K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

[GÓC THẢO LUẬN] COPY - CÂU CHUYỆN MUÔN THUỞChào mọi người, lại là mình đây, một con người cũ mang theo một câu chuyện cũ. Số là dạo gần đây lại nổi lên drama về copy, khiến cho mình trăn trở rất nhiều, nên mình đã quyết định lập topic này để trao đổi cùng mọi người. Trước đây đã từng có rất nhiều bài đăng về vấn đề này rồi, nhưng lại không được xử lí ổn thỏa hoặc có nhưng đâu lại vào...
Đọc tiếp

[GÓC THẢO LUẬN] COPY - CÂU CHUYỆN MUÔN THUỞ

Chào mọi người, lại là mình đây, một con người cũ mang theo một câu chuyện cũ. Số là dạo gần đây lại nổi lên drama về copy, khiến cho mình trăn trở rất nhiều, nên mình đã quyết định lập topic này để trao đổi cùng mọi người. Trước đây đã từng có rất nhiều bài đăng về vấn đề này rồi, nhưng lại không được xử lí ổn thỏa hoặc có nhưng đâu lại vào đấy. Hôm nay mình xin phép mạo muội lập topic để chúng ta cùng trao đổi, và nếu có thể đưa ra những giải pháp hợp lí nhất sẽ kiến nghị lên thầy để thay đổi phù hợp.

Lưu ý : Topic chỉ là nơi trao đổi, thảo luận, nêu ý kiến. Nghiêm cấm mọi bình luận, ý kiến gây hiềm khích, chỉ đích danh ai đó, gây mâu thuẫn cộng đồng. Hãy là người văn minh và ứng xử có văn hóa.

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN : Hiện nay hiện tượng copy tràn lan trên cộng đồng để kiếm GP, có bài copy ghi kèm Tham khảo, có bài copy và không ghi gì nữa. Một số ý kiến cho rằng đã copy thì ít nhất cũng nên ghi tham khảo, ý kiến khác thì bảo phải chèn link nguồn. Tuy nhiên ý kiến khác nữa lại cho rằng copy thì bản chất đều giống nhau cả, có tham khảo hay không tham khảo đều là copy, đều là ăn cắp trí tuệ và sáng tạo của người khác.

Vậy theo các bạn chúng ta nên cho phép copy và ghi tham khảo / chèn link nguồn hay nghiêm cấm hoàn toàn việc copy giống như các trang học tập khác đã và đang làm?

Chú ý : Ý kiến thảo luận phải nêu rõ quan điểm đồng ý với ý kiến nào lên trên đầu bài viết:

+ ý kiến 1 là cho phép copy và ghi tham khảo / chèn link nguồn

+ ý kiến 2 là nghiêm cấm hoàn toàn việc copy giống như các trang học tập khác đã và đang làm

+ ý kiến khác là : ...........

Ví dụ mẫu :

Tôi đồng ý với ý kiến 1 với các lý do sau : ............. (đoạn này tự ghi)

Cuối cùng, trước khi nêu ý kiến hãy suy nghĩ kĩ về quan điểm của mình nhé. Và nhớ trả lời đúng form, vi phạm là bị xóa nha ;)

17
13 tháng 5 2021

Lâu lắm gòi mới ngoi lên nên hôm nay tham gia tí cho nó vui

Thiệt ra thì cái vấn đề có copy hay không copy này toi thấy đã bàn n lần rồi. Mà cuối cũng vẫn không có giải pháp. Cá nhân toi thì toi thấy copy cũng không hẳn là xấu nếu đúng, tiết kiệm được thời gian.Bên cạnh đó thì có thể dựa vào đáp án đã tìm để suy nghĩ ra cách làm mới, cái đó toi thấy rất được luôn. Chứ có 1 số người copy tràn lan không cần suy nghĩ, không thèm đọc đề thì toi thấy rất là bực, vả lại có 1 số người nữa bạn ở trên đã trả lời rồi mình lại tiếp tục copy y chang lại hoặc là copy luôn bài của bạn ở trên thì ôi....Bản thân cái người mà bị copy đó chắc cũng "quạo" lắm luôn ý nhể.

Thôi thì nói chung lại là như thế này, làm cái gì cũng có mức độ của nó thôi, vừa phải thôi để người ta còn mắt nhắm mắt mở cho qua chứ còn cái câu nào cũng copy hết thì còn gì làm học tập nữa, thôi thì thi xem ai copy nhanh hơn cho rồi. Nên khuyến khích cho các bạn tự làm bằng chính thực lực của mình, ưu tiên cho các bạn ý trước rồi mới đến những người mà đi copy sau chứ mà nói đi cấm hết không copy thì chẳng bao giờ được. Nhất là mấy môn văn, sử, địa cần ưu tiên các bạn tự làm, từ đó thì mới có cái sự đa dạng trong câu trả lời còn không thì hẳn là các bạn thấy thì trạng như hiện tại rùi ha.

Mong là qua cuộc thảo luận thì sớm đưa ra giải pháp tốt nhất cho cộng đồng, giúp cộng đồng hoc24 phát triển hơn.

Xin cảm ơn mọi người đã đọc. Yêu thương!!!!!

13 tháng 5 2021

Ý kiến riêng: Việc copy các môn XH thì tùy nhưng phải có chọn lọc, đúng trọng tâm câu hỏi, ghi nguồn (hoặc "Tham khảo"), việc này đâu mất thời gian lắm đâu, vẫn nhanh hơn là ngồi đánh cả bài văn, và đặc biệt là vẫn có GP :)  
Còn với môn TN thì... chắc chắn là không có chuyện copy rồi nhỉ? Những môn đó đòi hỏi tính tư duy và một chút khéo tay (với Latex). Nhiều khi nghĩ Latex không thể copy nhưng vẫn có những thành phần "ranh ma", "láu cá", tìm  mọi thủ đoạn để copy (cap màn hình chẳng hạn). Thậm chí copy vô tội vạ, không cần biết đúng sai :v .Thành viên nói vậy đủ rồi, giờ đến CTV. Đến cả CTV cũng copy môn TN thì nên xem lại. Câu tl của CTV sẽ cần chất lượng nhiều hơn số lượng đấy 
Về biện pháp thì toi nghĩ cũng k thiếu đâu. Copy vô tội vạ à? CTV cứ thẳng tay xóa thôi, nhắc nhiều rồi có nghe đâu, ai ý kiến cứ ib gặp thầy. Có lẽ admin web cần linh hoạt trong việc xử lí các trường hợp vi phạm (khóa tài khoản có rồi nhưng ít, trừ GP trong tài khoản? Có lẽ đa số sẽ sợ đấy) 

Chúc mọi người buổi tối vv không quạo nha =))

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?b) Trong...
Đọc tiếp

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

1
16 tháng 2 2019

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...Người thầy giáo già hoảng hốt:- Thưa ngài, ngài là...- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là...

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...

(Theo sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1)

Câu 1. Em hãy phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của vị danh tướng trong câu chuyện trên.

Câu 2. Nêu tác dụng của dấu hai chấm và dấu chấm lửng được sử dụng trong câu chuyện.

Câu 3. Từ cách xưng hô và thái độ của vị danh tướng-người học trò cũ trong câu chuyện trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau “Một ngàn lời cảm ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ”. (Trình bày trong một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi).


 

0
20 tháng 3 2019

rất hay nhân vật biết kính trọng những người đã dạy bảo mình nên người

2 tháng 5 2022

a.Hai nhân vật đã tham gia đoạn hội thoại là một người làm danh tướng và một người làm thầy giáo

b.Trong đoạn hội thoại trên có 3 lượt lời

Hai nhân vật không mất lịch sự khi cắt lời người đối thoại.Vì những lời nói bị cắt lời là những lời nói đang bỏ dở

c.Vị tướng trong câu chuyện rất lễ phép với người thầy cũ của mình.Ngoài ra,vị tướng này còn có lòng biết ơn,dù được làm chức cao nhưng vẫn nhớ tới người thầy từng dạy dỗ mình năm nào

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là... Người thấy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là... - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là... Người thấy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là... - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...” Trả lời các câu hỏi 1:xác định quan hệ xã hội của người tham giá hội thoại 2:trong cuộc hội thoại đó mỗi nhân vật nói mấy lượt lời.Từ lời nói của mỗi nhân vật em thấy tính cách của mỗi nhân vật như thế nào 3:em rút ra bài học gì khi đọc hội thoại trên 4:em hãy đặt tên cho nhân vậy trên 5:cả 2 nhân vật khi tham gia hội thoại đều cắt lời người đối thoại như thế có bất lịch sự khoing?vì sao 6:viết 1 đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra từ câu nói của vị tướng trong câu chuyện”với thầy con vẫn là đứa học trò cũ.con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào”

0
12 tháng 6 2019

Câu chuyện kể về vị danh tướng, dù đã là nhân vật nổi tiếng, có quyền có chức trọng nhưng khi gặp thầy cũ xưng hô: em - thầy

- Cách xưng hô thể hiện thái độ tôn trọng, sự khiêm tốn, lịch sự với người thầy của mình

→ Câu chuyện giáo dục về tinh thần “tôn sư trọng đạo”

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện. Mình dang cần gấp

0
Cho đoạn văn sau:“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.  Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.  Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương của muôn vật, muôn loài”.

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai?

b. Hãy cho biết luận điểm của đoạn văn trên là gì?

c. Hãy chuyển đổi câu văn sau từ câu chủ động sang câu bị động: “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình”?

giúp mik nhanh với ạ mik đang rất gấp!!!cảm ơn mọi người nhìu ạ

0