K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2023

Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia Long cũng cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi. Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương.[99] Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ.[99]                                                                  một số danh sĩ thăng long thời xưa : Cao Bá Quát, Cao Bá Đạt , Văn Siêu                              CÓ TRONG VỞ MÀ KO MỞ RA CHÉP ĐÚNG LÀ CHỊ BÍCH CHÉP CÁI NÀY ĐỜI NÀO MỚI XONG    

20 tháng 4 2023

khiếp m trả lời câu này t làm xong con mẹ rồi mà m nêu còn sai vs dài 

21 tháng 4 2023

Thời kỳ Nguyễn (1802-1945) là thời kỳ triều đại cuối cùng của lịch sử Việt Nam trước khi nước ta bị Pháp xâm lược và chiếm đóng. Trong thời kỳ này, sự học được coi là rất quan trọng và được đánh giá cao trong xã hội.

Sự học thời Nguyễn chủ yếu tập trung vào việc học văn học, lịch sử, triết học và kinh tế. Học sinh thường phải học thuộc lòng các bài văn hay và các bài thơ để có thể thi đỗ các kỳ thi quan trọng.

Một số danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn bao gồm:

Nguyễn Du: là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng với tác phẩm "Truyện Kiều".

Nguyễn Khuyến: là một nhà văn, nhà thơ, và là một trong những người đầu tiên viết về khoa học kinh tế ở Việt Nam.

Phan Đình Phùng: là một nhà cách mạng, nhà văn, và là một trong những nhân vật quan trọng trong việc kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

Nguyễn Văn Siêu: là một nhà văn, nhà thơ, và là một trong những người đầu tiên viết về khoa học kinh tế ở Việt Nam.

Tự Đức: là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Nguyễn, ông được biết đến với các chính sách cải cách và phát triển giáo dục.

Một vài nét khái quát (2đ)

- Đời vua Gia Long chỉ có kỳ thi Hương

- Đến 1822, vua Minh Mạng mở khoa thi Hội, thi Đình để lấy Tiến sĩ.
- Đến năm 1829 nhà vua lại cho những người trúng cách, nhưng không cập phân, được đỗ phó bảng. Phó bảng khởi đầu từ đây

-Trước đây cứ 6 năm một khoa thi, nay đổi lại làm 3 năm một khoa, cứ năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì thi Hương; năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội, thi Đình

-Phép thi vẫn theo như đời vua Gia Long. kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị: thi tứ lục; kỳ đệ tam:thi phú; kỳ đệ tứ: thi văn sách. Trước ai đỗ tam trường, gọi là sinh đồ, ai đỗ tứ trường gọi là hương cống; nay đổi sinh đồ là Tú tài, hương công là cử nhân

Các danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn (1 đ)

Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19

Cao Bá Quát ( 1808 – 1855), là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam

- Cao Bá Đạt (1808-1855) là anh sinh đôi với Cao Bá Quát. Năm Giáp Ngọ (1834)

7 tháng 3 2022

Tham khảo

Men theo dòng chảy lịch sử, "Thăng Long Kinh Kỳ- Kẻ Chợ" đã phác họa bức tranh sống động về văn hóa, phong tục, lịch sử, con người của Hà Nội xưa trong những biến thiên của thời cuộc.

Nằm trong các hoạt động chào mừng Ngày Sách Việt Nam 21/4, Nhà Xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt ấn phẩm Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ  do hai tác giả Nguyễn Quốc Tín và Nguyễn Huy Thắng biên soạn.

 

Đây là tựa sách mới nhất trong Tủ sách kiến thức di sản của NXB Kim Đồng về Hà Nội, gồm 300 trang, chia thành hai cuốn Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ (Thời Lê - Trịnh) và Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ (thời Tây Sơn và nhà Nguyễn). Tác phẩm phác họa bức tranh sống động về văn hóa, phong tục, lịch sử, con người của Hà Nội xưa, trong hai giai đoạn ấn tượng này.

Thời Lê Trung Hưng là thời kỳ đặc biệt khi đất nước vừa có vua, vừa có chúa. Không chỉ là trung tâm chính trị và văn hóa, Thăng Long còn là trung tâm kinh tế của đất nước, nơi tập trung 30 ngành sản xuất thủ công và là đầu mối thương nghiệp của cả nước, giao thương với các nước phương Tây lớn như Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha... nên được gọi là Kẻ Chợ hoặc Thăng Long - Kẻ Chợ.

Đến thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, Thăng Long mang diện mạo mới với tên mới là Hà Nội nhưng vẫn gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống trước đây.

Trong ấn phẩm này, các tác giả không chỉ biên soạn, tổng hợp nội dung từ các nguồn tư liệu về Thăng Long - Hà Nội xưa, mà vận dụng nhiều điểm nhìn để soi chiếu vùng đất này. Hai tác giả sử dụng lối viết ngắn gọn, ưu tiên đặc tả các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử gắn với Thăng Long - Hà Nội giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, kèm theo những bình luận hóm hỉnh, qua đó phục dựng bức tranh Hà Nội xưa sống động, dễ hiểu.

Ngoài các bài ngắn về con người, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật..., Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ còn có phần niên biểu tóm lược các mốc thời gian quan trọng, gắn với các sự kiện nổi bật của Thăng Long - Hà Nội để bạn đọc tiện theo dõi và tra cứu.


Nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa Hà Nội Nguyễn Trương Quý tại buổi ra mắt sách.

Chia sẻ tại buổi ra mắt sách, nhà văn, nhà khảo cứu văn hóa Hà Nội Nguyễn Trương Quý cho biết anh đánh giá cao 2 cuốn sách mỏng này ở góc nhìn rất cởi mở về lịch sử, viết về những nhân vật lịch sử không đơn giản, một chiều mà phản ánh thú vị, sinh động, có những mặt sáng, mặt tối.

Ví dụ như các chúa Trịnh trong cuốn sách này được phác họa tuy chuyên quyền với các vua Lê, tàn bạo với những người khác ý họ nhưng mặt khác họ cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách mở cửa đón các thương nhân nước ngoài, mở các thương điếm ở Hà Nội…

"Cuốn sách bắt đầu thoát ly dần khỏi cách diễn đạt sử thi theo hướng diễm lệ hóa lịch sử như trước đây mà bắt đầu đi theo hướng viết sử gần với những khảo sát nhân học, gần với con người, hành trạng, số phận. Lịch sử được làm nên từ những mảnh nhỏ như thế chứ không phải chỉ có những đại tự sự, những cảm hứng sử thi trùm lớp cuồn cuộn", nhà văn Trương Quý nói.

12 tháng 1 2022

Tham khảo:

+Các thảm hoạ thiên nhiên

-Tuyết lở-Động đất.-Lahars.

-Lở đất và các dòng bùn.

-Phun trào núi lửa.

-Lũ lụt.

-Phun trào Limnic.

-Sóng thần. 

Trước khi bão tràn về nơi em sinh sốngem và gia đình cần chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước uống dự trữ, gia cố lại nhà cửa, chặt bớt cây cối quanh nhà  một vài vật dụng cần thiết khác như: đèn pin, áo phao (phòng trường hợp mưa to dẫn đến lũ lụt),...

- Trong khi bão đang xảy ra em nên tìm chỗ trú an toàn.

18 tháng 3 2022

Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.

1 tháng 4 2021

Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:

Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa.

Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp. Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón bốn mùa.

Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi

Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng

Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa màu huyền

Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm. Sản phẩm dùng làm đồ tiến cống.

 

1 tháng 4 2021

Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Làng nghề nổi tiếng :

Hợp Lễ , Chu Đậu, Bát Tràng ( Hà Nội), Đại Bái ( Bắc Ninh),....

 

25 tháng 10 2019

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hay những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Những khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Những lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng.

Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hái cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.

25 tháng 10 2019

Thời học sinh chắc hẳn bất cứ ai cũng có những kỉ niệm vui buồn những lần vấp  ngã trong cuộc sống. Có những vấp ngã như thế ta mới thấy được những  bài học mà mỗi khi sai lầm mỗi khi thất bại nó để lại cho chúng ta những bài học đắt giá như thế nào. Đối với riêng tôi tôi cũng có những khi sai lầm những khi trẻ con những khi không hiểu chuyện và gắn liền với đó là những kỉ niệm thật đẹp khiến tôi không thể nào quên. Trong số những kỉ niệm đó tôi không thể nào quên được một kỉ niệm đối với người bạn rất thân hiện giờ của tôi khiến tôi không thể nào quên được.

Người bạn mà tôi mới nhắc đến đó chính là Lan một người bạn mới chuyển đến trường tôi. Cô giáo sắp xếp cho Lan ngồi bàn kế trên tôi. Lan là một người khá thân thiện chẳng thế mà mới chuyển đến mà Lan đã bắt chuyện với tôi ngay. Chúng tôi đần tạo được mối quan hệ rất tốt với nhau. Chúng tôi cũng chưa phải là thân lắm nhưng dường như trong lớp Lan kết thân nhất với tôi. Tưởng chừng như tình bạn giữa chúng tôi sẽ ngày càng tiến triển thì không  bao lâu đó một chuyện đã khiến tình bạn ấy của chúng tôi không còn được thân thiết nữa và chúng tôi không thèm nhìn mặt nhau. Chuyện đó cũng bắt nguồn từ một đứa không hiểu chuyện như tôi. Chuyện bắt đầu vào một lần kiểm tra mười lăm phút môn văn phần tiếng Việt. Tối hôm trước do tôi mải xem phim quá nên tôi không học bài cũ. Khi cô giáo nói cô sẽ kiểm tra nên tôi thấy rất run không biết nên làm sao. Tôi với lên hỏi xem Lan đã học bài chưa thì Lan trả lời là học rồi. Thế là tôi bớt run hơn tôi có thể nhờ vả vào Lan. Chúng tôi cũng được gọi là khá thân nên chắc Lan sẽ giúp tôi thôi. thế là tôi yên trí đợi Lan làm xong rồi sẽ giúp tôi thôi.

Nhưng trái với suy nghĩ của tôi là nó tuy đã làm xong nhưng vẫn không cho tôi chép. Tôi nghĩ chắc nó quên nên tôi nhắc nó nhưng nó vẫn không có thái độ gì. Cơn tức của tôi khi ấy lên đến đỉnh điểm tôi tức nó và tức cả mình sao lại kết bạn với một đứa không giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn như. Tôi tức lắm tự nhủ với mình không thèm nói chuyện với nó nữa. Thế là tôi không thèm nói chuyện với nó cho đến một ngày tôi bị ngã gãy chân không thể đi học được. Biết chuyện nó đến nhà tôi nới nguyện làm xe ôm cho tôi. Tôi vẫn chưa nguôi giận bảo nó lúc cần giúp thì không giúp giớ thì đến làm gì. Nó bảo việc gì tốt cho cậu tớ sẽ làm. Nghe đến đây tôi cảm thấy ngại ngùng không dám nói gì. Thế rồi nó bắt chuyện với tôi như hồi chúng tôi mới quen nhau vậy. Dặn mình không được nói chuyện với nó nhưng rồi không biết tại sao tôi tiếp lời nó một cách vô thứ. Một tuần tôi bị gãy chân cũng là một tuồn nó chở tôi di học và đối với tôi đó la những ngày tháng tôi không bao giờ quên được. Rồi cứ thế dần dần chúng tôi lại nói chuyện bình thường như trước đây. Chúng tôi quên những chuyện cũ không nhắc tới nó nữa. Tôi cũng thầm thấy vui vì mình bị đau chân vì nếu không có chuyện đó thì tôi cũng sẽ không thèm nghe tất cả mọi điều nó nói và đương nhiên chúng tôi cũng sẽ không thể có được một tình cảm thân thiết như bây giờ. Biết tôi bị đau chân nên khó tiếp thu việc học nhanh được cộng thêm việc những buổi đi viện khám lại tôi không lên lớp được nên mỗi buổi chiều nó thường đến nhà tôi để giúp tôi việc học nên chúng tôi càng thân nhau hơn. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy mình thật là trẻ con so với nó. Kỉ niệm đó để lại cho cả hai chúng tôi những bài học rất khó quên. Chúng tôi tự hứa với nhau dù sau này có xảy ra chuyện gì đi nữa thì chúng tôi sẽ không bao giờ tránh mặt nhau mà sẽ đối diện để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng tôi.

Khi vui có nó khi buồn có nó,cuộc sống của tôi màu sắc vui vẻ hơn rất nhiều từ khi có nó. Tôi sẽ trân trọng tình bạn này,trân trọng những giây phút chúng tôi được ở bên nhau và tôi nghĩ cả đời này tôi sẽ không thể nào quên được nó quên được tình cảm trong sáng giữa chúng tôi.

kb vs mk nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!