ĐỐ AI KỂ ĐƯỢC CÂU CHUYỆN 1000 CHỮ T ĐÓ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt
Thieu tuong tren truc thang tia tung thang tach,tach,tach,tach,...
dung ko!
bài làm thế này có được không
Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh - Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh (HS) nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.
Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: “Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy.”
Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,…
Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: “Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường”.
Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trao thể thao,… . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.
Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.
Là một HS giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: “Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp”. Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: “Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều”.
Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: “Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn.”
Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực “vượt lên trên hoàn cảnh” cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể … Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...
Tham khảo:
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất – Bài số 1
Cây tre trăm đốt là một câu chuyện cổ tích rất hay và được nhiều người yêu thích. Trong đó có em.
Hồi còn nhỏ, em thường được bà nội kể nhiều truyện dân gian. "Cây tre trăm đốt" là một trong những truyện mà em rất thích. Vì hồi đó còn quá bé nên em xin kể lại như sau: Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày mô côi cha mẹ từ bé. Anh được một lão nhà phú hộ thuê. Vốn hiền lành, chất phác nên lão bảo gì anh làm nấy. Một hôm, lão gọi anh đến dỗ ngon, dỗ ngọt: "Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn". Thấy lão nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng thật nên anh càng làm việc hăng say hơn.
Nhờ ba năm làm việc cực nhọc của anh, giờ đây lão đã tậu thêm được ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa. Trong ba năm đó, lão đã ngầm hứa gả con một lão buôn giàu có. Gần đến ngày lão nói với anh là gả con gái cho anh, lão bảo anh vào rừng tìm một cây tre trăm đốt làm của hồi môn. Anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. ở nhà, lão phú hộ nghĩ thầm: "Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thể nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ". Trong rừng anh đang cố gắng tìm được thứ lão phú hộ cần, nhưng nhiều lắm cũng chỉ có năm mươi đốt. Anh tìm đến hai ngày sau vẫn không thấy cây tre trăm đốt. Buồn quá, anh ngồi xuống cạnh một cái cây mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên hỏi: "Tại sao con khóc". Anh trai cày kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt, Bụt bảo: "Chuyện đó khó gì, con hãy tìm cho ta một tram đốt tre và hô "khắc nhập, khắc nhập" thì các đốt tre sẽ liền lại thành một cây, còn hô "khắc xuất, khắc xuất" thì cây lại rời ra". Anh định cảm ơn thì Bụt đã biến mất. Anh tìm đủ một trăm đốt tre rồi bó lại mang về. Đến nơi, anh thấy tiệc tùng linh đình trong nhà phú hộ. Anh tức lắm nhưng vẫn hô: Khắc nhập, khắc nhập, cây nhập liền lại vươn thẳng lên trời. Mọi người ngạc nhiên chạy ra xem. Lão phú hộ chen trong đám người bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên. Anh liền đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" thế là lão phú hộ dính chặt vào cây. Lão phú hộ van xin anh. Mãi sau anh mới khoan thai đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" thế là lão phú hộ rời ra khỏi cây tre và phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng anh trai cày sống với nhau vui vẻ.
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất – Bài số 2
Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: “Rùa và Thỏ”. Câu chuyện như sau:
Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:
– Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.
Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:
– Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?
Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:
– Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.
Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:
– Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.
Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.
Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất – Bài số 3
Tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích. Mỗi câu chuyện là một bài học ý nghĩa sâu sắc. Trong các câu chuyện đó, tôi thích nhất là câu chuyện Cây Khế. Tôi xin được kể lại câu chuyện theo lời của người em như sau:
Gia đình tôi tương đối khá giả, cha mẹ tôi sinh được hai người con trai. Anh cả tôi đã có vợ, còn tôi vẫn sống độc thân. Sau khi anh cả mất, anh cả đứng ra phân chia tài sản. Anh chiếm hết ruộng nương nhà cửa, chỉ cho tôi một cây khế ngọt ở góc vườn và một túp lều nhỏ. Hàng ngày tôi chăm sóc và mang khế ra chợ bán lấy tiền sống qua ngày.
Đến mùa, khế chín đầy cây. Hương thơm lan tỏa khắp vườn, bay cả vào trong nhà. Một buổi sáng, bỗng từ đâu có một con chim phượng hoàng bay đến đậu trên cành cây cao nhất. Tôi tưởng chim chỉ đến đậu thôi. Ai ngờ đâu, chim mổ hết trái này đến trái khác. Gia sản chỉ có từng, quá đau lòng tôi than: “Chim ơi, chim ăn hết khế rồi thì tôi lấy gì mà kiếm sống?” Bỗng nhiên, phượng hoàng nói tiếng người: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!” Tôi mừng thầm và nghĩ rằng nếu phượng hoàng nói thật thì cuộc đời tôi sẽ thay đổi.
Đêm hôm ấy, theo lời phượng hoàng, tôi thức để may chiếc túi ba gang. Đúng hẹn, sáng hôm sau, phượng hoàng đậu cạnh gốc khế rồi bảo tôi trèo lên lưng. Chim chở tôi vượt qua đại dương đến một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu. Dưới ánh mặt trời, vàng bạc c, hâu báu sáng lấp lánh, hoa cả mắt. Nhớ lời chim dặn tôi chỉ lấy đầy túi ba gang, rồi leo lên chim, trở về nhà. Tôi chỉ giữ lại cho mình một ít để làm nhà, mua ruộng. Còn bao nhiêu tôi đem chia đều cho bà con nghèo khổ trong vùng.
Biết chuyện tôi giàu có, anh cả tìm sang hỏi lí do. Vốn thật thà, tôi kể cho anh nghe đầu đuôi câu chuyện mà chẳng giấu gì cả. Vừa nghe xong, anh đã năn nỉ đổi tất cả để lấy cây khế. Chiều ý anh, tôi bằng lòng.
Đến mùa khế năm sau, cây khếra quả lúc lỉu, chim phượng hoàng lại bay đến ăn. Anh tôi nhớ lời tôi nói, cũng quỳ xuống gốc cây khế mà van xin. Chim cũng trả lời rằng: ” Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!” Anh cả rất mừng, bảo vợ may hẳn chiếc túi mười hai gang.
Giữ lời hứa, phượng hoàng chở anh ra đảo. Vừa tới đảo, anh đã vội vàng nhét đầy túi, rồi lại nhét thêm vào túi áo, túi quần,…Rất lâu sau, anh mới đến bên phượng hoàng trở về nhà. Khó khăn lắm, phượng hoàng mới cất cánh được. Đến giữa biển, người anh ta quá nặng, chim bảo anh ta vứt bớt vàng xuống biển. Nhưng anh không nghe mà còn hối chim bay nhanh. Phía dưới, biển nổi sóng dữ dội. Phượng hoàng mệt quá, đôi cánh chao đảo. Anh cả cùng túi vàng rơi tõm xuống biển sâu.
Thế đấy các bạn ạ! Phải chăng câu chuyện trên đã ứng với câu: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.” Vây nên, hãy sống hiền lành các bạn nhé.
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất – Bài số 4
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây. Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Nhập vai Thạch Sanh :
Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiệm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.
Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.
Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.
Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.
Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.
Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.
Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành được thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.
nhập vai thạch sanh:
Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào…
Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.
Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang, có hai ngả rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô cái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm nước đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa, tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.
Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa thoát ra rồi, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…
Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.
Đúng là “ác giả ác báo”.
Thi Tài thủa thiếu thời trú tại tỉnh Thừa Thiên, thầy Thi Tài tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên tên Trịnh Thừa, thầy Trịnh Thừa thuộc thời thượng thừa tiền thích thê thiếp, thầy thu thập tới tứ thiếp. Tên tục tứ thiếp Thị Tình, Thị Tài, Thị Thi, Thị Tửu. Thi Tài tên thật Trịnh Thiên thừa tiền thiếu tình thương. Thời tuổi trẻ Thi Tài thích tiêu tiền, thích thơ, thích thịt thỏ trắng, thịt thử trắng, thịt tượng, thích tửu, thích táo tầu táo tây. Thi tài tuổi Tí thành thử tinh trí. Thi Tài tập tễnh thở thơ, thơ Thi Tài thủa thiếu thời tập tành thật thiếu tài tình, thơ thường tưng tửng. Thơ Thi Tài toàn tập thế tục, tánh Thi Tài thích tục tằn, tạo thành tập “tục thơ”, thi thơ thật tục. Thi Tài thả thơ tán tỉnh Thị Toét thành tập thơ “tình thơ”, Thi Tài thì thào “Toét thương thương”, Thị Toét thương Thi Tài thiệt thà, Thi Tài thấy Thị Toét thương Thi Tài thiệt Thi Tài tán tận tàn tệ tẩu thoát, Thi Tài tính thử Thị Toét thôi. Thiệt tình! Thị Toét tương tư Thi Tài, tà tà tận tụy tần tảo theo Thi Tài tứ tỉnh, từ tỉnh Thừa Thiên tới tỉnh Tân Thới. Thị Toét trì triết Thi Tài tối tăm. Tới tỉnh Tân Thới Thi Tài tu tâm, thơ Thi Tài thành tài tình, từ tập thơ “tình thương” Thi Tài trở thành thi thơ, tiếng thơ thở tài tình, Thi Tài tự thưởng thức. Thơ Thi Tài tích tụ tình tiết “tiền tình”. Thơ Thi Tài thường thể thơ tứ tuyệt, thật tình Thi Tài thích thể thơ tứ tuyệt, thỉnh thoảng Thi Tài thêm thất tuyệt tám tuyệt thật tài, thành thơ tứ-thất-tám tuyệt (Tía tui thiệt tình). Thi Tài tì tì tu tửu trong thi trai, thơ trở thành tửu thơ, tửu trong thơ, trăng trong thơ, thơ thở thành tửu. Tập “tửu thơ” thất tán từ tuần Thi Tài tập thiền. Trong thời tập thiền Thi Tài thành tựu tập “Thiền Thơ”, tập thiền thơ tỏa thiền từ tâm, Thi Tài tọa thiền thiếu tập trung tư tưởng, thiếu thận trọng, tơ tưởng tứ tung thành tật, Thi Tài than thầm tại tạ thôi. Thi Tài thật thích tuyển tập thơ “tục thơ, tình thơ, tình thương, tửu thơ, thiền thơ”, thơ từ tâm Thi Tài thoát tụ thật tài tình.
Thi Tài trình tập thơ tình tới thầy tỉnh trưởng, thầy tức tối Thi Tài trốn thi tú tài, thét! thầy tống Thi Tài tới tỉnh thành Tokyo. Tháng tám trung thu thời tiết thật thơ thới. Thi Tài tà tà thả thơ tán tỉnh Tomoko Toyota, Tomoko từ Tohoku tới trông thật tươi tốt, tốt tướng. Thi Tài thích tém thịt tái, thủng thẳng tu tửu thật tới tại thi trai Tokyo. Thi Tài thích Tomoko, tương tư Thi Tài tiếp tục tới thăm Tomoko, Thi Tài thay tình thân thiết thành tình thương. Tomoko thấy Thi Tài tỏ tình than thân trách thế, Tomoko thầm than trời tính tẩu thoát từ từ, từ thời Tomoko thoát, Thi Tài tương tư thảm thiết thành tựu tập thơ “Thất Tình” trên trăm trang, Thi Tài than tình trường thế thái trớ trêu, tại trời tôi thất tình. Tình thật trớ trêu, tối tăm thật, tê tái thật, tả tơi thật. Thôi thế thì thôi, từ tạ Tomoko. Thật tình thiếu Tomoko Toyota Thi Tài toan tự tử.
Thi Tài tương tư tính tới tám tháng trời, trông thật thảm thương, tàn tạ, tội tình. Từ từ tim Thi Tài thanh thản thoát tối tăm , Thi Tài tươi tỉnh trẻ trung. Thi Tài từ tỉnh Tokyo trở tới tỉnh Thừa Thiên. Trăng tháng tư Thi Tài tấp tểnh tìm tình, theo tìm tên Trần Thị Tằng Tôn Tử Tố Tâm. Tố Tâm tên tục “Tâm tài tử” thích thơ Thi Tài thật tình tứ. Thi Tài thành tựu tập thơ “Tố Tâm tình thương“, Thi Tài tặng Tố Tâm tập thơ tỏ tình, Tố Tâm thổn thức thút thít, trời! trái tim Thi Tài thật tốt, thần tượng Tố Tâm từ thủa thiếu thời. Tố Tâm thường thưởng thức tập thơ Thi Tài tạo tác. Thi Tài tiếng thơ thật tài tình tình tứ, tả tha thiết tấm tình thương Tố Tâm, thở thành thơ tuyệt tác. Tố Tâm thích thơ tình Thi Tài, từ thích thơ Tố Tâm thành thích Thi Tài thật tình, Tố Tâm thỏ thẻ tai Thi Tài thương thương. Thi Tài - Tố Tâm. Tình thật thiết tha. Thi tài - Tố Tâm thề thốt trước tổ tiên, thật tình thương, tình thiên thu.
“Tố Tâm thương thương,
Từ thủa tạo thiên, Thi Tài thương thầm Tố Tâm. Tình thật thương, thương thật tình. Tiên tổ thằng thề thốt. Tình Tiền, Thi Tài theo tình, tiền tí ti trong túi thì tốt, thừa thì tốt thôi. Tiền tạo thành thơ? Thi Tài tưởng tình tạo thành thơ, tình tức thơ, thơ tức tình.”
“Thi Tài thương thương,
Tố Tâm to tướng, thử tưởng tượng tám trượng. Thi Tài thì tí tẻo teo, thấp tứ trượng. Thi Tài thương thật Tố Tâm? thật tình Tố Tâm thương Thì Tài, trời tỏ trái tim Tố Tâm.“
“Tố Tâm thương thương,
Tội tình Tố Tâm to tướng, thế thì tốt thôi. Tướng “Tượng Tinh” theo thầy tướng, thì thật thọ trên trăm tuổi. Thật tình Thi Tài thích tướng to, tơ tưởng từ thủa thiếu thời. Tướng Thi Tài tuy tí tẹo, tuy thiếu thước tấc thấp tè tè, tuy thế thật thương Tố Tâm tận trong trái tim.”
Thi Tài tọ tẹ Tố Tâm tạo thành tứ tử. Trịnh Trần Thu Thành, Trịnh Trần Thu Thật, Trịnh Trần Thu Thương, Trịnh Trần Thu Tâm.
Tố Tâm thôi thúc Thi Tài tiếp tục thả thơ, tạo tác thơ. Thấy Thì Tài thèm thịt, tửu, trà Tố Tâm trổ tài tể tướng. Thi Tài tập trung tư tưởng, thu tập tin tức, thơ thẩn trời trăng, tập trung tình tiết, tạo tác tập thơ toàn tập trên tám trăm trang từ thủa thiếu thời tới thời tứ tuần. Toàn thể thi tập trở thành trác tuyệt. Thi Tài trổ tài thơ theo Thanh Tâm Tuyền. Tía tui! thật tình! Thơ tuyệt tác, tứ-thất–tám tuyệt.
Thi Tài Trịnh Thiên Tự Truyện.
rồi mình kể xong rồi