất khác nhau, nhưng không một sự sống nào trong đó là hoàn hảo, vì thế chúng phải dựa vào nhau để sinh tồn. Bạn đẹp chính bởi bạn không hoàn hảo. Người khác có giá trị bởi vì họ khác với bạn. Việc người khác không chấp nhận bạn bởi bạn khác với họ cũng là một điều giản dị hợp với qui luật của tự nhiên. Khi nghĩ như thế, trái tim bạn sẽ có khả năng co giãn hơn, bao dung hơn và tôi chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Cảm giác hạnh phúc bởi một trái tim biết co giãn đó, tôi nghĩ chính là thứ làm đầy cuộc sống của chúng ta.
Cuộc sống vốn là thế giới đa dạng, phong phú, đầy màu sắc và mỗi người là một cá thể độc lập với những quan điểm sống khác nhau. Vậy khó có thể bắt người khác giống mình về sở thích, thói quen, tính cách… Điều quan trọng là mỗi người phải biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của người khác.Muốn có được suy nghĩ và hành xử đúng đắn, chúng ta cần biết chấp nhận sự khác biệt, hướng đến một cách sống bao dung, rộng lượng. Điều đó giúp bạn có được cuộc sống chan hòa với mọi người và có thêm nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống. Chấp nhận cuộc sống như nó vốn có, điều đó có nghĩa là bạn đang tiến dần đến sự chín chắn, trưởng thành. Nếu bạn biết tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trọng quyền tự do cá nhân của mỗi người, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống rồi sẽ mỉm cười với bạn. Tôn trọng sự khác biệt không phải là bạn đã tự đánh mất mình, mà đó là văn hóa ứng xử cần phải có của mỗi người. Tôn trọng sự khác biệt, bạn sẽ hạn chế làm người khác tổn thương chỉ vì những định kiến và nông nổi của mình.Mỗi người đều có cách sống riêng của mình. Chúng ta không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bề ngoài, vì đó chưa phải là tất cả để nói lên bản chất của một người. Sống tốt cuộc sống của mình, không kỳ thị, xoi mói, xâm phạm vào đời tư của người khác. Sống với thái độ kỳ thị, chỉ làm cho mối quan hệ của chúng ta ngày càng xấu đi. Ai cũng có một lẽ sống, một niềm tin, họ sống và suy nghĩ theo cách của mình. Chúng ta cần phải nhìn nhận và tôn trọng điều đó, không nên áp đặt, bắt họ sửa đổi theo ý muốn của mình. Chính sự khác biệt của mỗi người tạo nên một bức tranh đa dạng của cuộc sống. Vì vậy, chúng ta phải biết dung hòa và chấp nhận sự khác biệt. Cuộc sống luôn chứa đựng những điều tốt đẹp. Để cảm nhận được điều đó, chúng ta hãy dùng tấm lòng bao dung của mình, đồng thời gạt bỏ những suy nghĩ không tốt về người khác, quan tâm đến những điều tốt đẹp và sự tử tế của họ. Mỗi người có một giá trị riêng, khi ta chấp nhận và tôn trọng giá trị của người khác cũng chính là ta trân trọng chính mình. Vì vậy, ta không cần phải hạ thấp ai để khẳng định giá trị của bản thân.Nếu chúng ta biết đón nhận sự khác biệt trong cuộc sống, mối quan hệ của chúng ta ngày càng được mở rộng và gần gũi nhau hơn. Mỗi người với một quan điểm sống, một trạng thái cảm xúc riêng sẽ điểm xuyết thêm nhiều sắc màu cho cuộc sống.
TÔI KHÁNH chép ở đây ae đừng chép nhé