K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Bởi ông không chỉ là một vị tham mưu tài giỏi của Lê Lợi mà ông còn là một nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học trung đại Việt Nam. Bình Ngô đại cáo do ông thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo là bài bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố sau khi quân ta đại thắng. Bài cáo là ý thức dân tộc được tiếp nối từ thời Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt. Điều ấy được thể hiện rõ qua đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Quả thực đúng như vậy. Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta và là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc từ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt bằng nhiều yếu tố mới, phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn. Đồng thời được thể hiện bằng những minh chứng hùng hồn, sự thực hiển nhiên trong thực tế đời sống.

Sự tiếp nối ý thức dân tộc của Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là sự tiếp nối về ý thức dân tộc về chủ quyền lãnh thổ. Trong bài Sông núi nước Nam, Lý Thường Kiệt đã đưa ra một chân lí mà không ai có thể chối cãi được:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Dịch thơ:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở”

Cơ sở lí lẽ mà Lý Thường Kiệt đưa ra là đất nào thì vua ấy, sự thực đã được phân định một cách rõ ràng, rạch ròi trong “thiên thư”. Sở dĩ ông sử dụng “thiên thư” - một sự vật liên quan tới nhân vật siêu nhiên là ông trời, để làm cơ sở lí lẽ cho lập luận của mình vì người xưa, họ tin vào thiên mệnh tức là mệnh trời. Đối với người trung đại, đó là một niềm tin bất diệt. Họ tin tưởng rằng, con người sinh ra, lớn lên rồi chết đi như thế nào không phải do mình định đoạt, mà tất cả là do sự sắp đặt của ông trời. Mà đã là sự sắp đặt của ông trời thì không một ai có thể can thiệp thay đổi nó. Còn nếu làm trái số mệnh thì chắc chắn kết cục sẽ không tốt đẹp. Mượn “sách trời” để nêu lên ranh giới lãnh thổ của đất nước mình là một cách để thể hiện sự tự hào dân tộc và khẳng định độc lập chủ quyền về mặt lãnh thổ của ta. Cơ sở mà Lý Thường Kiệt đưa ra là cơ sở lí lẽ vững chắc, đầy thuyết phục.

Bài Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi, ông cũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta, mà chủ quyền ấy của Đại Việt đã có từ lâu đời:

“Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Trong suy nghĩ của con người ấy đã tồn tại sự độc lập dân tộc. Bởi từng câu từng chữ trong bài cáo đều cho thấy điều ấy. Hai câu thơ trên đã cho thấy sự rạch ròi trong ranh giới của núi sông giữa hai nước láng giềng. Đó cũng chính là lời nhắc nhở Trung Quốc về sự tồn tại và phát triển của nước ta. Bách Việt trước đây đã có, đã từng bị xâm chiếm, nhưng chỉ duy nhất Đại Việt vẫn còn độc lập, ranh giới lãnh thổ cũng đã được định hình từ đó. Phía Bắc là Trung Quốc, phía Nam là Đại Việt, không thể lẫn lộn hai miền Nam Bắc, cũng không thể khẳng định Đại Việt ở phía Nam chính là lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc được. Quốc gia của ta, đất nước của ta, lãnh thổ của ta vì thế mà được xác định rõ ràng trong tâm thức và suy nghĩ của người Việt để rồi ý thức ấy biến thành sức mạnh của hành động.

Ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ mà Nguyễn Trãi còn đưa ra hàng loạt những yếu tố khác:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc, Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

Cái cốt lõi trong tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc và mọi việc làm, mọi cuộc chiến đấu cũng chỉ vì mục đích cuối cùng là đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Và đó chính là nền tảng cho những khẳng định của ông sau này. Nước Đại Việt ta vốn đã có nền “văn hiến”. Văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Cho nên, không phải đất nước nào cũng có thể có được nền văn hiến ấy mà cần phải có thời gian tích lũy, xây dựng và phát triển.

Đâu chỉ thế, Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định phong tục, tập quán sinh sống của người phương Bắc và người phương Nam cũng không thể giống nhau do sự khác biệt về thiên nhiên và điều kiện sinh sống của con người. Nhưng dù thế nào thì điều ấy cũng có nghĩa, người Việt không chỉ có một nền văn hiến lâu đời mà ngay cả phong tục, tập quán cũng mang những nét đặc trưng riêng. Đặc biệt, Nguyễn Trãi còn tự hào khi soi chiếu các triều đại của ta và Trung Quốc như một minh chứng cho dòng chảy trôi lịch sử của nước ta chưa từng bị gián đoạn. Nếu Trung Quốc có Hán, Đường, Tống, Nguyên thì Đại Việt có Triệu, Đinh, Lí Trần. Những triều đại ấy được đặt trong thế so sánh, ngang hàng với nước lớn như Trung Quốc như một cách thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Với lối văn biền ngẫu sóng đôi cùng các hình ảnh mang tính gợi hình và hệ thống từ ngữ chỉ thời gian kéo dài từ quá khứ đến hiện tại (đã lâu, từ trước, đã chia, bao đời, mỗi bên) đã khiến cho bài cáo có những lập luận chặt chẽ, giọng điệu hùng hồn và giàu sức thuyết phục đối với người đọc.

Có thể nói, sự tiếp nối về ý thức dân tộc từ Sông núi nước Nam tới Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo) là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển ý thức độc lập, chủ quyền của nhân dân ta. Đó cũng là lý do vì sao, dù có bị xâm lược, bị đô hộ gần 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, vẫn giữ được phong tục tập quán và lãnh thổ của mình.



 

17 tháng 10 2019

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:

   + Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu

   + Phong tục tập quán

   + Lịch sử hình thành và phát triển riêng

   + Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

   - Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.

   - Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.

   + Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.

16 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha: 

   Bài Nam Quốc Sơn Hà là bài thơ khiến tôi rất ấn tượng bởi khí phách hùng hồn của nó.Bài thơ ấy như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Nó khẳng định chủ quyền nước nam là của người nam người khác không được phép xâm phạm.Bài thơ còn cho ta thấy một điều nước nam tuyn nhỏ bé nhưng vẫn ngang hàng với trung quốc. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đó thể hiện rõ tinh thần đầu tranh vì độc lập của dân tộc ta.

 

26 tháng 9 2016

Bài thơ ra đời đầu tiên của nước ta. Nhầm khẳng định về quyền độc lập và tự chủ tự của dân tộc Việt Nam. 

Bài thơ Nam quốc sơn hà: là tác phẩm được sử dụng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất và lần thứ 2. Nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống. Ngoài ra còn thể hiện khí phách hào hùng của dân tộc. Nói lên lòng yêu nước, thương dân. Giặc đã đến thì phải đánh tan và kẻ  xâm lược sẽ phải chịu hậu quả thích đáng.

1 tháng 5 2023

Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Vì chiếu dời đô của vua Lí Công Uẩn khi vừa ban ra đã nhận được sự đồng tình của nhiều người vì nó kết hợp hài hòa giữa lí và tình. Thật vậy, trước tiên là về lí. Để cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc chọn nơi định đô Lí Công Uẩn đã lần lượt viện dẫn sử sách Trung Quốc qua hai triều đại hưng thịnh là Thương và Chu. Hai nhà ấy năm lần bảy lượt dời đô cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đồng thời ông phê phán hai nhà Đinh Lê vì không vâng theo mệnh trời mà cứ mãi đóng đô ở đất Hoa Lư dẫn đến triều đại không được lâu bền, trăm họ hao tốn. Tiếp đó, để chứng minh ý kiến của mình là đúng ông phân tích về địa thế, những điểm mạnh của thành Đại La. Những gì Lí Công Uẩn đưa ra đều rất hợp lí và lôgic, tạo nên kết cấu chặt chẽ cho bản chiếu. Đi đôi với lí là tình, tuy ở hình thức một bản chiếu để ra lệnh nhưng có những đoạn ông viết ra để tỏ nỗi lòng mình. Ngôn từ của Lí Công Uẩn nghe như không thể hiện mối quan hẹ vua tôi- chủ tớ mà lại vô cùng thân mạt, gần gũi. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này khi đến với hai câu cuối " Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" Nếu ở vế đầu là mệnh lệnh thì tại vế sau Lí Công Uẩn lại tỏ sự tôn trọng các đại thần tuy đã quyết định nhưng ông vẫn để họ được đưa ra ý kiến đẻ cùng bàn luận. Nhờ vậy, ông có được sự đồng cảm của mọi người. Qua bản chiếu người đọc có thể nhận ra Lí Công Uẩn là một vị vua vô cùng anh minh sáng suốt, ông đã đúng khi dời đô đến thành Đại La và tỏ rõ sự lớn mạnh của Đại Việt. 

_Kiều Trang_

Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống sang xâm lược nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chặn trúng ở phòng tuyến Sông Cầu. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Truyền thuyết kể rằng: một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền thờ Trương Hống và Trương Hát (tướng của Triệu Quang Phục hy sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này, ý nói thần linh muốn phù hộ quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ tinh thần quân sĩ đánh tan quân Tống, buộc chúng phải rút lui nhục nhã tháng 3 năm 1077.

Bài thơ không có tiêu đề, vốn rất phổ biến trong dân gian. Tiêu đề Nam quốc Sơn hà do người biên soạn đặt. Truyền thuyết kể rằng thần đọc bài thơ này khi giúp Lê Hoàn chống Tống  (981) và lại vang lên một lần nữa giúp Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống trên dòng sông Như Nguyệt (1077).

Bài thơ Nam quốc sơn hà có ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Thư tịch đầu tiên có chép bài thơ này là sách Việt điện u linh tập. Song bản Nam quốc sơn hà trong Việt điện u linh tập không phải là bản được biết đến nhiều nhất, bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư mới là bản được nhiều người biết nhất. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử đầu tiên có ghi chép bài thơ này.

Phiên âm Hán-Việt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân:

Núi sông Nam Việt vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, bản dịch của Lê Thước và Nam Trân đã có nhiều thay đổi. Có thể nói bản dịch của Trần Trọng Kim khá trôi chảy và chuyển tải được ý nghĩa của bài thơ. Bản dịch này trước đây được đưa vào sách giáo khoa nhưng sau bị loại bỏ và sử dụng bản dịch cuarLee Thước và Nam Trân.

Người ta thường nghĩ bài thơ này là lời chủ tướng nhằm vào binh sĩ của mình để khích lệ. Cho dù có hiểu bài thơ là nhằm truyền tới tướng sĩ tinh thần chống  giặc, thì đối tượng vận động vẫn là quân giặc xâm lược. Hai câu thơ cuối mang tính chất đối thoại, thể hiện rõ ràng lập trường chính nghĩa của quan ta

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Tinh thần bài thơ là sự khẳng định chủ quyền đất nước và lập trường chính nghĩa của ta. Mở đầu bài thơ là niềm tự hào về chủ quyền đất nước: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Đó là sự thật hiển nhiên như chân lý đã được định đoạt ở trời cao. Thế nhưng, điều ấy đã được tôn trọng. Thế nhưng giặc bạo tàn ỷ vào sức mạnh đã ngang nhiên xâm phạm nước ta, không tuân với ý trời, làm điều bất nghĩa.

Xưng nước Nam là phủ nhận đi cái mồ ma quận huyện trong đầu óc lũ xâm lược, coi mình đàng hoàng là một nước (Nam Quốc), có đầy đủ quyền hạn bà ngang hàng với nước Bắc (Bắc Quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) là bác bỏ cái trịch thượng của vua nhà nó tự xưng là thiên tử (con trời), coi vua các nước khác là chư hầu, gọi là vương (Đinh Bộ Lĩnh xưng là Đinh Tiên hoàng đế, nhưng triều đình nhà Tống chỉ công nhận là Giao Chỉ quận vương, tước vương ở một quận). Tự hào, hiên ngang, mình tuyệt đối làm chủ đất nước mình và không phải nói suông. Chiến dịch đánh ngay vào căn cứ của chúng mấy tháng trước ngay trên đất chúng là một bằng chứng. Nước Nam, vua Nam không còn là chuyện chữ nghĩa mà là sự khẳng định ở tầm quốc gia, ở chủ quyền dân tộc vô cùng lớn lao.

Ngày xưa có quan niệm cho rằng đất đai dưới mặt địa cầu đều ứng với các vùng sao trên trời. Sao trên trời đã chia vùng thì dưới mặt đất này cũng cõi nào nước ấy, tựa như đã phân chia từ trên trời, điều đó đã là trời định, thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Nước Nam, vua Nam quốc gia dân tộc, tự hào, lớn lao thật, nhưng dù sao vẫn là chuyện con người, chưa ra khỏi phạm vi con người, còn là là dưới mặt đất, chưa đủ chiều cao khiến kẻ thù lạnh mình, chùn tay. Phải nhờ đến sức mạnh của trời: rành rạch định phận ở sách trời. Cả binh sĩ ta hay quân tướng giặc đều tin như vậy. Vô luận đều nghe trực tiếp từ giọng “thần” trong đền hoặc nghe loa lặp lại truyền qua mặt trận, quân ta nhất định hăng lên bội phần, lũ giặc không khỏi hoang mang, khiếp đảm.

Có lẽ không nên bỏ qua chút tỉ mỉ dạy trong nhà trường nhưng rất nghệ thuật này: từ vựng và ngữ pháp có vai trò trong sức khẳng định nói trên. Có phải câu thơ xếp thành mấy khối không nào? Ở câu chữ Hán rõ hơn: “Nam quốc” gần như một từ, “sơn hà” là một từ,“Nam đế” cũng gần như một từ, “cư” là một từ. Câu dịch không rõ bằng, nhưng cũng coi như có từng mảng: “sông núi” là một mảng, lẽ ra nên dịch là bờ cõi thì bờ cõi sẽ là một từ, “nước Nam” làm một mảng, “vua Nam” cũng vậy, “ở” cũng thế.

Mỗi mảng là một khối làm nên cái rắn chắc của chân lí, chân lí như đúc lại thành khối.“Sông núi nước Nam” là một nhóm danh từ làm bổ nghĩa cho “ở”, đặt ra trước, còn “vua Nam” ở là cụm chủ vị đặt ra sau là một cách nhấn mạnh ý nghĩa của câu trong nghệ thuật cú pháp, nhấn mạnh tính khẳng định của chân lí: nước Nam là của người Nam. Chữ nghĩa ở câu thứ hai cũng xếp khối càng làm cho chân lý ấy thêm vững chắc.

Tiếp đến là một câu hỏi: “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” Hỏi quân giặc trực tiếp. Chân lí hiển nhiên, đơn giản lại thiêng liêng tự trời cao như thế, sao lại dám xâm phạm? Hỏi nhưng là ngạc nhiên và khinh bỉ. Ngạc nhiên là bởi Trung Quốc tự coi mình là thiên tử (con trời) mà dám tự ý làm trái với mệnh trời, tất trở thành kẻ nghịch tử. Đó chẳng phải là làm điều ngu xuẩn đó sao?

Bàn thêm một chút về nghệ thuật: tại sao lại hỏi? Bởi bên trên đã khẳng định. Có khẳng định ở trên mới có nghi vấn này nhằm tăng sức khẳng định, tăng bằng cách đối lập cái phi nghĩa với cái chính nghĩa của người và cả của trời. Khẳng định bằng khẳng định là chuyện thường, khẳng định bằng nghi vấn phủ định mới là lạ. Cái thuật của ngôn ngữ có vậy.

Có điều không cần đáp trực tiếp. Để cho chúng tự đáp. Ta chỉ báo trước số phận sẽ dành cho chúng: rồi xem! Chúng bay sẽ chuốc lấy phần thất bại không còn chút gì (Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư). Câu thơ dịch không lột được tinh thần ấy: Chúng bay sẽ bị đán tơi bời. Sẽ bị đánh tức là ta đánh. Nguyên văn chỉ nói: tự chuốc lấy phần thua. Không nói ta đánh mà nói chúng nó tự làm chúng nó thua, mà thua sạch trơn, thua vì hành động phi nghĩa.

Sức mạnh chiến thắng của ta là ghê gớm, chúng không ngăn nổi, như một sự trừng phạt đáng sợ đâu từ trên trời giáng xuống, ta không nói và cũng không hiểu nổi. Như thế chẳng phải là nhân sức mạnh mình lên đến sức mạnh thần linh, ứng với sách trời ở trên sao?

Chẳng phải khẳng định ở mức độ cao thẳm sự thất bại của địch và sự chiến thắng của mình sao? Cần nhớ thêm rằng trong giấy tờ giao thiệp với nhà Minh, dù đã đánh bại chúng rồi, Lê Lợi cứ một mực đổ lỗi thất bại của quân tướng nhà nó là tự ý gây sự và tự làm cho chúng thất bại. Đó có phải là đường lối ngoại giao nhất quán của ông cha ta thời xưa đối với kẻ xâm lược phương Bắc? Chỉ là nhún nhường chăng? Đó là khôn khéo, là chiến lược.

Nếu chú ý thêm đến âm điệu thì câu thơ dường như mang âm hưởng của một lời phán xét một mặt từ trên cao, bao hàm không những sự tiền định thiêng liêng mà cả sự tất yếu khách quan của quy luật không hề lay chuyển: quân cướp phản nghịch nhất định phải thất bại. Một lần nữa chân lí chủ quyền được khẳng định không chỉ bằng chính nghĩa mà còn bằng sức mạnh để bảo vệ chân lí ấy.

Nhiều ý kiến cho đây là một bản tuyên ngôn độc lập bằng thơ. Kể ra trong lịch sử loài người cũng hiếm có. Không chỉ lịch sử thơ Đường mà cả lịch sử thơ Đường luật nói chung, chắc cũng lấy làm lạ sao thể thơ phong nhã này lại sản sinh ra một bài thơ có giá trị có thể xem là kì lạ như vậy. Nó có thể nói tình nói chí gì đấy.

Mà kì lạ hơn, là nói chính trị mà đầy sắc thái tình cảm. Tất cả trái tim, khối óc của người làm thơ đã trút vào đây, tất cả trí tuệ, kinh nghiệm, ngạc nhiên, khinh bỉ, tin tưởng, tự hào đều đúc lại thành những lời, những điệu thông qua kết cấu từ vựng, ngữ pháp, cú pháp, cấu trúc toàn bài, nên tập trung lại thể hiện thành một sức khẳng định mãnh liệt, khẳng định sắt thép, khẳng định vĩnh viễn, vượt lên trên mọi thử thách, vượt qua mọi thời gian, cái chân lí thiết thân ấy đối với dân tộc ta: Không có gì quý hơn độc lập, tự do.

Bài thơ làm trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm một mục đích cụ thể. Nhưng nó không chỉ khuôn lại trong hoàn cảnh ấy. Nó còn kéo dài vô tận. Cái chất của nó còn ở mĩ học, ở ngay cả chính trị và không chỉ thuộc một thời. Có ai là người Việt Nam học mà không thuộc?