K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2023

Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao (Theo thống kê thì ở Việt Nam có khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng).

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với tài nguyên nước của chúng ta và theo dự báo đến năm 2025, 2/3 người trên thế giới có thể sẽ phải sống trong những vùng thiếu nước trầm trọng.

Tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt sau việc khai thác quá mức và sử dụng lãng phí. Tài nguyên đất thì cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như đất nông nghiệp đang bị chuyển dần qua đất phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ, đất bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày một tăng.

19 tháng 4 2022

tài nhuyên thiên nhiên rất quan trọng đối vs con người vì ; cung cấp thức ăn ,ô -xy ,thức ăn ,đồ dùng thương ngày ,nươc

19 tháng 4 2022

sai nha

15 tháng 4 2022

mknkjnik

15 tháng 3 2022

Nguyên nhân:do lượng rác thải công nghiệp tăng - biện pháp :

- Tái chế lại các loại rác thải

- Sử dụng lò để đốt rác thải.

15 tháng 3 2022

Nguyên nhân:

- do rác thải sinh hoạt hằng ngày

- do khí độc các nhà máy

- dùng nhiều hóa chất độc hại, v..v..

Biện pháp để khắc phục:

- giảm thiểu rác thải nhựa

- hạn chế dùng các loại hóa chất

- nâng cao ý thức sử dụng và xử lí rác thải của người dân

- xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lí pháp luật về môi trường

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. 

 

- Gió

- Nước

- Dầu mỏ

- Sử dụng năng lượng gió để chạy côi xay. máy phát điện, chạy thuyên buồm....

- Cung cấp cho hoạt động sống của người, thực vật, động vật. Năng lượng nước chảy dược sử dụng trọng các nhà máy thuỷ điện, được dùng để làm quay bánh xe nước đưa nước cao,...

- Mặt trời

- Thực vật, động vật

- Cung cấp ánh sáng và nhỉột cho sự sống trên Trái Đất. Cung cấp năng lượng sạch cho các máy sử dụng; năng lượng mặt trời.

- Tạo ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên (sự cân bằng sinh thái), duy trì sự sống trốn Trái Đất.

Dầu mỏ

Được dùng để chế tạo ra xăng, dâu hoả, dầu nhờn, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, các chất làm ra tơ sợi tổng hợp,...

Vàng

Dùng để làm nguồn dự trữ cho các ngân sách của nhà nước, cá nhân.... ; làm đồ trang sức, để mạ trang trí,...

Đất

Môi trường sống của thực vật. động vật và con người.

Than đá

Cung cấp nhiên liệu cho đời sống và sản xuất điện trong các nhà máy nhiệt điện, tạo ra (han cốc, khí than, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, tơ sợi tổng hợp.

Nước

Môi trường sống của động, thực vật.

Năng lượng nước chảy dùng cho thủy điện. 

24 tháng 11 2021

báo của cụ mình đấy ,nhớ ấn đúng nha

Những tháng đầu năm 2021, phong trào “Tết trồng cây” được các địa phương hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái. Nhờ đó, số cây lâm nghiệp trồng phân tán trong tháng 02/2021 tăng cao, ước tính đạt 7 triệu cây và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ thị 45/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng đề ra mục tiêu trồng mới 01 tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025, riêng năm 2021, chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 đến 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020. Đây là chương trình vô cùng có ý nghĩa, tiếp bước truyền thống hơn 60 năm qua từ khi Bác Hồ trực tiếp phát động” Tết trồng cây” ngày 28/11/1959 trong công cuộc kháng chiến đi đôi với kiến quốc, Bác Hồ chỉ rõ: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống nhân dân.”

Trồng rừng và bảo vệ rừng là một trong những việc làm hết sức thiết thực để phát triển bền vững. Phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường, ước tính năm 2019, Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên đạt gần 10,3 triệu ha, rừng trồng đạt 4,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 42%, cao hơn mức bình quân thế giới (29%)[1]. Rừng tự nhiên trong 10 năm từ 2009 – 2019 không có biến động giảm nhiều[2] , điều này chứng tỏ Chính phủ khá chú trọng tới công tác bảo vệ rừng tự nhiên thay vì chỉ quan tâm tới trồng rừng. Rừng trồng mới không thể thay thế được rừng già, rừng nguyên sinh, bởi khi bị phá đi, lớp thực bì dày từ 50cm – 1m cũng không còn, khi có mưa lũ sẽ gây ra tình trạng xói lở, lũ ống lũ quét. Chất lượng rừng ngày càng giảm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thiên tai, lũ lụt, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng và tài sản của con người.

Trồng rừng cần đi đôi với bảo vệ rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng tăng là một trong các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở các quốc gia trong bộ chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường và chỉ tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, đi kèm với tỷ lệ che phủ rừng cần đảm bảo tiêu chí về chất lượng rừng vì trong diện tích che phủ rừng phần lớn là diện tích rừng trồng kinh tế, gồm cây công nghiệp và nguyện liệu giấy, rừng trồng không có thực bì, sau chu kỳ 5 – 10 năm khai thác, rừng vừa được phủ xanh sẽ lại bị mất đi. Cây trồng phủ xanh cần có giá trị kinh tế, không ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của các cây tầng thấp để có thể nhân rộng các mô hình sản xuất dưới tán rừng như trồng mây, sa nhân, thảo quả, nuôi ong… giúp người dân có thêm thu nhập, yên tâm giữ rừng.

Một trong các nội dung được đề cập tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV là việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng gắn liền với ổn định đời sống của người dân làm nghề rừng. Trước đây các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ nhận được 50.000 đồng/ha/năm, hiện nay lên tới 250.000 đồng/ha/năm, theo lộ trình sắp tới có thể nâng lên thành 1 triệu đồng/ha/năm mới bảo đảm chất lượng độ che phủ rừng từng bước được nâng cao. Diện tích khoanh nuôi, bảo vệ rừng cũng cần nâng lên 2 triệu ha mới, từng bước đảm bảo cho chất lượng của 10,3 triệu ha rừng tự nhiên hiện có. Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mỗi năm ngành Lâm nghiệp thu được 30.000 tỷ đồng. Ngày 20/10/2020, Việt Nam chính thức ký kết hợp tác về tín chỉ các bon từ rừng. Nhờ đó, nước ta bán được 10 triệu m3 CO2, mỗi 1m3 CO2 là 5 USD[3].

Nạn chặt phá rừng hiện đang là vấn đề đáng lo ngại ở nước ta và các quốc gia khác trên thế giới. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân tại địa phương nơi quản lý rừng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để bảo vệ “lá phổi xanh”. Tháng 02/2021, cả nước có gần 59 nghìn ha rừng bị chặt phá, lấn chiếm; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2021 diện tích rừng bị chặt, phá là118 nghìn ha. Một số tỉnh có diện tích chặt phá, lấn chiếm nhiều nhất trong tháng Hai là Kon Tum 25,8 ha, Yên Bái 14,7 ha, Kiên Giang 6 ha, Bắc Kạn gần 4,4 ha, Sơn La 2,4 ha, chiếm 90% diện tích bị chặt phá, lấn chiếm của cả nước. Trong 10 năm trở lại đây, lợi nhuận từ rừng trồng lấy gỗ hoặc trồng các loại cây ngắn ngày, như gừng, thạch đen cũng rất cao. Vì vậy, nhiều hộ dân cố ý khai thác rừng, phá rừng tự nhiên trái phép để lấy đất sản xuất, trồng rừng mới. Cháy rừng cũng là một trong các nguyên nhân làm giảm diện tích rừng hiện có, trong tháng Hai có 14,2 ha rừng bị cháy; tính từ đầu năm tổng diện tích rừng bị cháy là gần 83 ha, trong đó Quảng Ninh đứng đầu với gần 10,2 ha, tiếp theo là Bắc Kạn 2,1 ha, Bắc Giang 1,1 ha. Các địa phương có nguy cơ cháy rừng cao cần theo dõi sát sao hơn nữa để có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy rừng, không chỉ dựa vào các mức cảnh báo cháy rừng theo kỹ thuật hiện có, mà còn phải đôn đốc trực tiếp các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng, đảm bảo nhận thông báo kịp thời và luôn chuẩn bị sẵn sàng khi cháy rừng xảy ra.

Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, đang tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người cũng như các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, nhất là ở các đô thị lớn. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có tốc độ nhanh dẫn đến sức ép lớn lên môi trường. Hệ thống cây xanh công cộng cấp đô thị chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, tỷ lệ đất công viên cây xanh đô thị đạt rất thấp so với tiêu chuẩn. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị lớn của Việt Nam chỉ ở mức từ 2 – 3 m2/người, trong khi đó, chỉ số tỷ lệ cây xanh/người của các thành phố hiện đại trên thế giới phổ biến từ 20 – 25 m2/người. Để nâng cao tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân ở đô thị, trong dự thảo đề án “Trồng 1 tỉ cây xanh” trong giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ trồng 690 triệu cây xanh phân tán ở vùng đô thị và nông thôn.

Trong những năm qua, Việt Nam hứng chịu nhiều tác động nghiêm trọng của thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan theo chiều hướng ngày càng gia tăng, để lại hậu quả nặng nề. Do đó, yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng nguyên sinh tự nhiên vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài có sự định hướng của Chính phủ, và trên hết cần có sự đoàn kết, chung sức của người dân cả nước nhằm phát triển đất nước theo hướng bền vững.

 
26 tháng 6 2020

Hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay:

- Sự phát triển trồng rừng:

+ Diện tích rừng trồng hiện nay là 2,5 triệu ha, mỗi năm có khoảng 200 nghìn ha rừng được trồng mới.

(chủ yếu rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa..., rừng phòng hộ.

+ Hằng năm, cả nước trồng khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.

+ Diện tích rừng trồng có tăng, nhưng không cao. Phần lớn rừng trổng nhằm mục đích kinh tế, sản xuất cầy lấy gỗ ngắn ngày, chưa ưu tiên trồng rừng phòng hộ. Từ năm 1983 đến 2006, tỉ lệ diện tích rừng trồng đã tăng được 2,1 triệu ha. Tuy nhiên, diện tích rừng bị phá không phải là nhỏ.

+ Khó khăn: do mùa khô diễn ra sâu sắc, đặc biệt ở Tây Nguyên nên rừng bị cháy nhiều, vẫn còn nạn chặt phá rừng bừa bãi.

-  Các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay:

+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác và tăng cường trồng và bảo vệ rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng).

+ Thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho rừng hộ gia đình quản lí.

+ Đầu tư phát triển kinh tế rừng ở miền núi, xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp, giúp đồng bào các dân tộc ít người nắm kĩ thuật và phương thức canh tác để đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Giáo dục nâng cao ý thức về bảo vệ rừng trong nhân dân.

Loi