K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦNII. TỰLUẬN  Câu 1 Tình huống: Quyền trẻ em là gì? Ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em?Viết ra những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới Câu 2: Bạn A là con một gia đình rất nghèo,đã được xã chọn để dự tuyển sinh vào lớp 6 trường nội trú huyện.Rất may mắn bạn A đã trúng tuyển thế nhưng trong thời gian học tập tại đây...
Đọc tiếp

PHẦNII. TỰLUẬN 

Câu 1 Tình huống: Quyền trẻ em là gì? Ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em?Viết ra những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới

Câu 2: Bạn A là con một gia đình rất nghèo,đã được xã chọn để dự tuyển sinh vào lớp 6 trường nội trú huyện.Rất may mắn bạn A đã trúng tuyển thế nhưng trong thời gian học tập tại đây bạn A ít nghe lời thầy cô thường bỏ học đi chơi điện t vi phạm nội quy nhà trường dẫn đến kết quả học tập thấp?

a.Theo em hành vi của A là đúng hay sai? Vì sao?

b. Em sẽ khuyên nhủ A như thế nào để A trở thành học trò ngoan?

c. Nêu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

 

2
7 tháng 5 2023

Giúp mik với, ai làm đúng mik tick cho 1 sao

7 tháng 5 2023

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.

Quyền trẻ em bao gồm 9 nhóm quyền cơ bản như sau: 

+Quyền được khai sinh và có quốc tịch +Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng + Quyền được sống chung với cha mẹ  +Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự +Quyền được chăm sóc sức khỏe +Quyền được học tập +Quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch +Quyền được phát triển năng khiếu +Quyền có tài sản

 

27 tháng 4 2021

here you are! What is missing, please comment!

heo đó, chỉ thị các bộ, ngành, UBND các cấp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trẻ em, thường xuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em; Bên cạnh đó, đổi mới công tác tuyên truyền, ưu tiên thời điểm, thời lượng phát sóng các chương trình về chính sách, pháp luật và bảo vệ trẻ em với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp các nhóm đối tượng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

Với phương châm “đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm”, xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Trong đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước.

Bộ Y tế nghiên cứu, ban hành tiêu chí xác định mức độ tổn hại sức khỏe tâm thần đối với trẻ em bị xâm hại; quy trình giám định đặc thù đối với các vụ xâm hại tình dục trẻ em; xây dựng quy trình tiếp nhận khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục...

Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chính sách, giải pháp giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; hướng dẫn việc thực hiện phương pháp giáo dục tích cực, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục; thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phòng ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục, tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học.

Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ tướng chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình, trách nhiệm nêu gương của người lớn. Đồng thời hướng dẫn gia đình các biện pháp khắc phục, phòng, chống tình trạng cha mẹ, người thân xâm hại tính mạng, sức khỏe, tinh thần, nhân phẩm của trẻ em; trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Đặc biệt ưu tiên xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em cấp xã.

Trong những năm qua, việc thực hiện quyền trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành và đạt được nhiều kết quả quan trọng, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, pháp luật về trẻ em, cơ chế bảo vệ trẻ em cơ bản được hoàn thiện, phần lớn các cấp, các ngành, toàn xã hội đã quan tâm và nhận thức về công tác trẻ em ngày một nâng cao, các quyền của trẻ em đã được thực hiện tốt hơn, những vấn đề phát sinh về trẻ em được quan tâm giải quyết.

Tuy nhiên, một số vấn đề về trẻ em vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp như: bạo lực, xâm hại tình dục, xâm hại trên môi trường mạng, tử vong do tai nạn, thương tích, lạm dụng sức lao động trẻ em ở một số ngành nghề, lĩnh vực, suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi, an toàn, vệ sinh trong trường học, trẻ em bỏ học, thiếu thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em.

Xử lý nghiêm các hành vi xâm hại trẻ em: Để tăng cường bảo đảm thực hiện quyền, lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các cấp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trẻ em, thường xuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em; đổi mới công tác tuyên truyền, ưu tiên thời điểm, thời lượng phát sóng các chương trình về chính sách, pháp luật và bảo vệ trẻ em với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với các nhóm đối tượng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

Xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi pháp pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm chễ, cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em với phương châm "đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm".

Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em: Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trực tiếp đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai chính sách pháp luật về trẻ em; tổ chức các hình thức phù hợp để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình, chính sách, pháp luật về trẻ em bảo đảm thực chất, hiệu quả.

Đồng thời, xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước; chỉ đạo hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoạt động hiệu quả, bảo đảm an toàn, thân thiện và phòng, chống xâm hại trẻ em; thường xuyên thanh tra, kiểm tra về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Bộ Y tế triển khai chính sách, giải pháp phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; nghiên cứu, ban hành tiêu chí xác định mức độ tổn hại sức khỏe tâm thần đối với trẻ em bị xâm hại; quy trình giám định đặc thù đối với các vụ xâm hại tình dục trẻ em; xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh phải điều trị dài ngày; xây dựng quy trình tiếp nhận khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục; chỉ đạo cơ quan giám định pháp y ưu tiên giám định đối với trẻ em là nạn nhân của các vụ xâm hại trẻ em.

Thực hiện phương pháp giáo dục tích cực: Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chính sách, giải pháp giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hướng dẫn việc thực hiện phương pháp giáo dục tích cực, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục;

Đồng thời, triển khai có hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục lối sống văn hóa, rèn luyện đạo đức cho học sinh và phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em trong trường học; phổ biến, tuyên truyền về tác hại của ma túy, rượu bia, thuốc lá; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc học sinh sử dụng trái phép chất gây nghiện.

Thực hiện quyết liệt, cải thiện căn bản điều kiện vệ sinh, nước sạch, an toàn thực phẩm trong trường học; thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phòng ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục, tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học.

Ưu tiên xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em vùng khó khăn:Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình, trách nhiệm nêu gương của người lớn; giáo dục trẻ em gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Hướng dẫn gia đình các biện pháp khắc phục, phòng, chống tình trạng cha mẹ, người thân xâm hại tính mạng, sức khỏe, tinh thần, nhân phẩm của trẻ em; trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

Phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; ưu tiên xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em cấp xã, nhất là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bộ Công an thường xuyên triển khai các biện pháp phòng, chống hành vi bạo lực, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em, đặc biệt là mua bán trẻ sơ sinh. Đẩy mạnh công tác điều tra, xử lý các đối tượng có hành vi xâm hại trẻ em.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí ngân sách bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, nhất là việc triển khai các hoạt động, chương trình, kế hoạch, đề án về trẻ em đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong số cán bộ, công chức hoặc người hoạt động không chuyên trách, có nhóm thường trực bảo vệ trẻ em hoạt động hiệu quả và có chính sách hỗ trợ hoạt động...

Đối với tỉnh Yên Bái đã có Kế hoạch số 100/KH-UBND về Triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2020. Tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về thực hiện Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em và các chế tài xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật hình sự, xử lý vi phạm hành chính, phòng, chống bạo lực gia đình... truyền thông tư vấn kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng sống cho trẻ em, đặc biệt kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em thông qua các kênh truyền thông báo chí, mạng xã hội và tại cộng đồng dân cư. Tư vấn, hướng dẫn vai trò, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong việc triển khai các biện pháp phòng ngừa xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, nhất là trong dịp hè. Truyền thông, quảng bá rộng rãi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), tổng đài bảo vệ phụ nữ, trẻ em tỉnh Yên Bái 18001776 do Trung tâm Công tác xã hội - Bảo trợ xã hội thực hiện.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Rà soát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ tại các chương trình, đề án về trẻ em giai đoạn 2016-2020 và triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án mới cho giai đoạn 2020-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cùng với đó, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện và Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã (công văn số 2028/UBND-VX ngày 31/7/2019 về việc đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em cấp xã). Chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em cho đội ngũ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, đặc biệt là người làm công tác trẻ em và nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã…

Because it's too long, I can't match English and hit it. It will tire your hand for understanding, and tick me!

27 tháng 4 2021

Trong những năm qua, việc thực hiện quyền trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành và đạt được nhiều kết quả quan trọng.Tuy nhiên, một số vấn đề về trẻ em vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp như: bạo lực, xâm hại trên môi trường mạng, tử vong do tai nạn, thươngtích, lạm dụng sức lao động trẻ em ở một số ngành nghề, lĩnh vực, suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi, an toàn, vệ sinh trong trường học, trẻ em bỏ học, thiếu thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em.
Biện pháp xử lí: thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em:
tổ chức các hình thức phù hợp để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình, chính sách, pháp luật về trẻ em bảo đảm thực chất, hiệu quả.Đồng thời, xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước; chỉ đạo hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoạt động hiệu quả, bảo đảm an toàn, thân thiện và phòng, chống xâm hại trẻ em; thường xuyên thanh tra, kiểm tra về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chính sách, giải pháp giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hướng dẫn việc thực hiện phương pháp giáo dục tích cực, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục.
kết quả đó bạn :))haha

6 tháng 3 2022

1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

VIỆC LÀM MÀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI ĐÃ LÀM CHO EM?

Theo em là :

Gia đình :

+ Bố và mẹ luôn lo lắng chở che và ban tặng cho em những thứ quý hía và có lợi cho em 

nhà nước :

+ đã tạo điều kiện rât snhieeuf thứu cho ácc học sinh như gây dựng trường học 

6 tháng 3 2022

TK

1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

VIỆC LÀM MÀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI ĐÃ LÀM CHO EM?

Theo em là :

Gia đình :

+ Bố và mẹ luôn lo lắng chở che và ban tặng cho em những thứ quý hía và có lợi cho em 

nhà nước :

+ đã tạo điều kiện rât snhieeuf thứu cho ácc học sinh như gây dựng trường học 

11 tháng 3 2022

* Trong gia đình:

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

- Yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em

* Ở nhà trường:

- Yêu trường, yêu lớp, có yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.

- Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.

11 tháng 3 2022

TK

- Bổn phận của học sinh đối với gia đình:

+ Vâng lời ông bà, cha mẹ

+ Yêu quý, kính trọng bố mẹ, ông bà, anh chị

+ Chăm chỉ có ý thức tự giác học tập

+ Tích cực giúp đỡ gia đình.

- Bổn phận học sinh đối với nhà trường:

+ Vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo

+ Yêu quý bạn bè, vui vẻ, hòa đồng với các bạn

+ Vui chơi lành mạnh cùng các bạn

+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức, giữ gìn tài sản trường lớp

- 2 VD:

+ Ở nhà em đã giúp đỡ bố mẹ các công việc nhà

+ Ở lớp em đã vui vẻ, đoàn kết vui chơi cùng các bạn

5 tháng 2 2018

- Để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em, nhà trường cần tổ chức tốt cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: đi dã ngoại, tổ chức cắm trại, tổ chức liên hoan văn nghệ... Ở địa phương: tổ chức các khu vui chơi dành cho trẻ em như công viên dành cho trẻ, nhà văn hoá thiếu nhi...

- Để trẻ bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học: Nhà trường và địa phương phôi kết hợp để giải toả các tụ điểm bán hàng rong ở cổng trường, nhà hàng, quán karaoke phải thực hiện đúng quy định của địa phương về vệ sinh, an ninh, trật tự.

- Để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập, nhà trường, địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục: mở lớp học tình thương, động viên giáo viên, đoàn viên tham gia giảng dạy ở các lớp tình thương, miễn học phí, cấp học bổng... Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự đóng góp của các lực lượng trong xã hội để giúp đỡ trẻ cơ nhỡ được đến trường...

30 tháng 3 2021

tham khảo

Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bởi vì, "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2 Luật giáo dục năm 2005). Với ý nghĩa đó, trẻ em có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở thành công dân có đức, có tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em qui định: “1-Trẻ em có quyền được học tập; 2-Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.” Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa là bất kì trẻ em dưới mười sáu tuổi, là công dân Việt Nam đều có quyền được đi học đúng độ tuổi, có quyền tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền năng này được Nhà nước qui định và bảo đảm thực hiện. Mọi hành vi ngăn cấm việc trẻ em không được thực hiện quyền được học tập một cách chính đánh đều là hành vi đi ngược lại lợi ích,sự phát triển một cách bình thường của trẻ. Việc qui định cụ thể thành văn bản pháp luật của Nhà nước cho thấy sự quan tâm đặc biệt của toàn thể xã hội đối với những mầm non tương lai đất nước sau này. Đồng thời, quyền được học tập của trẻ em còn được ghi nhận là việc trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Đây là một qui định nhằm khuyến khích học tập ở trẻ em nói riêng và công tác xã hội hóa giáo dục nói chung của đất nước ta. Như vậy, hiểu được một cách khái quát quyền được học tập của trẻ em sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về các quyền cơ bản nói chung của trẻ em cũng như việc thực hiện biện pháp bảo đảm về quyền được học tập trong gia đình hiện nay. b. Quy định của pháp luật về quyền được học tập của trẻ em. Những quy định của pháp luật về quyền được học tập của trẻ em bao gồm: - Điều 59 hiến pháp năm 1992 qui định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng, nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp.” - Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 xác định giáo dục tiểu học ở Việt Nam là phổ cập bắt buộc và miễn phí. Phổ cập giáo dục tiểu học vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của trẻ em. Điều 1 Luật phổ cập giáo dục tiểu học còn xác định rõ: “Nhà nước thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tất cả các trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi”. Như vậy, mọi trẻ em trong độ tuổi qui định đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt được trình độ giáo dục phổ cập. Ngoài ra, khoản 3 điều 6 luật này còn qui định “Trẻ em có khả năng phát triển đặc biệt thì được học lớp 1 trước 6 tuổi hoặc học vượt lớp nhằm tạo điều kiện bồi dưỡng cho những học sinh có năng khiếu được phát triển tài năng”. 2. Trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện quyền được học tập của trẻ em. Bên cạnh việc qui định trực tiếp quyền được học tập của trẻ em, các văn bản pháp luật của VIệt Nam cũng chú ý đến việc qui định các chính sách để bảo vệ quyền đó nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. Hiến pháp năm 1992 đã đề cao trách nhiệm của gia đình, cha mẹ trong việc giáo dục con cái “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những người công dân tốt” (điều 64). Điều 34 luật hôn nhân và gia đình 2000 cũng nêu rõ: “cha mẹ có nghiã vụ chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất trí tuệ và đạo đức. Trong bậc tiểu học, điều 18 luật phổ cập giáo dục tiểu học qui định trách nhiệm của cha mẹ người đỡ đầu của trẻ em là ghi tên cho con hoặc trẻ em được đỡ đầu đi học tại trường, lớp tiểu học trên địa bàn cư trú nơi thuận tiện nhất, tạo điều kiện để con hoặc trẻ em được đỡ đầu hoàn thành giáo dục tiểu học, kết hợp với nhà trường, tổ chức xã hội trong việc giáo dục con cái hoặc trẻ em được đỡ đầu thực hiện giáo dục gia đình theo những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với các bậc học khác, cha mẹ, người giám hộ cũng có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường (điều 94 luật giáo duc năm 2005). Khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn”. Như vậy, trách nhiệm giáo dục trẻ em trước tiên thuộc về gia đình cụ thể là cha mẹ, người giám hộ trong việc tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện quyền học tập, học hết chương trình giáo dục phổ cập và cho trẻ học ở trình độ cao hơn. Bởi vì, trẻ em được sinh ra và nuôi dạy trong môi trường gia đình. Các thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm chăm sóc cho các em lớn khôn về mặt thể chất và trí tuệ, đồng thời có trách nhiệm dạy bảo các em những điều tốt đẹp, đạo nghĩa giáo dục các em biết quan tâm, tôn trọng cuộc sống của những người khác trong gia đình và cộng đồng. Do đó, trách nhiệm cha mẹ trong việc đảm bảo học tập của trẻ em đó là: Thứ nhất, cần tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ nên một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Từ đó, các em sẽ chú tâm vào việc học tập hơn, nhiều trẻ em chỉ vì cha mẹ cãi nhau mà buồn chán dẫn đến tâm lý chán nản, bỏ bê việc học hành, tệ hơn là các em bị bạn xấu dụ dỗ bỏ học đi lang thang. Thứ hai, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập, phát huy khả năng của trẻ. Cha mẹ phải quan tâm, lắng nghe và trò chuyện với trẻ để hiểu và giúp đỡ trẻ trong học tập Cha mẹ có thể cùng học với trẻ, xây dựng thời khóa biểu cho trẻ để trẻ nghiêm túc, tập trung trong học tập hơn. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị). Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình, lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội. Thứ ba, để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình. Những hành vi mà trẻ tiếp nhận, học tập trong gia đình không chỉ là những kinh nghiệm của người lớn mà bằng cả những tình cảm của những người thân yêu nhất. Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Tùy vào khả năng của trẻ mà có cách thức cũng như lựa chọn trong việc học tập của trẻ. Nhiều gia đình luôn muốn con mình học thật nhiều để biết nhiều thứ theo kịp bạn bè, rồi phải học ở trường danh tiếng giáo dục tốt mà không để ý đến khả năng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn để nắm bắt khả năng học tập của trẻ từ đó có phương pháp cho trẻ học tập phù hợp. Thứ tư, cha mẹ phải có trách nhiệm cho con em mình được đến trường học tập. Trước tiên cần phải đăng kí khai sinh cho trẻ, nhiều bậc cha mẹ nhất là vùng sâu, vùng xa do hiểu biết kém hoặc ở vùng xa xôi ngại đi đăng kí cho con nên con đến tuổi đi học mà vẫn chưa có giấy khai sinh cho trẻ dẫn đến nhiều trường hợp trẻ không được đến trường. Bên cạnh đó, cũng có những gia đình vì hoàn cảnh khó khăn mà bắt con mình phải bỏ học ở nhà giúp đỡ gia đình. Nhiều em mơ ướ được đến trường, được đi học như bao bạn khác mà không thành hiện thực được, tuổi các em phải được đi học, đến trường đó là quyền của các em vậy mà các em phải ở nhà trông em, phải lao động giúp gia đình. Những vùng dân tộc vẫn còn những hủ tục lạc hậu đó là bắt trẻ em gái ở nhà, không cho đi học, điều này khiến cho trẻ không được đến trường như bao trẻ khác. Mọi trẻ em đều được đến trường học tập không phân biệt nam nữ, giàu hay nghèo, có bệnh HIV hay không bệnh....tất cả các em đều được học tập như trẻ em bình thường khác. Chính vì vậy, trách nhiệm của gia đình trong việc bảo đảm việc học tập của trẻ em là rất lớn. II. Thực trạng về quyền được học tập và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện. Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Đặc trưng của gia đình nông thôn là lao động nông nghiệp, sản xuất nhỏ, kĩ thuật lạc hậu, chủ yếu nhờ vào sức lực cơ bắp và kinh nghiệm. Sự phân hóa trong xã hội nước ta cũng khá lớn dẫn đến những cách thức khác nhau trong việc thực hiện quyền của trẻ em trong đó có quyền được học tập. Đặt trong bối cảnh, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, hòa nhập quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, gia đình Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của mình, trong đó có chức năng xã hội hóa trẻ em. Chính vì vậy trong Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28 tháng 6 năm 2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã yêu cầu: “Đề cao vai trò và trách nhiệm của gia đình, giúp đỡ và tạo điều kiện cần thiết để các gia đình thực hiện trách nhiệm đối với thế hệ trẻ, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em. Tôn trọng và bảo đảm cho trẻ em được thực hiện các quyền và bổn phận trước gia đình và xã hội”.

9 tháng 5 2022

*** Qyền và nghĩa vụ của cha mẹ:

-Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

***Nghĩa vụ của con cháu:

- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

  - Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.

  - Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn

 - Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

  - Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

*** Theo em, em vẫn chưa thực sự làm tròn bổn phận của bạn thân đối với gia đình và xã hội. Nhưng cũng vì thế mà e luôn tự nhủ bản thân rằng phải luôn hiếu kính vs người lớn, chăm chỉ học tập, ko ăn chơi đua đòi với bè bạn, tự tập những đức tính tốt đẹp hơn với mong muốn làm cha mẹ vui lòng, xã hội tiến bộ.