cac cau ve tren duoc noi voi nhau bang cach nao? : nguoi me dang ban ron nau bua com toi trong bep, bat ngo cau con trai be bong chay ua vao va dua cho me mot mau giay nho
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện trên là 1 bài học đắt giá. Cậu bé trong câu chuyện đã khéo léo xử lí tình huống rất chân thành và ngộ nghĩnh. Trước câu hỏi của người mẹ, cậu đã ko đắn đo nhường cho mẹ quả táo ngọt. Dù chỉ là 1 cử chỉ, hành động nhỏ nhưng nó mang lại ý nghĩa hết sức cao đẹp. Đố là sự quan tâm, chia sẻ..................( còn lại tự viết)
Tham khảo thoy nhé!!! Vận động đầu để thi đội tuyển văn nè <3
Chị giúp em nha: tên câu chuyện của chị sẽ là
Bộ quần áo mới
Làn gió mát nhè nhẹ thổi qua mặt hồ trong veo, làn gió ấy cuốn đi bao nhiêu cái nóng mùa hè, cuốn đi những chiếc lá vàng thơ mộng, cũng chính làn gió ấy đã báo hiệu cho chúng tôi một mùa khai giảng năm học mới đã đến rồi.
Trên chiếc xe đạp bé nhỏ, tôi đi trên con đường quen thuộc, tưởng tượng ra những người bạn của tôi thay đổi như thế nào sau mùa hè nóng gắt vừa qua. Cất chiếc xe đạp, tôi chạy ngay vào lớp và choáng ngợp bởi những bộ quần áo mới tinh của bạn bè. Nhìn mặt đứa nào đứa nấy cũng đều hớn hở và sạch sẽ. Bỗng, tôi bắt gặp ánh mặt rụt rè, trốn tránh của một đứa và nhận ra ngay đó chính là Hằng. Nhìn Hằng, tôi đoán được rằng ba của bạn ấy lại phải đi khám, cho nên nhà Hằng đang thiếu tiền, cũng chính vì thế mà Hằng sẽ không có quần áo mới để mặc. Nhìn Hằng, tôi thương bạn biết bao, hoàn cảnh nhà Hằng rất nghèo, ba lại liên tục bị bệnh, vì vậy mà số tiền ít ỏi mẹ Hằng kiếm được không thể đủ cho cả gia đình. Đến miếng ăn mà còn phải lo lắng, thì làm sao Hằng có thể mua quần áo mới được. Tôi thấy thương Hằng lắm và nghĩ đến một việc... Kết thúc buổi khai giảng, tôi đạp xe về nhà và đứng trước mặt mẹ nói nhỏ:.....m..mẹ ơi....bạn con có hoàn cảnh khó khăn....nay lại là đầu năm học mới....mà lại không có đồ mới để mặc...vậy...vậy con có thể nhường bộ quần áo mới này của mình cho bạn không ạ? Tôi tưởng chùng như sắp đón nhận cơn thịnh nộ của mẹ nhưng không..
Phần tiếp em có thể tự nghĩ theo cách của mình muốn nhé, vì đây là bài văn tưởng tượng, cho nên chị không thể giúp hết được, chúc em học tốt
MỘT BỘ QUẦN ÁO
Sắp đến ngày khai trường rồi, cả lớp ai cũng được bố mẹ mua cho quần áo mới. Riêng tôi, tôi được ra cửa hàng, tự chọn bộ mà mình thích. Các bạn đều rất háo hức được mặc quần áo mới. Tôi nhìn sang bên, bỗng thấy Hằng cứ ngồi ủ rũ một mình, liền tới bên bạn, hỏi:
- Sao bạn lại ngồi đây một mình, buồn bã thế? Đáng lẽ bạn phải vui lên chứ vì sắp được mặc quần áo mới mà.
Hằng ngại ngùng nói:
- Um... thật ra mình... không có quần áo mới.
- Tại sao? - Tôi lại hỏi.
Hằng đáp:
- Bạn biết rồi đó, nhà mình rất nghèo mà. Làm sao có tiền mua quần áo mới chứ.
Nghe vậy, tôi cảm thấy tiếc thay cho Hằng. Bỗng tôi nảy ra một ý. Tan học, tôi liền chạy về nhà kể với mẹ đầu đuôi sự việc rồi xin mẹ:
- Mẹ ơi, vậy mẹ có thể để con tặng bộ quần áo mới của con cho Hằng được không.
Nghe xong, mẹ tôi trào nước mắt, nói:
- Tất nhiên là được rồi, con của mẹ bây giờ đã biết yêu thương bạn bè, mẹ không thể không đồng ý được. Mẹ sẽ mua cho con một bộ khác.
Tôi cảm thấy rất vui, ôm mẹ khóc.
Rồi tôi ôm bộ quần áo mới chạy tới nhà Hằng, nói với bạn:
- Mình tặng bạn bộ này, hãy mặc nó vào ngày khai trường nhé.
Hằng đáp:
- Nhưng bộ này...
- Bạn phải nhận nó đấy, mình đã được mua cho một bộ khác rồi.
Vào ngày khai trường, Hằng mặc bộ quần áo mà tôi tặng hôm trước. Ai nhìn cũng khen, Hằng đỏ mặt rồi chạy đến nói với tôi:
- Cảm ơn bạn rất nhiều.
Thế là cả hai cùng cười và rất vui vẻ trong ngày khai trường.
-----END-----
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên".
-Văn bản trích trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí".
-Tác giả là Tô Hoài.
2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.
3. Văn bản kể theo ngôi thứ nhất.
-Tác dụng: Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn
Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn
Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn
4. Phép so sánh sử dụng trong đoạn văn:
-"Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua."
-"Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc."
Tác dụng của các phép so sánh:
-- Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
--Giúp cho người đọc, người nghe tưởng tượng một cách dễ dàng, sinh động hơn.
5. Em đồng ý với ý kiến đó. Vì trong đoạn văn, tác giả đã miêu tả được rõ nét ngoại hình của Dế Mèn:
+ Đôi càng mẫm bóng
+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt
+ Đôi cánh thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi
+ Đầu to ra, nổi từng mảng rất bướng
+ Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng
6. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống.
Các trường hợp tuổi của 3 đứa nhỏ sao cho tích bằng 36 và tính (có thể sinh đôi, sinh ba):
4 + 3 + 3 = 10 6 + 3 + 2 = 11
6 + 6 + 1 = 13
9 + 2 + 2 = 13
9 + 4 + 1 = 14
12 + 3 + 1 = 16
18 + 2 + 1 = 21
36 + 1 + 1 = 38
Căn cứ vào các tổng trên và gợi ý 2, số ô cửa sổ, suy ra tổng là 13 thì mới cần dữ kiện 3.
Gợi ý thứ 3, đứa lớn nhất có mắt màu xanh tức là 2 người con còn lại có mắt không phảimầu xanh. Ta loại trường hợp 6-6-1 vì nếu có trường hợp này có nghĩa là đứa 1 và đứa 2 sinh đôi, nên không thể nói đứa này lớn hơn đứa kia được (trái với gợi ý của người cha). Vậy: 9 - 2 - 2 .