K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2021

- Năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ cho quân tiến ra bắc, đánh quân Nam Hán, chiếm thành Tống Bình, tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng nền tụ chủ.

14 tháng 5 2021

Cách mà họ Khúc và họ Dương xây dựng nền tự chủ là :

+ Đặt lại đơn vụ hành chính

+ Cử người trông coi tới tận xã

+ Định lại mức thuế, bãi bỏ thứ thuế lao dịch.

+ Lập lại sổ hộ khẩu

 

4 tháng 1 2021

--> Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp, năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn cổ Loa làm kinh đô.Hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đã chấm dứt. Nền độc lập và chủ quyền của đất nước được giữ vững.Ngô Quyền quyết định bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự; đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.Ờ địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ)...Đất nước được yên bình.

26 tháng 10 2021

*Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:

a.Nông nghiệp:

-Ruộng đất được chia cho nông dân

-Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng,vua Lê thường tổ chức lễ cày Tịch Điền

-Chú trọng đào vét kênh ngòi(thủy lợi) ở nhiều nơi

b.Thủ công nghiệp:

-Xây dựng nhiều xưởng thủ công mới:đúc tiền,rèn vũ khí,xây dựng,......

-Trong nhân dân các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển

c.Thương nghiệp:

-Cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước

-Nhiều trung tâm buôn bán và chợ được hình thành

-Buôn bán với nước ngoài tiếp tục phát triển

2 tháng 5 2021

Câu 1: Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?

* Hoàn cảnh:

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

=> Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vệ nền tự chủ.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

* Kế hoạch của Ngô Quyền:

- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.

- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.

- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.

=> Cách đánh giặc độc đáo.

Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở điểm nào?- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống..

Câu 2: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

2 tháng 5 2021

CÂU 1:Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?

=>Ngô Quyền đã huy động và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

           Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở ddieemr nào ?

=>Lợi dụng thuỷ triều lên xuống làm trận địa cọc ngầm.

CÂU 2: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

*Diễn biến:

-Vào cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

-Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra khiêu khích nhử địch vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

-Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọ ngầm mà không biết.

-Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.

-Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc dần dần nhô lên. Quân ta từ phái thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn thuyền xô vào bãi cọc nhọn, vỡ tan tành . Số còn lại, vì thuyền quá to nặng nện không sao thoát khỏi trận địa bãi cọc. Quân ta với thuyền nhỏ đã nhẹ nhằng luồn lách, xong vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối,thiệt hại hơn quá nửa.

*Kết quả: Quân Nam Hán thua to, Lưu Hoằng Tháo thiệt mạng. Vua Nam Hán ra lệnh rút quân về nước. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.

*Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài của tổ quốc.

                                                       ... 

oho

 

 

Lễ tịch điền hay lễ cày tịch điền (cày ruộng) là một lễ hội trước đây tại một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, do nhà vua đích thân khai mạc. Nghi thức chính của lễ hội là người đứng đầu (vua, chủ tịch nước) sẽ đích thân ra cày cấy để làm gương, khuyến khích nông nghiệp.

Mục a

a) Nông nghiệp:

- Ruộng đất trong nước thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân chia ruộng đều cho nhau cày cấy và nộp thuế.

- Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất. 

- Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng.

- Nhà Lê cũng chú ý làm thủy lợi.

=> Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.

Mục b, c

b) Thủ công nghiệp:

- Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan.

- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm,... 

c) Thương nghiệp: 

- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.

- Nhân dân miền biên giới Đại Việt- Tống thường qua lại trao đổi hàng hoá với nhau.

17 tháng 4 2021

* Họ Khúc đã giành độc lập lại cho đất nước:

   - Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

   - Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

   - Năm 906, vua Dường buộc phải phong Khúc Thừa dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

* Để củng cố chủ quyền, họ Khúc đã làm:

   - Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận cấp xã.

   - Xem xét và định lại mức thuế.

   - Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

   - Lập lại sổ hộ khẩu.

Ý nghĩa:

- Những việc làm của Khúc Hạo nhằm xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ.

- Cuộc sống của người Việt do người Việt tựu cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

- Những việc làm đó chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt. Nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Đó là bước mở đầu giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.

10 tháng 5 2021

cảm ơn bạn nhé