K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 1, Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 2-3 phút)- Cô cho trẻ hát “Em đi qua ngã tư đường phố”- Trò chuyện và dẫn dắt trẻ vào bài học2.Hoạt động 2: Phát triển bài   (23 – 25 phút)- Cô thấy bạn nào cũng chọn cho mình một chiếc mũ thật đẹp. Bây giờ các con quan sát xem mũ bảo hiểm có những bộ phận gì nào!( trẻ cầm mũ quan sát)   -Thế các con thấy mũ bảo hiểm có những bộ phận gì?                                        ...
Đọc tiếp

 

1, Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 2-3 phút)

- Cô cho trẻ hát “Em đi qua ngã tư đường phố”

- Trò chuyện và dẫn dắt trẻ vào bài học

2.Hoạt động 2: Phát triển bài   (23 – 25 phút)

- Cô thấy bạn nào cũng chọn cho mình một chiếc mũ thật đẹp. Bây giờ các con quan sát xem mũ bảo hiểm có những bộ phận gì nào!( trẻ cầm mũ quan sát) 

 -Thế các con thấy mũ bảo hiểm có những bộ phận gì?                                        

+ Phần che đầu: Lớp vỏ ngoài bằng nhựa,  Lớp vỏ trong bằng xốp                    

+ Quai đeo: Giữ chặt mũ                    

+ Kính chắn: Che cho khỏi bụi và vật cản bay vào mắt và giúp chúng ta biết được phía trước, phía sau của mũ.  

- Cô cho trẻ quan sát lại chiếc mũ bảo hiểm trên màn hình và hỏi trẻ về công dụng các bộ phận của mũ. 

 - Cho trẻ xem hình ảnh về đội mũ bảo hiểm và cùng nhau thảo luận. 

 - Cho trẻ xem clip hướng dẫn đội mũ bảo hiểm.  

-Cô nhắc lại cách đội mũ bảo hiểm cho trẻ.

 - Bước 1: mở dây mũ sang hai bên và đội lên đầu.

- Bước 2: cài quai mũ, chú ý là không cài quá chật hoặc quá rộng.

 - Bước 3: cuối cùng nhét 2 ngón tay dưới cằm nếu vừa vặn là được. 

- Chúng mình đã biết cách đội mũ bảo hiểm rồi. và bây giờ cô cháu mình cùng đội mũ bảo hiểm đúng cách đi nào!( cô và trẻ cùng thực hiện- cô kiểm tra)  

- Khi đội mũ bảo hiểm trên đầu các con thấy như thế nào?  

- Khi đi xe máy bắt buộc mọi người phải làm gì?

-> Giáo dục trẻ chấp hành luật lệ giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy

- Trẻ hát “đi đường em nhớ”

* Trò chơi : Nhìn nhanh chọn  đúng Cách chơi: Chia làm hai đội, Trên màn hình cô có nhiều hình ảnh đúng và sai, các đội lần lược lên chọn cho mình những hình ảnh đúng. Cô tuyên dương và giáo dục.

-Trẻ chơi trò chơi

3.Kết thúc: ( 2 – 3 phút)

Hát “ Chiếc mũ bảo hiểm em yêu”

 

-Trẻ hát

- Trẻ lắng nghe

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

-Trẻ quan sát

 

 

 

- vỏ, quai, kính

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

-Trẻ quan sát

 

-Trẻ xem video

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Trẻ trả lời

 

-Phải đội mũ bảo hiểm

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

-Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi,

 

 

-Trẻ chơi trò chơi

 

Trẻ hát và ra chơi

0
29 tháng 10 2016

Việc ngăn cấm đó có xâm phạm đến quyền trẻ em ( quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật) Vì: Trẻ em là những mầm non đang lớn, cần phải được tạo điều kiện phát triển toàn diện. Hoạt động vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ sẽ giúp các em thoải mái, thư giãn và khiến cho trẻ phát triển toàn diện hơn. Theo nội dung của Điều 32, Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em thì trẻ em có quyền được nghỉ ngơi, thư giãn, tham gia vui chơi, được giải trí và tự do tham gia sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi.Đồng thời pháp luật cũng quy định gia đình phải có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

(Biết j làm ấy. Sai thoy nhen Trang)

3 tháng 3 2017

thế cũng hỏi

4 tháng 6 2023

Khoảng thời gian ngắn nhất từ khi bài hát C được phát lần thứ nhất đến khi bài hát C được bắt đầu phát lại lần thứ hai là:

  2 phút+1 phút 30 giây+4 phút+3 phút+2phút 30 giây = 13 phút

Đổi 1 giờ = 60 phút

Vì 60: 13 = 4  dư 8 

Vậy thời gian từ khi bài hát C được lặp lại lần cuối đến khi bài hát hiện tại đang phát lúc cô gái về là:

               8 phút

Thời gian từ khi bài hát C hát đến khi bài hát A bắt đầu hát là:

    2 phút + 1 phút 30 giây + 4 phút =  7 phút 30 giây

             8 phút > 7 phút 30 giây

Vậy khi cô gái về nhà thì bài hát đang phát là bài hát A

 

 

Đề logic nhất năm 2019.KHVH

17 tháng 11 2019

Mẹ và cô giáo đều là những người phụ nữ ở bên ta dìu dắt ta bước vào đời. Ở bên mẹ ta cảm nhận được sự ấm áp, chở che, mẹ là chỗ dựa, là bờ bến êm đềm để ta dựa vào những lúc mệt mỏi, là nơi ta có thể quay về mỗi khi ta mệt mỏi, vấp ngã. Nhưng không chi dành cho con cái tình yêu thương vô bờ bến, mẹ cũng là người bên cạnh ta, dạy ta từng bước đi chập chững, dìu dắt ta bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Mẹ không chỉ bên ta chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ mà mẹ con la một người thầy, dạy ta biết bao điều mới mẻ khi ta dần lớn khôn xa rời vòng tay mẹ, mẹ dạy ta cách ứng xử,sống sao cho đúng đạo lý làm người...Đấy, mẹ luôn bên chúng ta để chăm chút bảo vệ ta, nhưng mẹ cũng như 1 người thầy dày dặn kinh nghiệm sống và đem những kinh nghiệm mình đã có truyền lai cho con, những người mà họ có thể sẵn sàng hi sinh tất cả. Khác với mẹ, cô không sinh ra ta nhưng lại rất gần vs ta. nhờ cô dạy dỗ, bảo ban mà ta có được kiến thức để có đủ tự tin bước vào đời, mở mang vốn hiểu biết của mình. Nhưng đã có rất nhiêu cô giáo tâm huyết với học trò, thực tâm họ muốn những cô, cậu học trò của mình đều trở thành những người con có ích cho xã hội, họ đem hết lòng truyền đạt, yêu thương và bảo ban lũ học trò của mình để mong chúng thành tài. Cô luôn bên cạnh, chia sẻ những tâm tư tuổi học trò, quan tâm và lắng nghe để giúp học trò của mình có thể yên tâm học hành. Đấy, lúc ở nhà, ta được mẹ chăm chút,được me nâng niu, đến lớp ta được cô giáo quan tâm đến đời sống tinh thần chẳng phải ta đã có hai bà mẹ sao? Đến lớp ta được cô truyền đạt cho kiến thức nhưng về nhà ta lại được mẹ dìu dắt chỉ bảo cho mọi điều, đúng là chúng ta đã có hai cô giáo luôn ở bên sao?...
 

Dựa vào 3 dàn ý sau đây và viết 3 bài văn 1. Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập)Đưa ra chân lí: Nêu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 2. Thân bài: Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử,...
Đọc tiếp

Dựa vào 3 dàn ý sau đây và viết 3 bài văn 1. Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập)Đưa ra chân lí: Nêu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 2. Thân bài: Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat…)Chứng minh cho các bạn thấy: Nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thứcKhông có kiến thức để làm việc sau nàyBị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chungẢnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này 3. Kết bài: Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung việc học. 2. a. Mở bài: Giới thiệu về hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây b. Thân bài: - Giải thích nội dung của hai câu tục ngữ: gửi gắm bài học về sự biết ơn, nhớ ơn, kính trọng dành cho các thế hệ đi trước, nguồn cội của mình và dân tộc - Biểu hiện của sự biết ơn: Thể hiện qua các tập tục truyền thống (thờ cúng tổ tiên, tổ chức các ngày giỗ, kị, tảo mộ…)Thể hiện qua các ngày lễ truyền thống để tưởng nhớ những người có công ơn với nhân dân, tổ quốc (ngày thầy thuốc, ngày nhà giáo, ngày của cha mẹ, ngày thương binh, liệt sĩ…)Thể hiện qua các tác phẩm thơ ca nhạc họa ca ngợi, thể hiện niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trướcThể hiện qua hoạt động cố gắng phấn đấu rèn luyện, xây dựng, phát triển đất nước, khẳng định vị thế của dân tộc trên trường thế giớiThể hiện qua hành động phê phán, lên án những kẻ phản bội đất nước, có suy nghĩ hạ thấp dân tộc… - Ý nghĩa của lòng biết ơn: Là truyền thống đáng quý, tốt đẹp của dân tộcGắn kết con người lại với nhau, gắn kết các thế hệ lại gần nhau hơnTạo nên giá trị tinh thần tích cực, thúc đẩy mọi người lao động và cống hiến bởi mọi sự cống hiến đều sẽ được ghi nhận, trân trọng - Liên hệ cá nhân: Bản thân em đã có những suy nghĩ, hành động gì để thể hiện lòng biết ơn?Truyền thống biết ơn đó có thúc đẩy em phải cố gắng rèn luyện học tập tốt hơn không? c. Kết bài: Cảm nhận chung của em về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây trong xã hội hiện đại ngày nay. 3. 1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 2. Thân bài - Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống: Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc. - Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người. Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản…Rừng thu hút khách du lịch sinh thái. - Rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.Rừng đã cùng con người đánh giặc. 3. Kết bài Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

0
12 tháng 5 2018

ngày nào cũng vậy,Misa buổi sáng thì nằm ườn ra tắm nắng.Buổi hiều lúc em đi học về thì chú lại quấn quýt bên em như muốn em bế lên và vuốt ve.Còn buổi tối,chú lại đi rình bắt chuột.Những lúc em đang học bài ,chú cứ kêu :''Meo...meo...meo" như muốn em chơi cùng chú .khi em tắm cho chú thì chú không sợ nước như những chú chó khác mà còn rất thích thú nữa.Vậy nên mỗi tuần em đều tắm cho Misa.Chú rất nhanh nhẹn và thính.Kể cả khi chú đang ngủ mà nghe thấy tiếng chuột chạy thì chú lập tức chạy đến và bắt lấy con mồi.

3 tháng 5 2019

1) Ngày đầu tiên của em đi học thật là vui.

2) Em mặc quần áo đẹp nhưng chẳng mang theo thứ gì cả.

3) Khi vào lớp, em thấy một bạn đang khóc.

4) Mãi em đến làm quen với bạn.

5) Thế rồi bạn cũng nín.

6) Khi cô giáo bảo chúng em tự gới thiệu thì em mới biết bạn ấy tên là Mai.

7) Từ đó ,chúng em chơi với nhau rất thân.

8) Cả lớp em đã hát rất nhiều bài hát

9) Em thấy đi học thật là vui.

13 tháng 1 2022

cc