Tắt công tắc... tiết kiệm điện Sắp tới giờ “G” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm điện - thành thói quen". Chưa bao giờ chiến dịch Giờ Trái đất lại được tuyên truyền sâu rộng như hiện nay, các nhà chức trách, các công ty, tập đoàn năng lượng đã huy động hết các mạng xã hội Facebook, Zalo, website, fanpage, các video ngắn… vời nhiều chủ để hướng tới hưởng ứng Giờ Trái đất, hướng tới tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng cho tương lại, bảo vệ trái đất, chống biến đổi khí hậu. Thậm chí còn treo băng rôn, áp phích lớn – nhỏ tại nơi công cộng, đường phố, trên hệ thống màn hình rộng và tuyên truyền lưu động trên các xe chuyên dụng. EVN hưởng ứng Giờ Trái đất Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 cũng là thông điệp tại Chỉ thị 20 về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ. Với mong muốn tất cả người dân, khách hàng và doanh nghiệp không chỉ là cùng nhau tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong vòng một giờ, mà sau đó là cùng hành động xa hơn một giờ tắt đèn, hình thành thói quen tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, chung tay bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng tới một tương lai xanh sạch đẹp”. Anh Lại Văn Long, cán bộ Liên đoàn Lao động Tp.Hà Nội cho biết: Quan trọng sau chiến dịch Giờ Trái đất chúng ta làm được gì để nâng cao ý thức tiết kiệm điện bằng việc khi không dùng thì tắt công tác bóng đèn học, rút ổ điện hoặc tắt các thiết bị điện khi không có nhu cầu dùng. Nhờ đó hình thành thói quen tắt thiết bị điện chủ động.” Câu 1:Văn bản trên thuộc thể loại nào?............................................................................... Câu2:PTBĐ chính là gi?........................................................................................................... Câu 3: Văn bản trên viết về đề tài gì? ….……………………………………………………………………………………………… Câu 4 . Trong câu văn thường xuất hiện bao nhiêu vị ngữ?......................................................... Câu 5. Sử dụng nhiều vị ngữ trong câu văn trên có tác dụng gì? ….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 6: Trong ví dụ sau đâu không phải là từ mượn? (Nhân loại,Đọc sách, Phát triển, Thế giới) ………………………………………………………… Câu 7. Hãy đặt câu với những từ in đậm sau: “Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 cũng là thông điệp tại Chỉ thị 20 về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ.” ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 8 Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đâm trong câu. -Tôi sẽ không bao giờ quên những kỷ niệm thủa học trò hồn nhiên vô tư ấy. .…………………………………………………………………………………………………… Câu 9: Hãy cho biết nguồn gốc của các từ mượn Áp -phích….………….………………………………………………………… Giáo dục………………………………………………………………………………… Câu 10: Em hãy rút ra bài học (giải pháp) cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 11: Em hãy cho biết những đặc trưng thể loại của đoạn trích trên? Sắp tới giờ "G" hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được đóng góp một phần nhỏ bè của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm điện- thành thói quen" Chưa bao giờ chiến dịch Giờ Trái đất lại được tuyên truyền sâu rộng như hiện nay, các nhà chức trách, các công ty, tập đoàn năng lượng đã huy động hết các mang xã hội Facebook, Zalo, Website, Fanpage, các video ngắn... với nhiều chủ đề hướng tới hưởng ứng Giờ Trái đất, hướng tới tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng cho tương lai, bảo vệ Trái đất, chống biến đổi khí hậu. Thậm chí còn treo băng rôn, áp phích lớn- nhỏ tại nơi công cộng, đường phố, trên hệ thống màn hình rộng và tuyên truyền lưu động trên các xe chuyên dụng.... 1. Văn bản trên thuoc6 thể loại nào ? 2. PTBĐ chính là gì ? 3.Văn bản trên viết về đề tài gì ? 4. Trong câu văn thường xuất hiện bao nhiêu vị ngữ? 5.Trong các từ nhân loại, đọc sách, phát triển, thế giới không phải là từ mượn ? 6. Hãy đặt câu với từ in đậm sau: " CHIẾN DỊCH Giờ Trái đất năm 2023 cũng là thông điệp tại Chỉ thị 20 về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 của Thủ tướng Chính phủ" 7.Hãy cho biết nguồn gốc của các từ mượn: Áp phích ; Giáo dục 8. Em hãy rút ra bài học (giải pháp) cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên. 9. Em hãy cho biết những đặc trưng thể loại của đoạn trích trên SOSS cần cíu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có một khoảnh khắc mà cả thế giới không một ánh đèn. Có một khoảnh khắc mà cả thế giới cùng làm một công việc ý nghĩa. Giờ Trái Đất – đó là 60 phút mà toàn thế giới tắt đèn nhưng là để bật tương lai, một tương lai về Trái Đất xanh, sạch và đẹp hơn.
Lần đầu tiên được tổ chóc vào năm 2007 do Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF phát động tại thành phố Sydney, Australia, Giờ Trái Đất cho đến nay đã trở thành một sự kiện đầy ý nghĩa lôi cuốn hàng triệu người tham gia. Giờ Trái Đất được tổ chức hằng năm vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3. Trong ngày này, các thành phố trên thế giới đăng kí tham gia vào Giờ Trái Đất sẽ lần lượt tổ chức tắt điện từ 20giờ đến 21 giờ theo giờ địa phương. Không chỉ mang ý nghĩa trong việc giảm lượng điện tiêu thụ trong một giờ đồng hồ diễn ra sự kiện, Giờ Trái Đất đề cao việc tiết kiệm điện năng nói riêng cũng như năng luợng nói chung.
Như chúng ta đã biết, loài người đang đứng trước một thử thách to lớn: các nguồn tài nguyên trên trái đất là có hạn. Nhiều tài nguyên như dầu mỏ, than đá… đang dần bị cạn kiệt. Trong khi đó loài người đang sử dụng tài nguyên một cách bất hợp lí, thậm chí vô cùng lãng phí. Giờ Trái Đất ra đời chính là để nâng cao ý thức của con người về việc sử dụng hợp lí tiết kiệm các nguồn năng lượng không thể tái tạo. Việc làm này không chỉ giúp duy trì nguồn tài nguyên mà còn giảm tối đa lượng khí thải trong môi trường. Hằng ngày, việc lạm dụng các thiết bị điện, nhiệt đang thải ra bầu khí quyến nhiều loại khí độc hại. Các loại khí này đang phá huỷ tầng ôzôn, gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên kèm theo những hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được. Chính vì vậy, việc tắt đèn tiết kiệm năng lượng chính là để bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta khỏi những thảm hoạ thiên nhiên đang ngày càng mạnh hom, dữ dội hơn. Nhưng trên tất cả, Giờ Trái Đất ra đời đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của mỗi con người. Trong khát vọng tri thức, loài người chúng ta đã và vẫn đang không ngừng trăn trở với câu hỏi tại sao có chúng ta và chúng ta từ đâu tới. Nhưng phải chăng đã đến lúc chúng ta phải tự đặt ra câu hỏi rằng loài người sẽ đi về đâu, Trái Đất sẽ đi về đâu khi nó đang hàng ngày phải gồng mình gánh chịu hàng trăm tấn khí thải, những dòng sông đen, những vùng biển chết… Tất cả sự thật đó khiến con người phải giật mình tự hỏi mình đã, đang và sẽ phải làm gì, làm như thế nào để cứu vớt cuộc sống của chính mình, cứu vớt Trái Đất – mái nhà chung của nhân loại. “Chỉ với một hành động nhỏ bạn đang chung tay cứu cả thế giới”. Đó chính là khẩu hiệu của Giờ Trái Đất cùng là câu trả lời những ai đang băn khoăn về việc mình sẽ làm gì cho hành tinh này. Hãy tắt đèn, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải ra môi trường, là chúng ta đang cùng nhau bảo vệ trái đất thân yêu! Đồng thời Giờ Trái Đất còn cho mỗi người nhận ra rằng mình không hề đơn độc, không hề lẻ loi. Ta biết rằng trong thế giới rộng lớn có những con người bằng những hành động nhỏ bé của mình đang cùng nhau giữ lấy màu xanh cho Trái Đất. Chính vì vậy, Giờ Trái Đất không chỉ là 60 phút tắt đèn của thế giới. Hơn thế nó thực sự là 60 phút lung linh. Lung linh vì loài người đã và đang ý thửc được trách nhiệm của mình trước những lời kêu gọi ngày càng khẩn thiết của Trái Đất.
Dù mới chỉ là năm thứ ba được tổ chức nhưng Giờ Trái Đất đã thực sự trở thành một ngày hội của loài người tiến bộ nhằm phát đi một thông điệp mạnh mẽ: Hãy bảo vệ môi trường. Năm 2007 là năm đánh dấu sự ra đời của Giờ Trái Đất với chỉ một thành phố tham gia là Sydney. The nhưng, trong ngày 29-3-2008, đã có 371 thành phó của 35 quốc gia cùng hưởng ứng sự kiện nay. Rất nhiều hoạt động có ý nghĩa đà được tô chức nhằm khuyến khích mọi người tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường. Ở thủ đô Tel Aviv, Israel, một buổi biểu diễn ngoài trời với nàng lượng chí bằng máy quay tay đã được tổ chức. Tại công viên Phoenix, Dublin người ta đã dựng một kính thiên văn cỡ lớn cho mọi người ngắm sao trong Giờ Trái Đất. Đặc biệt Giờ Trái Đất còn có sự tham gia của nhiều nguyên thủ quốc gia, các nhân vật hàng đầu thế giới như Nữ hoàng Đan Mạch, chủ tịch WWF… Tất cả đã minh chứng cho một thế giới sẵn sàng hợp tác để biến những lời kêu gọi thành hành động mang tính chất thông điệp: Tắt đèn, bật tương lai. Tinh thần ấy lại càng được thể hiện rõ hơn trong Giờ Trái Đất diễn ra từ 20giờ đến 21 giờ ngày 28 – 3 – 2009. Đà có tới 1539 thành phố trên khắp thế giới đăng kí tham gia sự kiện này, một con số ít ai ngờ tới khi kết thúc Giờ Trái Đất 2008. Có thể nói đây là một trong những chiến dịch vận động bảo vệ môi trường lớn nhất từ trước đến nay mà loài người được chứng kiến. Châu Âu là châu lục đầu tiên tham gia Giờ Trái Đất. Lần lượt tháp Effel cùng kinh đô ánh sáng Paris rồi cả tháp nghiêng Pisa, Italia chìm trong bóng tối. Tại châu Phi, Kim tự tháp Kê-ốp cũng lần đầu tiên mất hút trong bóng đêm của hoang mạc Ai Cập để hưởng ứng chiến dịch. Ở châu Á, chính quyền thành phố Bắc Kinh lại bày tỏ sự ủng hộ tới giờ Trái Đất bằng cách cho tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng của sân vận động Tổ chim. Và dù phải đợi đến gần 12 giờ đông hồ sau nhưng châu Mĩ cũng bước vào Giờ Trái Đất với nhiều hoạt động có ý nghĩa. Tại New York, Hoa Kì, Liên hợp quốc cũng cho tắt điện trụ sở của mình để chính thức phát đi thông điệp: Cộng đồng quốc tế sẽ cùng nhau hành động để bảo vệ Trái Đất – ngôi nhà chung của nhân loại.
Sự thành công của Giờ Trái Đất còn có sự đóng góp lớn của cộng đồng cư dân mạng. Trong 60 phút của Giờ Trái Đất đã có rất nhiều màn hình trang web, blog… chuyển sang màu đen hoặc màu sẫm như một biểu tượng cho việc ủng hộ Giờ Trái Đất. Cùng với đó, thông tin về Giờ Trái Đất đã được tuyên truyền rộng rãi qua các kênh truyền hình hàng đầu thế giới như BBC, CNN, NBC… Theo một ước tính, trong vòng 24 giờ trước khi diễn ra Giờ Trái Đất, mỗi giây cụm từ Giờ Trái Đất được nhắc tới 300 lần. Đã có 1,5 triệu mạng xã hội ủng hộ, 3 triệu lượt người xem truyền hình trực tiếp và video về Giờ Trái Đất. Những con số đầy ấn tượng đó đã cho thấy sức lan toả mạnh mẽ của sự kiện Giờ Trái Đất, chứng tỏ ý thức của con người trước những vấn đề toàn cầu.
Năm 2009 cũng đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất. Đã có tới 5 thành phố chính thức đăng kí tham gia sự kiện. Đúng 20h30 phút ngày 28 – 3 – 2009, Phó Thủ tuớng Hoàng Trung Hải cùng Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tắt chiếc công tắc tượng trưng và tất cả các bóng đèn xung quanh Nhà hát lớn cũng vụt tắt. Thế nhưng màn đêm không kéo dài được bao lâu khi mà hàng ngàn cây nến đã được các bạn trẻ thắp nên tạo một không khí lung linh, kì ảo. Ngay sau đó, các.danh thắng nổi tiếng như đền Ngọc Sơn, Trung tâm hội nghị Quốc gia, sân vận động Mĩ Đình, hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây cũng lần lượt chìm vào trong bóng tối. Ánh nến cũng đã thay thế cho ánh điện tại nhiều thành phố trên khắp cả nước như Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nằng… Ngay trên bãi biển thơ mộng, các bạn trẻ thành phố biển Nha Trang đã cùng nhau nhảy múa xung quanh những ánh lửa bập bùng. Qua đó những tình bạn “xanh” đã được kết nối để cùng nhau giữ lấy màu xanh cho đất nước, quê hương. Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến Hội An, nơi mà ngày 14 âm lịch hàng tháng đều tắt điện, mọi nhà thắp nến, đèn lồng. Không chỉ vậy người dân còn đi thuyền ra thả hoa đăng trên sông Hoài tạo nên một khung cảnh làng mạn cuốn hút du khách. Hình ảnh đó không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc mà còn góp phần bảo vệ môi trường, để lại một ấn tượng khó phai mờ trong mắt bạn bè quốc tế. Qua đó, chúng ta đã chứng tỏ một cách mạnh mẽ rằng: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tể để giải quyết vấn đề mang tính chất toàn cầu bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Hiện tượng Giờ Trái Đất không chỉ mang ý nghĩa xã hội to lớn mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng lối sống đóng đắn tích cực cho thế hệ trẻ. Những em bé mẫu giáo đã cùng nhau vẽ nên bức tranh trái đất lung linh giữa muôn ngàn vì sao để gửi tặng cho các anh chị tuyên truyền viên. Đứa em tôi đang học lớp 4 dù có buổi học thêm vào tối thứ 7 vẫn dặn đi dặn lại bố mẹ phải tắt điện. Hôm nay, đó có thể vẫn chỉ là ước mơ, là ý thức mà các em có được qua những lời dạy dỗ của thày cô. Nhưng ngày mai chính các em sẽ thay đối thế giới, xây dựng nên một hành tinh xanh như chúng ta hằng mong muốn. Giờ Trái Đất ra đời còn góp phần nâng cao ý thức cộng đồng cho các bạn trẻ. Họ là những sinh viên đã đi đến từng nhà hàng, quán ăn để dán áp-phích tuyên truyền cho Giờ Trái Đất. Họ là những “greenagers” của trường Hà Nội – Amsterdam đã tổ chức “Ngày màu xanh” tắt điện vào giờ ra chơi 20 phút của ngày thứ 6 hàng tuần. Tất cả, bằng những hành động nhỏ bé đang chứng minh cho một thế hệ trẻ biết quan tâm và sẵn sàng hành động vì những vấn đề xã hội.
Có người bạn đã nói rằng: “Ước gì một năm không chỉ có một Giờ Trái Đất”. Đúng thế, nhưng tại sao chúng lại không biến thành phố mình thành một Hội An thứ hai? Tại sao trường chúng ta không có những “greenagers” để cùng nhau tạo nên những không gian xanh xung quanh mình. Hãy mang Giờ Trái Đất về thành phố bạn, ngôi trường của bạn! Hãy cùng nhau tắt đèn, bật tương lai!