Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu phân tích chân lý về động vật chủ quyền của dân tộc được thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt Ta Nhanh Em đang cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những nội dung lớn của văn học trung đại. Bởi lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong văn học không thể không kể đến áng thiên cổ hùng văn " Nam quốc Sơn Hà". Mở đầu bài cáo là đoạn trích " Nước đại việt ta". Có ý kiến cho rằng: " Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộc".
Đầu năm 1428, Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết " Bình ngô đại cáo" công bố cho nhân dân được biết việc đánh đuổi giặc Minh đã giành thắng lợi hoàn toàn. Vị anh hùng Nguyễn Trãi đã gửi trọn tình yêu quê hương dân tộc vào bài cáo nói chung và đoạn đầu nói riêng.
Trước hết tác giả tự hào về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc:
" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".
Trong hai câu văn trên, Nguyễn Trãi đã sử dụng phép đối của cặp câu biền ngẫu tạo nên sự hài hòa cân xứng, giọng văn hùng hồn đanh thép vận dụng điển tích " Điều dân phạt tội"… Tác giả nhẫn mạnh tư tưởng lấy dân làm gốc " Yên dân". Vì muốn " yên dân" nên những vị lãnh tụ khởi nghĩa Tây Sơn đã giấy binh diệt trừ giặc Minh hung tàn bạo ngược đó là tư tưởng tiến bộ lấy dân làm gốc. Trong Nam Quốc Sơn Hà có mặt " đế " đến Hịch Tướng Sĩ có mặt " Tướng" thì nước đại việt ta có mặt dân quan tâm đến tầng lớp cùng khổ đông đảo nhất trong xã hội và " nhân nghĩa" vốn là quan niệm của nho giáo đã được Nguyễn Trãi kế thừa và phát huy nâng lên thành quan hệ giữa quốc gia và giữa ta và Phương Bắc.
Tinh thần tự hào dân tộc của tác giả còn được thể hiện về chân lí một quốc gia độc lập có chủ quyền:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Tác giả tiếp tục sử dụng câu văn biền ngẫu tạo sự cân xứng hài hòa, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn nhiều từ ngữ mang tính chất hiển nhiên như: Vốn xưng, đôi chìa, cũng khác. Phép liệt kê, so sánh, đối chiếu giữa các triều đại của ta với các triều đại của Trung Quốc nhằm hành động vị thế ngang hàng của đại việt với phong kiến phương bắc, tác giả đã định nghĩa về một quốc gia nhiều phương diện.
Đó là đất nước có nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ chủ quyền riêng, phong tục tập quán riêng, các triều đại lịch sử riêng và các anh hùng hào kiệt. Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy quan niệm này từ " Nam Quốc Sơn Hà". Định nghĩa của ông cụ thể, tiêu biểu toàn diện hơn.
Cuối cùng niềm tự hào dân tộc còn được tác giả hành động qua sức mạnh nhân nghĩa:
Vậy nên:
"Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi”
Đây là những chứng cớ chiến công đã từng được ghi trong sử sách có sức thuyết phục cao mang tính hiển nhiên. Kẻ nào đến xâm phạm nước ta chắc chắn sẽ bị trừng trị chuốc lấy bại vong.
Đoạn trích đúng là bản tuyên ngôn độc lập được thể hiện thông qua nhiều biện pháp nghệ thuật… Niềm tự hào dân tộc ấy được lưu truyền đến muôn đời sau có sức ảnh hưởng rộng rãi. Đó là bài ca yêu nước của thế hệ cha ông.
Tóm lại " Nước đại việt ta" là áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộc, tiếp nỗi truyền thống ấy thế hệ trẻ chúng ta phải ra sức học tập, bảo vệ xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Sự kiện Bạch Đằng 1-5-2014 khiến chúng ta càng cần nêu cao tinh thần tự giá, xây dựng đất nước phát triển để kẻ thù không nhòm ngó lánh thổ.
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận định "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời". Những kiệt tác văn học ra đời không chỉ mang trong mình ý nghĩa văn chương mà còn mang cả tầm vóc lịch sử. "Đại cáo Bình Ngô" chính là một kiệt tác như thế. Không những là áng "thiên cổ hùng văn" của Nguyễn Trãi, "Đại cáo Bình Ngô" còn có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập.
Tuyên ngôn độc lập được hiểu là văn bản dùng để tuyên bố, khẳng định nền độc lập, chủ quyền của một quốc gia, đặc biệt là sau khi quốc gia ấy vừa giành chiến thắng trong cuộc chống sự xâm lược của ngoại bang. Tại sao có thể khẳng định Đại cáo Bình Ngô là một bản tuyên ngôn độc lập? Điều kiện đầu tiên để một tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập là hoàn cảnh ra đời phải là trong hoặc sau một cuộc chiến. Đồng thời đảm bảo yếu tố khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc, tuyên bố thắng lợi và tuyên bố hòa bình. Dẫn chứng và lý lẽ phải sắc bén, hùng hồn và hoàn toàn xác thực.
Đại cáo Bình Ngô đáp ứng đủ được những yêu cầu trên. Trước hết, về hoàn cảnh ra đời. Tác phẩm ra đời gắn với mốc lịch sử vô cùng trọng đại của dân tộc. Mùa xuân năm 1428, sau chiến thắng giặc Minh, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết bài cáo để thông báo tới toàn thể nhân dân về chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ròng rã hai mươi năm chiến tranh thảm khốc và ách đô hộ của quân giặc, chúng ta đã chiến thắng và giành lại nền độc lập dân tộc, lập lại nền hòa bình. Đại cáo Bình Ngô khi ấy chính là khúc khải hoàn ca, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên hoàn toàn độc lập và tự do, trở thành khúc tráng ca của lịch sử.
Về nội dung, bài cáo là lời khẳng định đanh thép về độc lập chủ quyền, về chiến thắng Lam Sơn hào hùng và nền hòa bình dân tộc. Ngay từ những câu thơ mở đầu, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài cáo, cũng là sự khẳng định chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hào hùng:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
Theo tư tưởng Nho gia, Nguyễn Trãi cho rằng nhân nghĩa là yên dân, là làm sao cho nhân dân có được ấm no, yên ổn và hạnh phúc. Để làm được việc này, trong hoàn cảnh giặc ngoại xâm đô hộ thì phải trừ bạo. Cụ thể trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ là loại trừ giặc Minh xâm lược. Làm được cả hai việc ấy mới là nhân nghĩa chân chính. Độc lập dân tộc có được phụ thuộc rất lớn vào nhân dân. Nhân dân là người bao đời cố gắng gây dựng và bảo vệ nền độc lập. Hàng nghìn năm mồ hôi rơi, xương máu đổ, đồng cam cộng khổ mới tạo nên độc lập dân tộc.
Nguyễn Trãi nêu lên một tư tưởng đầy nhân văn để từ đó, đi đến khẳng định chân lý độc lập của dân tộc:
"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có"
Bằng giọng điệu hào hùng, khí thế, Nguyễn Trãi liên tiếp liệt kê hàng loạt yếu tố để xác lập trọn vẹn nền độc lập dân tộc. Đó là "nền văn hiến", "núi sông bờ cõi", "phong tục", "lịch sử" và "hào kiệt". Nếu như trong "Nam Quốc Sơn Hà", Lý Thường Kiệt đưa ra phương diện lãnh thổ ở sách trời. Thì ở Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi lại lựa chọn những phương diện cụ thể và có bằng chứng lịch sử không thể chối cãi. Các cụm từ "từ trước", "vốn ", "đã lâu", "đã chia", "bao đời", "cũng khác" liên tiếp dồn dập nhấn mạnh tầm vóc lịch sử lâu đời của dân tộc Đại Việt. Nền độc lập và chủ quyền của dân tộc đã tồn tại từ rất lâu, hoàn toàn rạch ròi và khác biệt, không thể nhầm lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác.
Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi cũng điểm danh một loạt các triều đại của nước ta "Triệu, Đinh, Lý, Trần" song song với các triều đại phương bắc như "Hán, Đường, Tống, Nguyên". Lịch sử ghi lại, khi Trung Quốc xưng hoàng đế, các nước xung quanh chỉ có thể xưng vương. Thế nhưng, từ đời nhà Ngô nước ta, Ngô Quyền cũng đã xưng hoàng đế. "Mỗi bên xưng đế một phương", dân tộc ta đứng ngang hàng, không hề thua kém.
Với những yếu tố đó, Nguyễn Trãi đã nâng tầm chân lý độc lập và khẳng định vị thế dân tộc. Đại cáo Bình Ngô vì lẽ đó mở màn đầy đanh thép.
Nền độc lập dân tộc với lý lẽ và dẫn chứng xác thực, trở nên vô cùng thiêng liêng và "bất khả xâm phạm". Chân lý chủ quyền dân tộc vang lên đầy khí thế và tự hào. Đồng thời cũng trở thành cơ sở pháp lý để Nguyễn Trãi lên án những kẻ bạo ngược đã cả gan xâm phạm chủ quyền nước ta:
"Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bản thần nhân chịu được."
"Đại cáo Bình Ngô" đã phơi bày toàn bộ tội ác của giặc Minh xâm lược. Suốt hai mươi năm trời, nhân dân ta sống trong lầm than, đau khổ bởi những âm mưu tàn độc, những hành động man rợ, trắng trợn vô nhân tính. Kể bao nhiêu cũng không hết tội ác tày trời.
Nguyễn Trãi hùng hồn tố cáo tội ác của giặc Minh tạo nên một bản án đanh thép với kẻ thù. Bài cáo khẳng định hành động của địch là phi nghĩa, cuộc chiến của ta là chính nghĩa, gây ra sự đồng cảm và tăng tính thuyết phục cho bản tuyên ngôn. Vị tướng sĩ tài ba của dân tộc viết lên những điều đó trong căm hờn, uất nghẹn trào dâng, khiến lòng người sục sôi phẫn nộ.
Thế nhưng, đau thương vẫn không cản bước được dân tộc anh hùng. Cả dân tộc đồng lòng, chung tay cùng đứng dậy, làm nên chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
"Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào."
Dù giai đoạn đầu có nhiều khó khăn song cuối cùng thắng lợi vẫn thuộc về dân tộc ta. Tuyên bố về thắng lợi, bài cáo đã thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc vô cùng sâu sắc. Đồng thời cũng nêu cao tính chính nghĩa của cuộc chiến này. Chiến thắng giặc Minh năm ấy chính là sự trừng phạt thấu tình đạt lý những kẻ bạo ngược, vi phạm chủ quyền dân tộc ta.
Khép lại bản "tuyên ngôn", Đại cáo Bình Ngô đi đến sự tuyên bố về nền hòa bình dân tộc:
"Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
Kiền khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sạch lầu"
Đó là "trái ngọt hoa thơm" của cuộc đấu tranh đầy khó khăn, gian khổ. Từng câu từng chữ vút cao, vang dội, tuyên bố nền hòa bình "vững bền, đổi mới, vững chắc". Hình ảnh "xã tắc, giang sơn, kiền khôn, nhật nguyệt" giống như tái hiện khung cảnh thái bình tuyệt đẹp. Đặc biệt trong đó còn chứa đựng sự biết ơn "trời đất tổ tiên khôn thiêng ngầm giúp" và đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Bên cạnh yếu tố về nội dung, Đại cáo Bình Ngô còn được coi là bản tuyên ngôn độc lập về khía cạnh nghệ thuật. Bài cáo được viết theo thể văn biền ngẫu, lập luận chặt chẽ, đanh thép đầy thuyết phục. Đi từ cơ sở lý luận của tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về độc lập chủ quyền, đến sự phơi bày tội ác của giặc và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn rồi tuyên bố nền hòa bình. Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục kết hợp với giọng điệu hào hùng, đanh thép, hùng tráng. Các biện pháp nghệ thuật khéo léo cùng những câu văn dài ngắn, biến hóa linh hoạt. Bài cáo đã khẳng định độc lập chủ quyền, chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn và nền hòa bình dân tộc. Đồng thời cũng nêu cao tinh thần yêu nước cùng tầm vóc tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi.
Với những thành công đó, Đại cáo Bình Ngô chính là bản tuyên ngôn mang nhiều giá trị sâu sắc của dân tộc. Trải qua nhiều năm, nó vẫn sừng sững chỗ đứng trong nền văn học nói riêng, trong lịch sử Việt Nam nói chung. Để mỗi lần bài cáo vang lên, nhân dân Việt Nam lại nghe trong trái tim mình tiếng nói của Tổ quốc.
xin lỗi mk lấy trên mạng nên bài chắc chưa đc đúng yêu cầu của bạn
Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.
Nổi bật ở đoạn thơ:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"
Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Âm thanh của Người đã đặt vào câu thơ đầu tiên với từ "nghe", dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình tháy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.
Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.