K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhá

Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930 - 1945. Nó là sự thôi thúc, niềm bứt rứt của nhân dân ta nói chung và của các nhà thơ nói riêng. Mỗi nhà thơ bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên phong phú. Thế Lữ và Tố Hữu, bằng một số bài thơ, cũng đã góp những tiếng thơ khao khát tự do thật tha thiết. Giữa cảnh đất nước nô lệ. Thế Lữ đã mượn hình ảnh con hổ, vị chúa tể cúa rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niềm khao khát tự do, nuối tiếc một quá trình huy hoàng của mình trong bài Nhớ rừng:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Khối căm hờn đó ngày một lớn dần lên, cùng với nỗi nhớ rừng nhớ những kỉ niệm vàng son mà giờ chỉ còn là trong kí ức thôi:

Nào đâu những đèm vàng bèn bờ suối

Dòng hồi tưởng của các con hổ được thể hiện qua những kỉ niệm huy hoàng, kết hợp với các câu hỏi tu từ làm bài thơ trở nên sâu sắc hơn. Các từ nào đâu, đâu những được Thế Lữ dùng như để chỉ những kỉ niệm đã tuột khỏi tay rồi, không gì lấy lại được. Nỗi nuối tiếc đó càng lớn dần lên, nhớ thời xưa ta là chúa tế sơn lâm, nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương, những tiếng chim ca, tiếng chân bước mạnh mẽ... tất cả, tất cả như va đập trong trí nhớ của con hổ, và kiêu hãnh làm sao khi:

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

Vậy mà giờ đây, giữa lồng cũi, ta chỉ làm trò mua vui cho thiên hạ. Ôi thời xa xưa!... Nỗi nuối tiếc, niềm khao khát tự do lại được hổ gầm lên ở câu kết:

Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu?

Thời oanh liệt ấy chẳng còn đâu nữa, chỉ còn lại hổ với tiếng gầm thét đòi tự do thật quá mãnh liệt.

Hình ảnh con hổ bị tù đày ở đây phải chăng chính là hình tượng của cả một dân tộc sống trong cảnh tù đày, nô lệ. Tiếng gầm đó chính là niềm khát vọng đã thôi thúc mãnh liệt con người tìm đến tự do, tìm đến chính mình ở một thế giới bình đẳng, bác ái. Nhà thơ Thế Lữ đã thành công khi chọn lựa hình tượng của một con hổ bị tù đày để nói lên khát vọng rực cháy muốn tìm tự do của cả một lớp người.

Bằng sự cảm nhận sâu sắc của một người tù phải chịu cảnh sống mất tự do, Tố Hữu đã viết trong bài Khi con tu hú:

Khi con tu hú gọi bầy

Tiếng gọi vang dội từ bên kia cuộc sống, nhà thơ như cảm nhận được hè về trải dài trên những đồng cỏ, những ruộng lúa, và bầu trời tự do:

Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ước gì nhà thơ có thể như những con chim kia, có thể tung cánh khắp bốn phương trời. Nhưng mọi sự chỉ đều là cảm nhận mà thôi, bốn bức tường, song sắt nhà tù đã ngăn cách nhà thơ với thế giới bên ngoài. Sự thiếu tự do, uất hận trào dâng:

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Hè ôi!, câu thơ như than vãn về một sự việc không thể thực hiện được:

Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu thơ thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhà thơ, khi sống thiếu tự do con người có thể chết uất thôi. Tiếng chim tu hú vẫn cứ kêu. Mở bài và kết bài đều là tiếng chim tu hú gọi hè dậy lên. Nhưng câu mở ra với một không gian tự do, còn câu kết bài lại chính là đầu tiếng gọi của tự do. Con chim vẫn cứ kêu lên, dù chỉ khắc khoải, nhưng nó vẫn cố bám lấy một tia hi vọng tự do.

Nếu như nhà thơ Thế Lữ rất thành công khi mượn hình tượng con hổ thì Tố Hữu cũng gây ấn tượng không nhỏ trong người đọc về hình ảnh con chim sẻ bé nhỏ. Con chim sẻ không to lớn, không đầy sức mạnh như vị chúa sơn lâm nhưng nó cũng cần có tự do. Và nó đã gục chết khi bị nhốt trong lồng. Ngày hôm qua khi chưa bị giam cầm nó hãy còn bay nhảy vậy mà chỉ một ngày giam đã chết rồi. Tác giả đã nói lên những niềm bàn khoăn, day dứt của mình bằng những câu hỏi tu từ sâu sắc, ở khổ thơ đầu là lời băn khoăn, thì ở khổ thơ thứ hai là lời tự chất vấn:

Tôi đã tù, sao bắt nó tù?

Niềm băn khoăn dần chuyển thành lời day dứt của một kẻ tù mà không nhạy cảm với sự tù. Với cái chết của con chim nhỏ đã được giải thích ở khổ thơ sau: nó chết vì thiếu mây gió không được uống ánh trời. Ở trong tù, con chim nhỏ dẫu không phải kiếm ăn, người tù đã nhường cơm cho nó nhưng sao vật chất có thể thay được tự do. Bài thơ với những câu hỏi tu từ láy đi láy lại như nhức nhối, đớn đau vì sợ vỡ nhẽ dần dần cái giá trị vô giác. Bởi vì mất tự do thì cả con vật bé nhỏ cũng không sống nổi, huống hồ là con người. Người ta không chỉ cần tự do cho cuộc sống vật chất mà hơn thế nhiều, tự do cho cuộc sống tinh thần.

Thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 này đã xuất hiện nhiều bài thơ nói lên khát vọng tự do đến cháy bỏng của con người Việt Nam. Niềm khát vọng tự do ấy cũng được thể hiện khá thành công trong bài Nhớ rừng và trong thơ Tố Hữu.

6 tháng 6 2018
 

                                                                                      Bài làm:

1. Mở bài:
(Đây chỉ là một cách)
– Nửa đầu thế kỉ XX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp => nhiều bài thơ hay về tự do, về tinh thần đấu tranh ra đời, trong đó có Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
– Nhận xét về hai bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau”.

2. Thân bài:

2.1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.

a. Bài thơ “Nhớ rừng”
– Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do.
Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
+ Con hổ “nhớ rừng” – nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” – ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
KL: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.

b. Bài thơ “Khi con tu hú”
– Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
– Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ _ thơ ông là thứ thơ trữ tình – chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.

2.2. Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ
Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.

* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
– “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
– Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”

+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, …
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.

• Lí giải nguyên nhân khác nhau:

+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”

 

3. Kết bài:
– Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
– Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ.

6 tháng 6 2018

 bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú  để thể hiện qua nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng đòng thời gợi nên khát vọng tự do của dân mất nước thuở ấy

bài thơ  Khi con tu hú diễn tả sự khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng . Tiếng tu hú cuối bài là tiếng gọi tự do 

Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc . Tác giả của nó - thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.

Một khía cạnh rõ nét của tâm sự ấy, là nỗi "tủi nhục" vì hiện trạng của thân phận:

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu chung bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Nỗi tủi nhục đến cao độ, chuyển thành phẫn uất, căm hờn. Bị mất tự do trong "cũi sắt", đành bất lực "nằm dài trông ngày tháng dần qua", lại còn bị "lũ người kia", tác giả muốn ám chỉ ai đây? Phải chăng bọn thực dân người nước ngoài xa lạ nhào cợt, khinh thường:

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

Xưa kia ta từng là "chúa tể của muôn loài", "oai linh" ta ngự trị cả núi cao rừng sâu. Nay bị nhốt cũi, cùng thân phận "làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi" bị coi cá mè một lứa với bầy gấu dở hơi, cặp báo nông nổi! Nhục nhã, uất hận biết bao.

Cùng với "niềm uất hận ngàn thâu" ấy, là thái độ khinh ghét. Và khinh cũng đến cao độ như căm hờn, con hổ này không có gì lưng chừng, nửa vời cả. Nó ghét tất cả những cảnh tượng môi trường xung quanh, từ:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối.

Cho đến:

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém.

Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà "lũ người kia" đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối "học đòi" cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái "cảnh sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi" mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng tâm sự của con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ - người từng có thời hoạt động trong một "hội kín" yêu nước? Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh "Tây Tàu nhố nhăng" đang thay thế cho những "vẻ hoang vu" của "bóng cả cây già" "những đêm vàng bên bờ suối", "những bình minh cây xanh nắng gội"... một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?

Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi "nhớ rừng" cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thơ xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất - đoạn thứ hai và thứ ba trong bài - là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta "bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng" giữa "sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi", đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.

... những đêm vùng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

... những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

... những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca, giấc ngủ ta tưng bừng?

Những kỉ niệm mới lộng lẫy, hùng vĩ, nên thơ nên nhạc biết bao!

Có thể nói Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền "văn hiến" đã lâu "của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được "thênh thang (...) vùng vẫy", được "ngự trị" trên "nước non hùng vĩ" của mình, tương tự chú hổ ở vườn thú kia vẫn không nguôi "giấc mộng vàng to lớn" của nó.

29 tháng 1 2021

cảm ơn Đạt Đậu nha =))

22 tháng 1 2019

Bài thơ mượn lời tâm sự của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, giả dối, hoàn cảnh đất nước bị xâm chiếm. Đây là tâm sự của một thế hệ thanh niên. Qua đó thể hiện khát vọng tự do.

1 tháng 5 2023

Khi con tu hú là một bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, ấy là khi Tố Hữu mới bị bắt giam tại nhà lao tỉnh Thừa Thiên tháng 7/1939. Khi trong chốn lao tù thế nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn rất lạc quan, yêu đời, lắng nghe tiếng chim tu hú gọi bầy và dựa vào những ký ức gắn bó với xứ Huế thân yêu để vẽ nên một bức tranh mùa họa tươi đẹp và thanh bình. Nhan đề "Khi con tu hú" là một nhan đề hay và thú vị, trích dẫn từ một nửa câu thơ, nó đã đem đến cho người đọc sự tò mò, chú ý, muốn tìm hiểu xem bài thơ nói gì với hình ảnh con tu hú. Đồng thời nó cũng lại là một cụm từ chỉ thời gian khá tinh tế, có tiếng chim tu hú gọi tức là báo hiệu một mùa hè đã bắt đầu, rộn ràng và sôi động ngoài kia. Dấy lên trong lòng người tù cách mạng nhiều nỗi bồn chồn, niềm khao khát tự do mãnh liệt, gợi nhắc về một không gian khoáng đạt, cao rộng, về một cuộc sống tự do bay nhảy như những chú chim, bộc lộ niềm yêu cuộc sống, muốn hòa nhập với cảnh ngày hè rực rỡ của quê hương, thoát khỏi cái nhà tù chật chội, nóng bức, thiếu tự do mà tác giả căm ghét. Bởi lẽ ngay từ những ngày mới giác ngộ cách mạng đường thơ của Tố Hữu đã thể hiện được những tư tưởng cá nhân tích cực, tươi đẹp của một con người đang ủng hộ cách mạng bằng cả tâm hồn, từ đó dần mở ra một cánh cửa tươi sáng dẫn tác giả từ cái tôi cái nhân mạnh mẽ sang tập trung, hòa vào cái ta chung của cộng đồng rộng lớn. Trở thành một nhà thơ của cách mạng, gắn bó sâu sắc và chặt chẽ với từng chặng đường cách mạng của dân tộc từ những khi mới nhen nhóm cho tới khi thắng lợi hoàn toàn.

T.Lam