Viết bài về một tập thơ , một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết, viết theo hướng giới thiệu, quảng bá
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết một đoạn văn thuyết minh khoảng 7-10 câu theo
+, Cách diễn dịch giới thiệu về bố cục của bài thơ Ông đồ
Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ "Ông đồ". Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủNgười xưa đã từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”. Đọc Ông đồ của Vũ Đình Liên thấy quả không sai. Ngày Tết, trong các gia đình thường treo tranh tứ bình. Riêng Vũ Đình Liên lại trang trí cho phòng của mình bằng những bức tranh thật là độc đáo. Buổi sớm xuân, nhà thơ ra phố. Khắp nơi rực rỡ hoa đào.Về nhà ông lập tức cầm lấy cọ. Đương nhiên không thể thiếu một sắc hoa đào.Nhưng trong các bức tranh của Vũ Đình Liên, hoa đào không phải là biểu tượng mà chỉ là nền phong cảnh để ông đồ xuất hiện:
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua... "
Viết một đoạn văn thuyết minh khoảng 7-10 câu theo
+, Cách quy nạp giới thiệu về bố cục của sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập một
Sách ngữ văn 8 tập một bao gồm 17 bài tất cả. Trong mỗi bài đều có bố cục như nhau, được chia ra các phần có: phần Văn, phần Tiếng Việt và phần làm Văn và mỗi phần lại có các dạng khác nhau. Phần Văn gồm: nội dung văn bản và tìm hiểu văn bản. Phần Tiếng Việt được chia thành hai có: lý thuyết và luyện tập, còn lại phần làm Văn có cấu trúc tương tự với phần Tiếng Việt. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Tham khảo
Đôrêmon (Doraemon) là một bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio được sáng tác từ năm 1969 với mục đích ban đầu dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Tác phẩm sau đó đã được chuyển thể thành các tập phim hoạt hình ngắn, dài cùng các thể loại khác như kịch, trò chơi điện tử.
Bộ truyện kể về một chú mèo máy tên là Đôrêmon đến từ thế kỉ 22 để giúp một cậu bé lớp 4 hậu đậu tên là Nôbi Nôbita. Các câu chuyện của Đôrêmon thường ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm và mang cái nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển của khoa học – kĩ thuật. Đôrêmon đã giành được nhiều giải thưởng truyện tranh ở Nhật Bản và được tạp chí TIME Asia bình chọn là một trong 22 nhân vật nổi bật của châu Á. Kể từ khi ra đời đến nay, Đôrêmon không chỉ được coi là nhân vật và bộ truyện tranh được yêu thích hàng đầu ở Nhật Bản, nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa của đất nước này và được trẻ em nhiều nước trên thế giới yêu thích.
Viết bài văn ngắn giới thiệu về truyện tranh Doraemon tập 40 :D
Bài thơ về Hà Nội :
Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời thổi gió
Không cần bạn chạy xa
Hà Nội có nhiều hoa
Bó từng chùm cẩn thận
Mấy chú vào mua hoa
Tươi cười ra mặt trận
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao...
(Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa)
a)Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,... và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp - một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988.
Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: Nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,... Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,...
Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: Lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều ***** phù hợp với yêu cầu của người dùng: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, gải da,... Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.
Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều cần thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,...
Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,... phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó, chẳng hạn như quăng chúng ình ình mỗi khi gặp chuyện bực mình hoặc ham vui mà quăng nó đi. Thế nên, chúng ta không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi cặp cho sạch sẽ.
Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước
a) bài làm
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối với người học sinh, ngoài những người bạn thân quen như sách vờ, bút thước... chúng em còn có thêm một người bạn đặc biệt khác: máy vi tính.
Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất lớn, nó to bằng cả một căn phòng và chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản.
Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.
Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. Vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn... Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy... Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.
Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.
Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.
Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và ... chơi game!
Để sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu... nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.
Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập... Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính...
Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” - tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.
+ Nội dung (ý): 3 điểm-Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
*Câu hỏi gợi ý:
- Em tên là gì, học lớp mấy, trường nào?
- Em có những sở thích gì?
- Hằng ngày, em thường làm gì khi ở trường, ở nhà?
+ Kĩ năng: 3 điểm
- Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1điểm
- Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1điểm
Tham khảo :
Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em:
Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại.
Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản:
Trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao nhiêu thi sĩ. Những thể thơ trong kho tàng thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thời thơ ca trung đại chúng ta có vay mượn Trung Quốc. Tiêu biểu trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú. Thể thơ thất ngôn bát cú là thể loại thơ có 8 câu mỗi câu có 7 chữ. Như vậy thì tổng số chữ trong một bài là 56. Chính những quy luật ấy đã làm nên những cái hay cái quy định của thể thơ.
Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây:
Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.
Thuyết minh về một giống vật nuôi:
Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Giới thiệu về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam:
Trò chơi kéo co không ai biết nó đã có từ bao giờ, từng thế từ thế hệ này đến thế hệ khác đều ít nhất một lần tham gia hay chứng kiến trò chơi kéo co này. Đây là trò chơi mang tính đồng đội rất cao và tập trung vào sức mạnh để giành chiến thắng. Trò chơi này không chỉ có trẻ con mới chơi ở những vùng nông thôn mà hiện nay nó còn được phổ biến rộng rãi ở tất cả các địa phương, ở mọi lứa tuổi. Bởi nó đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia trò chơi, nhất là trong các dịp lễ hội hay các hoạt động ngoài trời.
- Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:
- Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em:
- Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại.
- Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản:
- Trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao nhiêu thi sĩ. Những thể thơ trong kho tàng thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thời thơ ca trung đại chúng ta có vay mượn Trung Quốc. Tiêu biểu trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú. Thể thơ thất ngôn bát cú là thể loại thơ có 8 câu mỗi câu có 7 chữ. Như vậy thì tổng số chữ trong một bài là 56. Chính những quy luật ấy đã làm nên những cái hay cái quy định của thể thơ.
- Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây:
- Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.
- Thuyết minh về một giống vật nuôi:
- Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
- Giới thiệu về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam:
- Trò chơi kéo co không ai biết nó đã có từ bao giờ, từng thế từ thế hệ này đến thế hệ khác đều ít nhất một lần tham gia hay chứng kiến trò chơi kéo co này. Đây là trò chơi mang tính đồng đội rất cao và tập trung vào sức mạnh để giành chiến thắng. Trò chơi này không chỉ có trẻ con mới chơi ở những vùng nông thôn mà hiện nay nó còn được phổ biến rộng rãi ở tất cả các địa phương, ở mọi lứa tuổi. Bởi nó đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia trò chơi, nhất là trong các dịp lễ hội hay các hoạt động ngoài trời.