K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2023

Em thích hình ảnh: "ngọn tre cong gọng vó, kéo mặt trời lên cao"

Vì từ hình ảnh đó cho em hình dung ra hình dáng cây tre sinh động được nhân hóa, đồng thời em thấy được hành động từ sự "cong" của cây tre trong gió rì rào mà làm cho người ta nhìn bầu trời thêm cao hơn qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ "kéo" của tác giả. Tất cả như hiện ra một bức tranh đẹp, sâu sắc trước mắt em khi em mường tượng.

Mỗi sớm mai thức dậy
Lũy tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao
( Lũy tre - Nguyễn Công Dương )

Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh: “Ngọn tre cong gọng vó / Kéo mặt trời lên cao”.

Qua sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo của nhà thơ, các sự vật “ngọn tre”, “gọng vó”, “mặt trời” vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng trở lên gần gũi, thân thiết, và gắn bó chặt chẽ với nhau. Cảnh vật như hoà quện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.

và nhà thơ Nguyễn Duy lại viết :
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre tre nhường cho con
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy )
Tre ở đây cũng được nhân hóa giống như con người vậy, nó cũng có tay,có tình cảm như chúng ta vậy. Những cây tre ôm lấy nhau vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời thể hiện sự đùm bọc đoàn kết lẫn nhau,tre không chịu đứng một mình mà hình thành theo từng khóm chụm lại. Người ta bảo tre già măng mọc là vậy,khi chúng gãy đi thì vẫn còn cái gốc cho măng mọc, để tiếp tục sinh tồn và phát triển. Hình ảnh tre được ẩn dụ thành manh áo cộc để nhường nhịn cho đàn con của mình. Cây tre giống như một người mẹ hiền hòa yêu thương đàn con vậy.

Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối tiếp của ông cha ta và duy trì nòi giống được nhân dân ta thể hiện rất rõ tong bài thơ này. Đồng thời qua hình ảnh về cây tre thì chúng ta còn thấy được dự đoàn kết,không hề tách biệt nhau. Chúng ta sống theo từng gia đình chứ không hề riêng lẻ.

bạn gì dó đã trả lời ơi, mình ko nhờ bạn chỉ và so sánh giữa 2 bài mà mk chỉ nhờ các bạn chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ thôi

9 tháng 2 2019

Trong tác phẩm lũy tre, nhà thơ Nguyễn Công Dương đã viết:
" Mỗi sớm mai thức dậy
Lũy tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao"
Có lẽ, nhà thơ đã quan sát rất kĩ và tỉ mỉ cảnh bình minh ở làng quê Việt Nam. Khi mà mỗi lúc thức dậy, khi bình minh báo hiệu một ngày mới bắt đầu, mỗi người đều có công việc riêng cho mình thì lũy tre lại "rì rào" ca hát cùng gió, cùng trời, cùng mây xanh và những chú chim ríu rít. Ai lắng nghe có thể thấy đó như khúc nhạc ban mai chào buổi sáng tốt lành. Qua đó, ta có thể thấy được cảnh làng quê Việt Nam thật thanh bình và thơ mộng. Tưởng chừng lũy tre chỉ có vậy nhưng ai biết tre còn có công việc lớn lao hơn nhiều. Ta đã biết tre giúp dân ta chống giặc, cùng ta kề vai sát cánh, như một người bạn, người anh hùng của nhân dân. Ấy vậy mà tre còn giúp ta "kéo mặt trời lên". Những ngọn tre cong cong như lưỡi hái đang từ từ kéo mặt trời lên khỏi đám mây, kéo mặt trời thức dậy, phân phát ánh sáng cho muôn loài, cho người lớn ra đồng làm việc, trẻ em cắp sách đến trường. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa một cách khéo léo để miêu tả cảnh bình minh ở vùng nông thôn Việt Nam. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và truyền tải tới bạn đọc những cảnh đẹp thanh bình, giản dị mà chỉ có ở làng quê Việt Nam. Qua đoạn thơ, em thấy mình như yêu quê hương và biết trân trọng những thứ giản dị mà thấm đẫm hồn quê, tình người.

10 tháng 2 2019

cảm ơn bạn

21 tháng 12 2020

PTBĐ là MT+BC 

15 tháng 8 2018

sau khi đọc xong văn bản"lũy tre"của tác giả nguyễn công dường em có 1 ấn tượng sâu sắc về bài thơ.hình ảnh "ngọn đền cong gọng vó'' và"kéo mặt trời lên cao"qua sự liên tưởng đọc đáo của nhà thơ,các sự vật "ngọn tre","gọng vó","mặt trời" vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng chở nên gần gũi thân thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau,cảnh vật như hòa quện với nhau tạo nên sự sống động cho hình ảnh bài thơ