K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

§ Phân tích, chứng minh

- Việc sáng tạo tình huống độc đáo giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật:

+ Làng: Đặt ông Hai vào tình huống đặc biệt như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật tình cảm yêu làng sâu sắc, thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai:

ž Nỗi nhớ, lòng khao khát được trở về làng.

ž Nỗi đau đớn, giằng xé của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây.

ž Niềm vui sướng của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây được cải chính.

Chiếc lược ngà: Tình huống truyện giúp nhà văn thể hiện rõ nét tình thương con sâu sắc của anh Sáu và nét tính cách đặc biệt của bé Thu:

ž Trong phút đầu gặp lại con sau nhiều năm xa cách, anh Sáu đã không kìm được nỗi vui mừng nhưng trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của anh, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh.

ž Trong ba ngày ngắn ngủi, anh Sáu càng muốn được gần con, khao khát được nghe con gọi tiếng “ba” thì bé Thu càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách và kiên quyết không gọi anh là ba.

ž Cách ứng xử của bé Thu với anh Sáu như vậy chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong giờ phút chia tay, tình cảm sâu sắc của bé Thu đối với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt.

Tình cảm của anh Sáu đối với bé Thu được biểu hiện tập trung và sâu sắc lúc anh ở khu căn cứ. Lời dặn của con đã thúc đẩy anh nghĩ đến việc làm chiếc lược ngà cho con. Có chiếc lược, anh nguôi ngoai nỗi nhớ con và càng mong sớm gặp lại con. Nhưng anh đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay món quà ấy cho con gái.

- Tình huống truyện cũng giúp nhà văn bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình:

+ Làng: Kim Lân ca ngợi tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của người nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

+ Chiếc lược ngà: Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh; nhà văn còn giúp ta hiểu thêm những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

16 tháng 5 2021

Giải chi tiết:

1/ Đặt vấn đề:

- Dẫn dắt, nêu ý kiến.

- Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi kháng chiến Việt Nam. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” [in năm 1948]- một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

+ Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.

- Hai tác phẩm đều có tình huống truyện đặc sắc, đúng như nhận định trên.

2/ Giải quyết vấn đề:

2.1/ Giải thích ý kiến: 

- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách. 

- Ý kiến đã nêu rõ vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:

+ Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.

+ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.

2.2/ Phân tình tình huống truyện trong 2 tác phẩm: 

a/ Tình huống truyện "Làng" của Kim Lân:

* Tình huống truyện:

- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.

- Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.

+ Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề.

+ Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.

+ Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Giúp bộc lộ, khẳng định tình yêu làng của ông Hai - thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng nhân vật:

+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ rồi cúi mặt mà đi, về nhà, ông nằm vật ra giường, tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được, ông khóc, lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian...

+ Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin, ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

- Qua đó, Kim Lân muốn biểu dương tinh thần yêu nước, thủy chung, một lòng tin tưởng Cách mạng cũng như vẻ đẹp chất phác, hồn hậu của người nông dân Việt Nam. 

b/ Tình huống truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng:

* Tình huống truyện:

- Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.

- Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí bởi vết thẹo làm mặt ông Sáu biến dạng, bé Thu không nhận ra cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn. 

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Bộc lộ tính cách của các nhân vật:

+ Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương cha.

+ Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực.

- Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: phân tích nỗi đau khổ của anh Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con.

- Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. 

3/ Đánh giá chung:

- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Như vậy, tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc xây dựng tình huống thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.

- Cả 2 tác phẩm đều chứa đựng những tình cảm nhân văn, có sức lay động lòng người.

22 tháng 7 2018

Gợi ý
1/ Đặt vấn đề:

- Dẫn dắt, nêu ý kiến.

- Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi kháng chiến Việt Nam. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” [in năm 1948]- một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

+ Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.

- Hai tác phẩm đều có tình huống truyện đặc sắc, đúng như nhận định trên.

2/ Giải quyết vấn đề:

2.1/ Giải thích ý kiến:

- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.

- Ý kiến đã nêu rõ vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:

+ Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.

+ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.

2.2/ Phân tình tình huống truyện trong 2 tác phẩm:

a/ Tình huống truyện "Làng" của Kim Lân:

* Tình huống truyện:

- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.

- Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.

+ Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề.

+ Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.

+ Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Giúp bộc lộ, khẳng định tình yêu làng của ông Hai - thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng nhân vật:

+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ rồi cúi mặt mà đi, về nhà, ông nằm vật ra giường, tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được, ông khóc, lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian...

+ Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin, ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

- Qua đó, Kim Lân muốn biểu dương tinh thần yêu nước, thủy chung, một lòng tin tưởng Cách mạng cũng như vẻ đẹp chất phác, hồn hậu của người nông dân Việt Nam.

b/ Tình huống truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng:

* Tình huống truyện:

- Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.

- Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí bởi vết thẹo làm mặt ông Sáu biến dạng, bé Thu không nhận ra cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Bộc lộ tính cách của các nhân vật:

+ Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương cha.

+ Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực.

- Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: phân tích nỗi đau khổ của anh Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con.

- Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.

3/ Đánh giá chung:

- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Như vậy, tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc xây dựng tình huống thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.

- Cả 2 tác phẩm đều chứa đựng những tình cảm nhân văn, có sức lay động lòng người.

22 tháng 7 2018

Có những tác phẩm đọc xong là ta quên ngay nhưng có những tác phẩm đọc xong mà để lại ấn tượng sâu sắc tựa như một dòng nước chảy qua để lại lớp phù sa màu mỡ. Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm như vậy. Đặc biệt, tác phẩm là một minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định: "Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật".
Vậy tình huống truyện là gì? Một tác phẩm tự sự hay, không thể thiếu tình huống truyện. Tình huống là các sự việc, hoàn cảnh diễn ra sự việc được tác giả đặt nhân vật vào đó để bộc lộ đặc điểm, tính cách, phẩm chất của mình. Và dĩ nhiên, việc miêu tả nội tâm nhân vật chính là khắc họa những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật để qua đó người đọc có một cái nhìn rõ hơn về nhân vật cũng như tác phẩm. Tác phẩm Làng của Kim Lân là một tác phẩm hay, thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật.
Tác phẩm xoay quanh một sự việc là tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc cùng những phản ứng của ông Hai trước, trong và sau sự việc độ. Chính vì thế tình huống trong tác phẩm cũng chia làm ba giai đoạn: trước khi ông Hai nghe tin, khi ông Hai nghe tin làng mình theo giặc và sau khi nghe tin cải chính. Trong mỗi tình huống, nhân vật ông Hai bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình thông qua việc xử lí các tình huống. Trước khi nghe tin, ông Hai là một người nông dân với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tánh cách khá đặc biệt. Ông yêu làng nên đi đâu cũng khoe về cái làng của mình, ông tự hào và yêu tất cả mọi thứ của làng Chợ Dầu nên khi tình huống phải đi tản cư xảy ra, ông Hai vẫn còn rất quyến luyến cái nơi "chôn rau, cắt rốn" của mình, khi rời xa làng ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm tình hình những người ở nơi khác đến. Đặc biệt, với tình huống thứ hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, nhân vật ông Hai bộc lộ sâu sắc tình cảm của mình. Từng hành động, cử chỉ, lời nói của ông trong mỗi hoàn cảnh, thời gian, địa điểm là một sự tủi hổ, nhục nhã, xót xa, đau đớn, dằn vặt và cuối cùng đi đến quyết định vô cùng khó khăn "Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù", Một người đã từng yêu làng hơn bất cứ thứ gì, đã từng tự hào về làng mà bây giờ lại phải thất vọng, đau khổ để quyết định "thù" làng. Tình huống này đã làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc con người của nhân vật ông Hai. Nhưng Kim Lân không chỉ dừng lại đó mà còn muốn nói một điều gì "mới mẻ hơn" khi tạo ra tình huống thứ ba là ông Hai nghe được tin cải chính. Một niềm vui bất ngờ, ông Hai như một con người đang chết mòn chết mỏi bây giờ được hồi sinh lại. Ông mua quà cho con và lại theo thói quen sang nhà bác Thứ để khoe tin mừng. Con người ấy vẫn mộc mạc, chân thực, đáng yêu và đáng quý biết bao. Tình huống đã khẳng định một điều trong con người ông Hai, tình yêu làng của ông Hai đã hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ. Có thể nói, ở mỗi tình huống, nhân vật ông Hai đều bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, rất "người" của mình. Điều đó cũng khẳng định thành công trong việc xây dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân.
Phải chăng người đọc không chỉ thấy hấp dẫn với tác phẩm bởi tình huống truyện trong Làng mà còn thực sự thấy ấn tượng, yêu quý và hiểu rõ nhân vật hơn qua việc miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân.
Thật vậy, nhà văn Kim Lân đã đi vào miêu tả rất sâu và kĩ tâm trạng của nhân vật ông Hai qua mỗi tình huống. Trước khi ông Hai nghe tin làng mình theo Tây, ông yêu làng Chợ Dầu của ông hơn bất cứ thứ gì. Ông tự hào về tất cả những gì của làng. Những điều đó khiến cho nhân vật ông Hai hiện lên với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tính cách cũng đặc biệt. Ông hay khoe làng: "Ông có thể ngồi nói cả buổi về cái làng Chợ Dầu mà không biết người nghe thế nào, chỉ nói cho sướng cái miệng". Cho nên khi nhận lệnh phải đi tản cư ông Hai nửa muốn đi vì kháng chiến, nửa lại muốn ở lại vì tình cảm quyến luyến, yêu làng, không muốn rời xa làng, nhưng cuối cùng ông cũng phải đi. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến, tình yêu làng của ông thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi dù ở làng hay rời xa làng. Song, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai mới thực sự được bộc lộ rõ khi nghe tin làng mình theo Tây. Một sự thất vọng tột độ, cái làng ông vốn rất tự hào, yêu hơn chính bản thân mình thì giờ đây lại theo Tây. Ông thấy mình như người có tội, bỗng chốc những cảm xúc tủi hổ, nhục nhã, dằn vặt, đau đớn ùa về trong ông. Những ngày sau ông không dám ra đường bởi ông sợ, ông lo lắng và cảm thấy chẳng còn mặt mũi để nhìn ai. Một quyết định đau đớn mà ông Hai phải dằn lòng đưa ra: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù", ông đã đặt tình vêu nước lên trên tình yêu làng, hi sinh cá nhân vì dân tộc. Nhưng ông vẫn muôn một lần nữa khẳng định sự trung thành với Đảng, với cách mạng của mình qua cuộc trò chuyện với đứa con thơ. Ông Hai đã thực sự có những suy nghĩ đúng đắn. Sau khi nghe tin cải chính, ông Hai lại được yêu làng, tự hào về làng đúng với tình yêu trong trái tim ông. Vì thế ông lại được bản tính hồn nhiên, mộc mạc của mình. Tình yêu làng của ông giờ đã quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến. Có thể trong sâu sắc nội tâm nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thực sự thành công để người đọc hiểu hơn về nhân vật.
Với thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật của ngòi bút Kim Lân, nhân vật ông Hai hiện lên với những phẩm chất cao đẹp, với tình yêu làng mộc mạc, giản dị mà sâu nặng hòa quyện với tình yêu đất nước, vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương – Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm!.. mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy!
Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân chỉ là một hạt cát trên sa mạc trong nền văn học bấy giờ. Nhưng tác phẩm vẫn có những nét riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt với việc thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật, Kim Lân đã đưa nhân vật ông Hai trở thành người nông dân điển hình sống mãi trong lòng người đọc.

22 tháng 7 2018

§ Phân tích, chứng minh

- Việc sáng tạo tình huống độc đáo giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật:

+ Làng: Đặt ông Hai vào tình huống đặc biệt như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật tình cảm yêu làng sâu sắc, thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai:

ž Nỗi nhớ, lòng khao khát được trở về làng.

ž Nỗi đau đớn, giằng xé của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây.

ž Niềm vui sướng của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây được cải chính.

+ Chiếc lược ngà: Tình huống truyện giúp nhà văn thể hiện rõ nét tình thương con sâu sắc của anh Sáu và nét tính cách đặc biệt của bé Thu:

ž Trong phút đầu gặp lại con sau nhiều năm xa cách, anh Sáu đã không kìm được nỗi vui mừng nhưng trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của anh, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh.

ž Trong ba ngày ngắn ngủi, anh Sáu càng muốn được gần con, khao khát được nghe con gọi tiếng “ba” thì bé Thu càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách và kiên quyết không gọi anh là ba.

ž Cách ứng xử của bé Thu với anh Sáu như vậy chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong giờ phút chia tay, tình cảm sâu sắc của bé Thu đối với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt.

ž Tình cảm của anh Sáu đối với bé Thu được biểu hiện tập trung và sâu sắc lúc anh ở khu căn cứ. Lời dặn của con đã thúc đẩy anh nghĩ đến việc làm chiếc lược ngà cho con. Có chiếc lược, anh nguôi ngoai nỗi nhớ con và càng mong sớm gặp lại con. Nhưng anh đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay món quà ấy cho con gái.


+ Làng: Kim Lân ca ngợi tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của người nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.- Tình huống truyện cũng giúp nhà văn bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình:

+ Chiếc lược ngà: Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh; nhà văn còn giúp ta hiểu thêm những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

22 tháng 7 2018

§ Phân tích, chứng minh

- Việc sáng tạo tình huống độc đáo giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật:

+ Làng: Đặt ông Hai vào tình huống đặc biệt như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật tình cảm yêu làng sâu sắc, thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai:

ž Nỗi nhớ, lòng khao khát được trở về làng.

ž Nỗi đau đớn, giằng xé của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây.

ž Niềm vui sướng của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây được cải chính.

+ Chiếc lược ngà: Tình huống truyện giúp nhà văn thể hiện rõ nét tình thương con sâu sắc của anh Sáu và nét tính cách đặc biệt của bé Thu:

ž Trong phút đầu gặp lại con sau nhiều năm xa cách, anh Sáu đã không kìm được nỗi vui mừng nhưng trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của anh, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh.

ž Trong ba ngày ngắn ngủi, anh Sáu càng muốn được gần con, khao khát được nghe con gọi tiếng “ba” thì bé Thu càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách và kiên quyết không gọi anh là ba.

ž Cách ứng xử của bé Thu với anh Sáu như vậy chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong giờ phút chia tay, tình cảm sâu sắc của bé Thu đối với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt.

Tình cảm của anh Sáu đối với bé Thu được biểu hiện tập trung và sâu sắc lúc anh ở khu căn cứ. Lời dặn của con đã thúc đẩy anh nghĩ đến việc làm chiếc lược ngà cho con. Có chiếc lược, anh nguôi ngoai nỗi nhớ con và càng mong sớm gặp lại con. Nhưng anh đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay món quà ấy cho con gái.

- Tình huống truyện cũng giúp nhà văn bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình:

+ Làng: Kim Lân ca ngợi tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của người nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

+ Chiếc lược ngà: Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh; nhà văn còn giúp ta hiểu thêm những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

21 tháng 7 2017

Tình huống truyện độc đáo:

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

6 tháng 1 2022

Nếu nói về việc thành công trong cách xây dựng tình huống nhân vật đặc sắc thì không thể không kể đến cách xây dựng tình huống truyện của Kim Lân trong truyện ngắn Làng. Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống éo le để đẩy tâm trạng nhân vật vào sự giằng xé nội tâm của mình. Ông Hai rất yêu làng của mình - làng chợ Dầu, dù ở nơi tản cư thì ông luôn nhắc về nó. Nhưng tin dữ đã đến với ông khi nghe được tin làng chợ Dầu theo giặc, khiến cho ông dằn vặt, giằng xé con tim. Không biết nên ghét làng chợ Dậu hay vẫn yêu thương nó. Tính huống ấy cùng với những hành động của ông càng đẩy tâm trạng để cực điểm. Và rồi khi mà nhận được tin cải chính như là một nút thắt trong lòng ông Hai đã được giải tỏa. Ông vẫn yêu làng và tin yêu vào làng chợ Dầu của mình.

11 tháng 1 2022

câu này có câu hỏi tu từ và khời ngữ chưa ạ?

Trong hành trình khôn lớn trưởng thành, hành trang chúng ta mang theo không chỉ là tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô mà còn là những hồi ức quý giá. Ai cũng mang nỗi nhớ về người bạn đã cùng mình trải qua tuổi ấu thơ và kỉ niệm không thể quên. Co một kỉ niệm xúc động về người bạn thuở ấy mà tôi luôn nhớ mãi.

Tôi là con một trong gia đình nên từ nhỏ, bạn bè đã là món quà vô giá đối với tôi. Bố mẹ cũng thường khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi kết thêm nhiều người bạn mới để tôi không cô đơn. Người bạn đồng hành cùng tôi lâu nhất, từ lúc còn bi bô tập nói đến giờ là cô bạn hàng xóm tên Quỳnh Chi. Quỳnh Chi cũng là con một, chúng tôi trùng hợp lại sinh cùng ngày nên chơi rất thân với nhau. Chi dáng ngưởi cao lớn, da trắng. Từ nhỏ, cô bạn đã tỏ ra hiểu chuyện hơn tuổi. Mọi người hay trêu đùa gọi là “bà cụ non”. Ban đầu Chi còn phụng phịu giận dỗi, sau quen cũng không phản đối.

Chi đối với tôi vừa là bạn thân, vừa giống như một người chị gái. Tính tôi vốn trẻ con, hay cáu gắt bướng bỉnh. Thỉnh thoảng còn giận hờn vô cớ với Chi. Chi luôn là người giảng hòa trước. Sinh nhật năm chúng tôi mười ba tuổi, tôi thích một con búp bê to hình mèo Hello Kitty. Mỗi lần đi học về, tôi lại đứng tần ngần trước cửa hàng bán thú bông cạnh trường, chăm chú nhìn nó mãi. Chi băt gặp, liền hỏi:

– Cậu thích con mèo kia à?

Giữa chúng tôi không có chuyện gì bí mật nên tôi không giấu diếm mà đáp ngay:

– Ừ tớ cực kỳ thích luôn ấy. Nó dễ thương đúng không?

Chi gật đầu tán thành rồi kéo tôi về, bảo hôm khác đủ tiền sẽ mua nó. Tôi hiểu ý Chi nhưng cũng ý thức được điều đó không thể xảy ra. Gía của nó rất cao, xin bố mẹ chắc chắn không được mà để danh tiền thì sẽ bị người khác mua mất. Tôi nghĩ vậy nên chỉ hay ra ngắm nhìn chứ không nghĩ sẽ đem nó về nhà.

Sinh nhật năm ấy vẫn được tổ chức như mọi năm. Hai chúng tôi cùng cắt một chiếc bánh, cùng ước nguyện và cùng thổi nến. Khi mọi người lục tục ra về, tôi vào phòng và ngắm nhìn những món quà, lòng vẫn không nén được chút thất vọng vì không có con mèo mình yêu thích. Bất ngờ, cánh cửa phòng dần hé mở, tôi thấy cái đầu nhỏ nhắn của Quỳnh Chi ghé vào:

– Ngạc nhiên không? Chúc mừng sinh nhật nè!

Nói đoạn, Chi kéo ở phía sau mình ra một thứ. Tôi vỡ òa trong niềm vui, đó chính là con Hello Kitty tôi ao ước. Chi ôm nó đến cạnh tôi, nhìn con mèo to gần bằng người mình tôi vui sướng hét lên:

– Đẹp quá. Cậu mua nó cho tớ à?

– Tớ mua hôm qua đấy. Qùa sinh nhật cả năm sau luôn nhé, năm sau không được đòi tớ đâu.

Chi hài hước nói đùa. Tôi bất ngờ vô cùng, vừa gật đầu vừa ôm chi nhảy lên nhảy xuống. Tôi cứ vô tư như vậy, không hay biết bạn thân của mình đã dành tiền tiết kiệm hai năm nay để mua cho tôi. Mẹ nói với tôi, Chi dành dụm để mua bộ sách mà cậu ấy mong muốn từ lâu, nhưng vì tôi thích gấu bông nên cậu ấy không suy nghĩ mà mua tặng tôi ngay. Lúc biết sự thật, tôi lắp bắp hỏi:

– Sao cậu ngốc thế…Qùa quà…

– Sách vẫn xuất bản lại mà, còn gấu bông chị chủ bảo chỉ còn có một con thôi. Tớ chỉ có bạn thân là cậu, sau này cậu mua lại cho tớ là được rồi. – Chi ngắt lời tôi, vui vẻ nói ra suy nghĩ của mình.

Tôi xúc động, không ngăn được nước mắt. Không phải Chi không muốn có bộ sách kia chỉ là vì sở thích của tôi mà bạn ấy tạm gác lại ao ước của mình. Nhìn cô bạn đang mỉm cười tươi tắn, tôi thàm cảm thấy mình may mắn biết bao nhiêu. Mẹ nói không dễ dàng có được một người bạn sẵn sàng sẻ chia như thế, Chi thực sự là một người bạn tốt.

Chúng tôi lớn lên bên nhau, cùng nhau trải qua bao vui buồn tuổi thơ. Những lúc khó khăn hoạn nạn, Chi chưa bao giờ bỏ rơi tôi. Kỉ niệm ngày đó, có lẽ Chi đã quên nhưng tôi lại luôn ghi nhớ. Đó là dấu mốc ý nghĩa quan trọng về tình bạn của chúng tôi, là kỉ niệm tôi luôn trân trọng về người bạn tri kỉ.

a hihi

8 tháng 9 2018

nguyễn như thịnh dở hơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện.

0
1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện. Mình dang cần gấp

0