K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo :

– Về kinh tế :

Biển Việt Nam là vùng biển đảo đầy tiềm năng. Biển nước ta có khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,1 – 4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 – 1,6 triệu tấn/năm. Trong đó, trữ lượng cá nổi và đáy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khoảng 2 triệu héc-ta với 3 loại hình nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ. Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển, hải sâm… Với 48 vũng, vịnh nhỏ và 12 đầm, phá ven bờ, khoảng 1.120 km rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn, cùng các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam… hệ sinh thái ven biển Việt nam mỗi năm đem lại lợi nhuận ước tính từ 60-80 triệu USD

Dọc ven biển Việt Nam có 37 vạn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó có khoảng 30 vạn ha có thể nuôi tôm và 50 vạn ha có thể nuôi cá, trai, sò huyết … Đến nay, tuy sản lượng nuôi trồng thủy sản của ta vẫn còn thấp (35 tấn/1km2), nhưng cũng đã tạo ra một hướng làm ăn mới cho nhiều địa phương ở nước ta.

Do nằm trong vành đại quặng thiếc của Thái Bình Dương, nên Biển Việt Nam chứa đựng một khối lượng lớn về sa khoáng sản quý hiếm như: titan, nhôm, sắt, muối mangan, cát thủy tinh và đất hiếm. Một nguồn lợi không nhỏ mà biển Việt Nam mang lại là cát thủy tinh có hàm lượng Si02 cao tới 99%, rất có giá trị trong công nghệ chế tạo thủy tinh cao cấp.

Nước biển Việt Nam là một nguồn tài nguyên lớn có thể khai thác, sử dụng. Theo phân tích, mỗi km3 nước biển có 37,5 triệu tấn vật chất thể rắn, trong đó 30 triệu tấn Clrua natri, 4,5 triệu tấn Mage, nhiều nguyên tố Kali, Uranium .. nếu biết tinh chiết nên, giá trị của chúng có thể đạt 1 tỷ USD. Mặt khác, nước biển Việt Nam không chỉ có muối mặn mà còn chứa đựng tiềm năng lớn về năng lượng gió, sóng và thủy triều biển.

Ven bờ biển Việt Nam có nhiều vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế giới như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ … là đại điểm lý tưởng cho việc phát triển ngành du lịch biển và du lịch sinh thái.

Đặc biệt, những điều tra sơ bộ và những phát hiện trong hơn hai thập kỷ qua cho thấy: dưới biển Việt Nam có khoảng 50 vạn km2 vùng đáy biển có triển vọng dầu khí (trong đó 3 khu vực lớn là: Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực Quảng Trị – Thừa Thiên và vùng thềm lục địa phía Nam). Theo ước tính ban đầu, trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam có thể đạt tới 3 – 4 tỷ thùng dầu và trữ lượng khí là khoảng 50 – 70 tỷ m3. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như: bể trầm tích Cửu Long; Nam Côn Sơn; các bể trầm tích Trung bộ và bể trầm tích Thổ Chu Mã Lai (thuộc vịnh Thái Lan).

– Về giao thông đường biển và an ninh quốc phòng :

Với đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đường biển từ lâu đã trở thành con đường vận tải quan trọng của Việt Nam trong việc giao thương hàng hóa trong nước và trên thế giới. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông. Dọc bờ biển nước ta có khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng được các cảng biển. Thêm vào đó với hệ thống sông ngòi dày đặc như hệ thống sông vùng duyên hải Quảng Ninh, hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đông Trường Sơn, sông Đồng Nai – Vàm Cỏ và hệ thống sông Cửu Long…,các tuyến đường sông, đường bộ ven biển được xây dựng trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương nội địa Việt Nam mà còn giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực.

Về an ninh, quống phòng. Do đặc điểm địa hình của Việt Nam hẹp về chiều ngang, nhưng lại trải dài, dọc theo Biển Đông, nên Biển Đông – với đặc tính bao bọc toàn bộ sườn phía Đông và phía Nam của Việt Nam, đã trở thành “lá chắn sườn” trong hệ thống phòng thủ, bảo vệ đất nước của Việt Nam.

Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã cho thấy Biển Đông luôn luôn là hướng tính toán đầu tiên mà kẻ địch lợi dụng để tấn công xâm lược nước ta. Ngay từ cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, giặc phương Bắc dưới sự thống đốc của Triệu Đà đã dùng thuyền từ ngoài khơi tiến đánh Âu Lạc. Năm 43, Mã Viện (Nhà Hán) đã mang 20000 chiến thuyền sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Năm 939, Hoàng Thao, (con vua Nam Hán) đã dùng một đạo quân đánh vào cửa Bạch Đằng. Năm 1287, quân Nguyên dùng đường biển đánh Đại Việt. Năm 1784, quân Xiêm đưa 200 chiến thuyền và 30 000 quân thủy vào Việt Nam ứng chiến cho Nguyễn Ánh. Và rồi đến giữa thế kỷ 19, nơi gót giầy xâm lược đầu tiên của Thực dân Pháp đặt trên đất nước ta là cảng Đà Nẵng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, sau khi thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, giặc Mỹ đã điên cuồng mở cuộc “chiến tranh cục bộ”, nhằm đánh phá miền Bắc XHCN – hậu phương vững chắc của tiền tuyến miền Nam. Trong thời gian đó, qua đường biển, đường bộ và đường không, Mỹ đã tung nhiều toán thám báo, biệt kích xâm nhập miền Bắc, tiến hành các hoạt động do thám, phá hoại. Mỹ cũng đã đưa tàu khu trục xâm nhập vịnh Bắc Bộ, đe dọa, uy hiếp miền Bắc; đồng thời, Tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho hàng nghìn máy bay chiến đấu, chiến thuật, B52 … xuất kích từ hạm đội 7 và các tàu hàng không mẫu hạm đóng ở ngoài biển Đông, bay vào đánh phá mền Bắc. Đặc biệt, trong thời kỳ cao điểm của cuộc chiến, Mỹ đã tiến hành thả ngư lôi, phong tỏa cảng Hải Phòng và các cửa sông nhằm ngăn chặn không cho tàu nước ngoài và tàu của ta đi lại, vận chuyển hàng hóa trên biển.

 

Đánh giá vai trò của biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tổng kết: “…Do Việt Nam có vị trí quan trọng, lại có bờ biển dài, nhiều sông lớn, nên từ xưa đến nay kẻ địch bên ngoài thường lợi dụng biển và sông để xâm lược Việt Nam. Và cũng ở trên biển, trên sông, trong từng giai đoạn lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bao lần nêu cao  truyền thống anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm…”.

Từ sự nghiên cứu trên, có thể thấy: Biển Đông là một biển lớn trên thế giới. Biển Đông không những gắn liền với sự phát triển của Việt Nam mà Biển Đông còn là nút giao thông thương mại chiến lược của khu vực và thế giới, là nguồn nguyên liệu và thực phẩm quan trọng , là nơi chứa đựng các triển vọng phát triển, đồng thời cũng đứng trước nguy cơ bất ổn, do sự cọ sát về lợi ích của các quốc gia ven biển.

18 tháng 2 2021

Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:

 

* Bộ máy nhà nước:

 

- Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước.

 

- Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện (châu) xã.

 

=> Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời. Trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới. 

 

* Luật pháp:

 

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

 

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

 

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

=> Có nhiều ảnh hưởng đến sự phồn thịnh và phát triển  của đất nước 

 

* Bộ máy nhà nước:

- Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước.

- Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện (châu) xã.

=> Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời. Trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới. 

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

Kinh tế 

a. Nông nghiệp

- Trong bối cảnh đất nước vừa ra khỏi ách thống trị của nhà Minh, làng xóm tiêu điều, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân khốn khổ, vua Lê Thái Tổ đã thực hiện nhiều chính sách để phục hồi và phát triển sản xuất:

+ Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, đồng thời kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng .

+ Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ; chia ruộng đất theo phép quân điền.

- Cấm giết trâu bò, cấm điều động dân phu trong mùa gặt, cấy.

=> Nông nghiệp phục hồi và phát triển

b. Công thương nghiệp

- Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, nhiều làng thủ công ra đời . Thăng Long là nơi tập trung nhiều nhất các ngành nghề thủ công .

+ Các làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng: gốm Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương); đúc đồng ở Đại Bái (Bắc Ninh); rèn sắt  ở Vân Chàng (Nam Định).

+ Các phường thủ công nổi tiếng ở Thăng Long như: dệt vải lụa ở Nghi Tàm; làm giấy ở Yên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều.

- Các công xưởng thủ công nhà nước gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng.

- Buôn bán: nhà vua khuyến khích lập chợ mới, buôn bán với người nước ngoài ở Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống, và một số nơi ở Lạng Sơn, Tuyên Quang

=> Với chính sách và biện pháp tích cực của nhà nước, nhân dân cần cù lao động, nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Xã hội

Thời Lê sơ có các giai cấp chính là :

   + Phong kiến gồm vua, quan lại, địa chủ .

   + Giai cấp nông dân chiếm đại đa số, họ có rất ít hoặc không có ruông đất, phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và nộp tô cho chủ ruộng. Họ là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

   + Các tầng lớp khác như thương nhân, thợ thủ công, nô tì …, Trong đó, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, nhà nước hạn chế nuôi nô tì, nên số lượng nô tì trong xã hội giảm dần.

TÌNH HÌNH VĂN HÓA - GIÁO DỤC Tình hình Giáo dục và khoa cử

Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài thể hiện ở việc:

+ Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long; mở trường các lộ; mọi người đều có thể học và đi thi .

+ Tuyển chọn người có tài, có đạo đức để làm thầy giáo

+ Mở khoa thi để chọn người tài  ra làm quan. Nội dung thi cử là sách của Nho giáo. Người đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban mũ, áo, phẩm tước, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

+ Thời Lê Sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

 Văn hóa, khoa học, nghệ thuật

a. Văn học

*Văn thơ chữ Hán: phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế

  + Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập; Bình Ngô Đại Cáo

  + Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.

  *Văn thơ chữ Nôm: cũng giữ một vị trí quan trọng

   + Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi.

   + Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông.

b. Khoa học, nghệ thuật

- Sử học: Đại Việt sử kí (10 quyển) của Lê văn Hưu; Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên, Hoàng Triều Quan Chế.

- Địa lý: Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, An Nam hình thăng đồ…..

- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên.

- Toán học: Đại Thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu

16 tháng 5 2022

Tham khảo

 

* Nhà nước:

– Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, tinh giản và hoạt động có hiệu quả, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. ⇒ Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.

* Luật pháp:

– Vua Lê Thánh Tông đã sáng tạo một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

– Bộ luật Hồng Đức là bộ luật nổi bật, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

– Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, nông dân, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh tinh thần nhân đạo, tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”  của vua Lê Thánh Tông

16 tháng 5 2022

Tham khảo:

Những vai trò của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:

* Bộ máy chính quyền:

- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

 

27 tháng 2 2022

Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là:

+ Kêu gọi mọi toàn dân chung ta bảo vệ tổ quốc và sự nghiệp xây dựng.

+ Luôn luôn tham gia vào các hoạt động an ninh , quốc phòng.

+ Tích cực đi tuyên truyền.

+ Thực hiện tốt nội quy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

27 tháng 2 2022

Trách nhiệm của nhân ân 

+ Kêu gọi người dân chung tay giữ gìn tổ quốc và sự nghiệp xậy dựng 

+ Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa

+ Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

+ Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

+  Tích cực đi tuyên truyền.

21 tháng 1 2018

Cách mạng Tháng Tám đã thể hiện nổi bật sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc mới xuất hiện, sau một thời gian dài hàng trăm năm bị phân tán, chia rẽ, xói mòn. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh đã mở ra bước ngoặt trong việc tập hợp lực lượng toàn dân tộc ở nước ta. Ngày 20-11-1941, Mặt trận Việt Minh đã nêu rõ mục tiêu là làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do. Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với tiến bộ xã hội. Ðánh đuổi được Nhật, Pháp, nước ta xây dựng chính thể dân chủ cộng hòa, thực hiện phổ thông đầu phiếu, ban bố các quyền tự do dân chủ, nam nữ bình đẳng, các dân tộc thiểu số có quyền tự quyết, thực hiện giảm tô, chia lại công điền, thực hiện ngày làm 8 giờ, phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, khuyến khích trí thức phát triển y tế, giáo dục, văn hóa văn nghệ, thể dục - thể thao...

Mặt trận Việt Minh tập họp mọi lực lượng yêu nước, các đoàn thể cứu quốc, trên nền tảng liên minh công nông và lao động trí óc, đoàn kết với mọi tầng lớp, không phân biệt ngành nghề, sắc tộc, tôn giáo, mọi nhân sĩ, không thành kiến với quá khứ, cùng hợp tác vì mục tiêu cao nhất là độc lập, thống nhất cho đất nước.

24 tháng 2 2016

a. Phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

            - Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc An Khê, tỉnh Gia Lai). Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng màu thu năm 1773, nghĩa quân vượt đèo An Khê tiến xuống giải phóng Tây Sơn hạ đạo (thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân tỏa ra mở rộng vùng giải phóng, biến toàn bộ phủ Quy Nhơn thành căn cứ địa của phông trào.

            - Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng các căn cứ của Chúa Nguyễn.

            - Nguyễn Huệ dẫn đầu đoàn quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy, lật đổ chế độ Chúa Trịnh (năm 1786), vua Lê (năm 1788) lập lại nền thống nhất đất nước.

            b. Phong trào Tây Sơn đã đánh bại hai cuộc xuân lược của quân Xiêm và quân Thanh, giữ vững nền độc lập Tổ quốc.

            - Ở phía Nam, sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, một người cháu của Chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh đã chạy sang cầu cứu vua Xiêm. Nhân cơ hội này, vua Xiêm đã tổ chức các đạo quân thủy, bộ gồm 5 vạn người đánh chiếm Gia Định năm 1785.

            - Nguyễn Huệ tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan quân Xiêm, đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần cực Nam của lãnh thổ nước ta.

            - Ở phía Bắc, trong bước đường cùng, vua Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu vua Mãn Thanh. Vua Thanh là Càn Long huy động 29 vạn quân giao cho Tôn Sĩ Nghị chỉ huy theo bốn đường tiến đánh nước ta. Ngay sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung (năm 1788), thống xuất đạo quân khẩn trương lên đưởng ra Bắc đánh tan quân Thanh với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa và xây dựng vương triều mới.

24 tháng 2 2016

-    Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :

+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.

-     Lạt đổ chính quyền Trịnh - Lê :

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.

-   Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.