K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 4]“Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có hình sắc riêng". (Hoài Thanh)                       ~ NHÀ VĂN - TƯ CHẤT VÀ SỨ MỆNH ~A. PHẨM CHẤT CỦA NHÀ VĂN     1. Một tâm hồn nhạy cảm, một trực giác sắc bén“Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ; núi non hoa cỏ...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 4]
“Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có hình sắc riêng". (Hoài Thanh)
                       ~ NHÀ VĂN - TƯ CHẤT VÀ SỨ MỆNH ~
A. PHẨM CHẤT CỦA NHÀ VĂN
     1. Một tâm hồn nhạy cảm, một trực giác sắc bén
“Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ; núi non hoa cỏ trông mới đẹp, từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.” (Hoài Thanh)


Một nhà văn đúng nghĩa phải là người sẵn có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế để bắt trọn những chuyến biến tế vi nhất của cuộc đời và phải có tài “đào sâu", lục tìm sâu những bản chất thật của con người dưới lớp màn hiện thực. Trực giác sắc bén và tâm hồn nhạy cảm giúp người nghệ sĩ có cách sống “chiều sâu" hơn người thường, có những trải nghiệm mà không ai có được. Cái sắc bén ấy thể hiện qua từng ánh nhìn, từng cử chỉ, nét mặt, … và cả lời nói, giúp nhà văn thu nhặt được những hình ảnh rõ nét nhất dù chỉ là thoáng qua hay những lát cắt tế vi nhất về đời và người.
     2. Một trái tim giàu xúc cảm
“Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn.” (Nguyễn Đình Thi)


Cái cốt của cảm xúc trong văn học là xúc cảm chân thành từ nhà văn, ngay cả đến nhà văn bình thường nhất. Muốn làm một nhà văn, ắt anh phải mang trong mình những tình cảm tha thiết nhất, yêu thương sâu đậm nhất với mọi điều trong đời. Những tình cảm chớm nở sẽ thôi thúc tâm trí anh cầm bút sáng tạo. Tâm hồn người nghệ sĩ rung động trước cuộc đời và sự rung động ấy sẽ khơi nguồn nên những dòng cảm xúc trong họ. Nhờ có nguồn cảm hứng ấy mà tác phẩm anh mới trở nên ấm nồng như suối nguồn thi cảm mà dạt dào, xao xuyến.
     3. Khả năng suy tưởng phong phú
“Theo quy luật điển hình hoá của văn học, qua một giọt sương để thấy cả bầu trời. Nghệ sĩ lớn là người có khả năng chưng cất cả đại dương vào trong một giọt nước, cả vũ trụ vào trong một giọt sương. Tầm cỡ nhà văn là viết về những cái không đâu, vặt vãnh nhưng khơi gợi được những vấn đề lớn, liên quan đến số phận con người, nhân loại.” (Hà Thị Hoài Phương)


Trí tưởng tượng giúp nhà văn mở ra một thế giới mới dựa trên hiện thực cuộc sống, từ đó mà nhào nắn, mài dũa nó theo góc nhìn của chính mình. Thế giới của nhà văn phải thực hơn hiện thực, phải truyền tải được những thông điệp tốt đẹp, phơi bày cái đẹp tinh tuý của cuộc đời từng bị ẩn giấu. Sự liên tưởng như con nhện giăng tơ, kết nối mọi sự vật, hiện tượng, sự việc lại với nhau, tạo nên tiền đề cho sự hình thành chỉnh thể nghệ thuật.
     4. Sự từng trải
“Sống đã, rồi hãy viết.” (Nam Cao)


Muốn sinh ra một tác phẩm phơi bày được các mặt tối của hiện thực đời sống, buộc anh phải chứng kiến được, cảm nhận được, trải qua được những “đau khổ" ấy. Mỗi nghịch cảnh trong cuộc sống đều sinh ra những tác giả với một chất văn riêng: người giàu sang thì sinh ra thoải mái, vô tư; người cùng bần hoạn nạn thì sinh ra uất ức, không cam chịu; … Từ đó, ta thấy hiện thực đời sống hằng ngày như chất xúc tác quan trọng làm nên một nhà văn có tầm vóc tư tưởng lớn.
     5. Sự điêu luyện trong cách sử dụng ngôn từ
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.” (Nam Cao)


Cái tài của nhà văn là phải biết sử dụng ngôn từ. Không có năng lực sử dụng ngôn ngữ, thì dù cho có ý tưởng sáng tạo đến mấy, trí tưởng tượng phong phú đến đâu thì cũng chỉ là lý thuyết suông trên nền giấy trắng. Biết cách biến hoá ngôn từ thì văn anh mới hay, mới thấm, mới sâu, mới bộc tả được hết hiện thực cuộc sống và truyền tải được những thông điệp mà anh gửi vào từng con chữ. Đây chính là công cụ đắc lực tạo nên tính nghệ thuật cho tác phẩm.
B. SỨ MỆNH CỦA NHÀ VĂN
     1. Dẫn lối đến cái đẹp: nhà văn phải là người kết nối được tâm hồn của độc giả đến với cái đẹp trong “thế giới" của mình. Phải cho độc giả thấy được những nét đẹp lạ ở những chi tiết không ai ngờ tới, cái đẹp kín đáo mà e thẹn dưới lớp màn hiện thực, cái đẹp của bản chất con người bị vùi dập dưới một xã hội đen tối.
     2. Xây đắp nên thế giới tâm hồn con người: văn chương là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người, vì thế mà tác giả có nhiệm vụ phải đem hết tâm can, máu thịt của mình để viết, viết cho cái đẹp cuộc đời. Nhà văn phải là người thấu hiểu hồng trần, biết cách xoa dịu những nỗi đau người đọc từ những câu từ của mình, giúp tâm trí người đọc trở nên tốt đẹp hơn, thức tỉnh trong ta ý chí hướng thiện, đưa ta trở về bến bờ chân - thiện - mỹ.
     3. Là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng: nhà văn là người đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp của hồn người. Ngòi bút của nhà văn là “súng", họ cầm lên để lên án những thứ xấu xa, bỉ ổi của đời sống để bảo vệ những người thấp yếu, bảo vệ cho những điều tốt đẹp, cho một cuộc sống tươi sáng hơn. Một nhà văn chân chính phải là người có dũng khí để vạch trần những mặt tối đang ngày một bào mòn hạnh phúc và tự do của nhân sinh. 

4
6 tháng 4 2023

Cái lưng của toi chưa bao giờ thực sự là ổn =))

Đừng ai thắc mắc sao hong có phần "Một số câu lý luận văn học hay" nha, tại mỗi ý của phần A là tui có gắn một câu rồi đó ~~

6 tháng 4 2023

văn học cũng chỉn chu đấy :))

 

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 5]“Mỗi công dân có một dạng vân tay Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ Không trộn lẫn.”(Lê Đạt)                                     ~ GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC ~I. Giá trị thẩm mỹ“Văn chương gì thì gì nhưng trước hết phải là văn chương cái đã.”(Hoài Thanh) Văn chương là một hình thức của cái đẹp, tuân thủ một cách hoàn hảo những quy luật...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 5]
“Mỗi công dân có một dạng vân tay
 Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ
 Không trộn lẫn.”
(Lê Đạt)  
                                   ~ GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC ~
I. Giá trị thẩm mỹ
“Văn chương gì thì gì nhưng trước hết phải là văn chương cái đã.”
(Hoài Thanh)

 

Văn chương là một hình thức của cái đẹp, tuân thủ một cách hoàn hảo những quy luật từ vẻ đẹp tinh khôi của đời. Chính bản chất văn chương sẽ gây dựng nên tính thẩm mỹ cho tác phẩm, tạo tính đặc thù cho nghệ thuật. Đó có thể là một bức tranh, những hoạt cảnh sống động hay con người và cuộc đời với biết bao thăng trầm, biến động được chắt lọc một cách tinh tế và độc đáo. Ấy chính là một bước nâng vẻ đẹp sơ khai từ cuộc sống lên vẻ đẹp “quyến rũ" của nghệ thuật. Cuộc sống là chất liệu của văn học và nhà văn là người phải có đôi bàn tay khéo léo, nhào nặn những điều thô sơ đó, nâng đỡ chúng lên một tầm cao mới.
II. Giá trị nghệ thuật
“Văn chương là hình ảnh của cuộc sống muôn hình vạn trạng.”
(Hoài Thanh)

 

Kết tinh của quá trình sáng tạo và mài dũa dựa trên hình thức tác phẩm từ nhà văn chính là giá trị nghệ thuật. Nó bao gồm phương thức diễn đạt, biện pháp nghệ thuật, những kỹ xảo, … hay “dụng cụ" mà nhà văn sử dụng để tạo nên những hình tượng mang giá trị thẩm mỹ cao. Như vậy, giá trị nghệ thuật là cái vỏ bọc cho giá trị thẩm mỹ. Những phương diện hình thức tạo nên giá trị nghệ thuật bao gồm:
     - Ngôn ngữ: gieo vần, đặt câu, ẩn dụ, hoán dụ, ngôi kể, cách đặt tên nhân vật ….
     - Xây dựng yếu tố văn bản: chọn lọc chi tiết, miêu tả tính cách nhân vật, xây dựng tình huống, ….
     - Kết cấu văn bản: mở đầu - kết đoạn, điểm nhìn trần thuật, cách dẫn từ không gian - thời gian - địa điểm, ….
     - Phong cách: xây dựng giọng kể (giọng điệu nhân vật), cách dẫn vào đề tài, ….
III. Giá trị nhận thức
“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc …”
(Nguyễn Đình Thi)

 

Văn chương là thước đo một xã hội, một thời đại. Nó không bao giờ nằm ngoài chức năng phản ánh và tạo nên nhận thức con người, luôn là cột mốc đánh dấu những bước tiến của nhân loại trên con đường phát triển nhận thức. Mọi thứ trong văn chương đều được xây dựng thông qua lăng kính quan sát của tác giả và quá trình nghiệm sinh lâu dài trong cuộc đời của họ. Từ những tác phẩm văn học, con người đã có một cái nhìn mới về bản chất thật của cuộc sống, giúp học phân biệt xấu - đẹp, ác - thiện, giả - thật; mở ra một cánh cửa mới đến với thế giới của tư tưởng và triết niệm, nhân sinh con người. Văn chương như một mảnh ghép, giúp con người sống trọn vẹn cuộc đời của mình, khai phá những góc khuất trong họ. Văn chương đưa ta vào một thế giới mới, nơi thể hiện được tận cùng nỗi đau và bi kịch của con người. 
IV. Giá trị giáo dục
“Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải  là tiếng thét khổ đau hoặc lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc không trả lời những câu hỏi đó.”
(Belinsky)

 

Chức năng quan trọng nhất và cũng là cao cả nhất của văn chương ấy chính là làm sao cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, tâm hồn con người trở nên hướng thiện hơn. Do vậy mà chức năng giáo dục đã được xem như giá trị hàng đầu của văn chương, bởi nó có nhiệm vụ kiến tạo và nuôi dưỡng phần hồn chúng ta. Văn chương dạy cho ta những gì ta chưa có, khơi lên trong ta những tình cảm ta từng lãng quên, nhen nhóm ngọn lửa đồng cảm và lòng vị tha trong ta. Cũng vì thế mà văn học là chỗ dựa tinh thần của con người, nâng đỡ và khích lệ ta luôn vững bước trên con đường đến với hạnh phúc. Văn học nuôi dưỡng những điều mơ mộng, những ước mơ, khát vọng vươn ra khỏi những điều tầm thường, hữu hạn để đến với cuộc sống ý nghĩa và nhân văn.

___________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY

01. "Khi một nhà văn mới xuất hiện, chúng ta bao giờ cũng tự hỏi: Anh ấy là người như thế nào? Liệu anh ta có mang lại điều gì mới trong cách nhìn đời cho chúng ta?"

     (Lev Tolstoi)

02. "Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo càng hay."

     (Xuân Diệu)

03. "Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung."

     (Leonit Lenonov)

04. "Trước tiên là tiếng gọi của trái tim. Tiếng gọi của lương tâm và lòng tin ở tương lai không cho phép nhà văn đích thực sống trên Trái Đất như một bông hoa điếc và không truyền đạt hết mình cho đồng loại tất cả cái phong phú của tư tưởng và tình cảm tràn ngập chính tâm hồn nhà văn."

     (Pautovsky)

05. "Thơ có thể bất chợt, rất nhẹ nhàng, chạm tới những tầng sâu, những nơi âm thầm nhất của phận người."

     (Thanh Thảo)

3
12 tháng 4 2023

Rcm cho mng cuốn "Thi nhân Việt Nam" của 2 tác giả là Hoài Thanh và Hoài Chân nhé! Siu hay ạ =))

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 1 ]I. Thế nào là lí luận văn học?Đây là một mảng kiến thức chuyên sâu, nghiên cứu về văn chương, về những bản chất của văn học và những chức năng, xác định phương pháp lập luận và làm bài của nó. Từ đó mà tìm ra những quy luật chung của văn học.II. Vậy văn học là gì?Văn học chính là một loại hình nghệ thuật, là một phương tiện bày...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 1 ]
I. Thế nào là lí luận văn học?
Đây là một mảng kiến thức chuyên sâu, nghiên cứu về văn chương, về những bản chất của văn học và những chức năng, xác định phương pháp lập luận và làm bài của nó. Từ đó mà tìm ra những quy luật chung của văn học.
II. Vậy văn học là gì?
Văn học chính là một loại hình nghệ thuật, là một phương tiện bày tỏ tình cảm bằng ngôn từ, câu chữ, và là lăng kính chủ quan thể hiện góc nhìn của tác giả về đời sống và đời người. 
III. Đặc trưng của văn học
- Văn học là sự phản ánh: phản ánh về những hiện thực cuộc sống; phơi bày những tâm tư thầm kín trong nội tâm con người và là sự chắt lọc, đón nhận những gì tinh túy nhất, những chuyển biến tế vi nhất trong thế giới tâm hồn nhân vật.
- Văn học là tấm dệt từ chất liệu ngôn từ và hình tượng văn học:
     + Ngôn từ: có một sức mô tả lớn, mang tính nghệ thuật và phi vật thể, gồm bốn đặc trưng cơ bản: tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hiện tượng.
     + Hình tượng văn học: tái hiện lại cuộc sống từ tác phẩm qua những chi tiết nghệ thuật, mang những dáng dấp đặc biệt, giúp người đọc hình dung được những hình tượng gợi lên từ văn học.
- Văn học là sự sáng tạo, chế tác theo nguyên mẫu cái đẹp: nghệ thuật từ văn học chính là sự sáng tạo; phải luôn đổi mới và bộc phá; mỗi tác phẩm văn chương là một hình thức trình bày khác nhau với những nhu cầu thể hiện riêng của từng tác giả, mà chung quy lại đều đi theo “quy luật của cái đẹp", của sự chân chất, thật thà trong tâm hồn nhà văn, nhà thơ.

________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY

1. "Thơ văn quý ở chỗ cong." (Viên Mai)

2. "Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng." (Sóng Hồng)

3. "Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi". (Lưu Trọng Lư)

4. "Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật

     Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay." (Chế Lan Viên)

5. "Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ." (Chekhov)

 

13
18 tháng 3 2023

Đây sẽ là một series của mình về những vấn đề về văn học cũng như lý luận văn học, mỗi tuần mình sẽ đăng một bài và đính kèm 5 câu lý luận mà mình sưu tầm được mọi người nhé! Hy vọng series này của mình sẽ giúp mọi người có niềm hứng thú hơn với môn Văn nè =)))

18 tháng 3 2023

Hay quá ạ </3 

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 2]“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". (Nguyễn Minh Châu)- ĐẶC ĐIỂM CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC -1. Đặc điểm ngôn từ:Ngôn là chất liệu của văn học, là phương tiện để miêu tả cái hiện thực đời sống và biểu hiện...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 2]
“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người".
 (Nguyễn Minh Châu)
- ĐẶC ĐIỂM CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC -
1. Đặc điểm ngôn từ:

Ngôn là chất liệu của văn học, là phương tiện để miêu tả cái hiện thực đời sống và biểu hiện cho những suy tư - trăn trở - tình cảm của nhà văn. Ngôn từ cũng là một loại lời nói nhưng là được sử dụng nhằm xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật cho tác phẩm. Ngôn từ trong văn chương phải có tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc, phẩm chất thẩm mỹ và khả năng nghệ thuật thì mới có khả năng làm lay động, cuốn hút lòng người và khơi dậy những cảm xúc từ những câu từ “tình hay ý đẹp". Mặt khác, từ ngữ văn chương phải được chắt lọc sao cho hàm súc nhất nhưng vẫn thể hiện rõ được nét nghĩa, miêu tả được chính xác bản chất của sự vật hiện tượng và chứa đựng nhiều tầng nghĩa, ấy là “ý tại ngôn ngoại".
2. Đặc điểm về hình tượng:

Hình tượng trong văn học là một hình tượng không cụ thể, được xây dựng nên từ ngôn từ của nhà văn và trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của người đọc. Hình tượng nhà văn tạo ra là một thể trừu tượng, có khi chỉ là vài nét chấm phá không rõ ràng, chỉ “gợi" mà không “tả", điều đó bắt buộc mỗi người đọc phải biết cảm thụ lấy từng con chữ, phải biết suy ngẫm, lồng ghép và tưởng tượng nên cho bản thân mình một hình tượng lý mẫu phù hợp với vẻ đẹp hình mẫu của chính mình. Tạo ra được một hình tượng là cả một quá trình, nó sẽ rèn cho chúng ta khả năng về tư duy, nuôi dưỡng và kích thích trí tưởng tượng cũng như khả năng liên tưởng sắc bén. “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”.
3. Đặc điểm về ý nghĩa: 
     a) Phản ánh những hiện thực của đời sống
Văn học bắt nguồn từ đời sống và phản ánh hiện thực đời sống. Mọi tác phẩm văn học dù có phong phú đến đâu thì đều mang trong mình hơi thở của cuộc sống, hình bóng của thời đại và hiện thực đời sống ở thời kỳ nó sinh ra. Nhưng cái phản ánh đó không phải là cái phản ánh thô thiển hay đem hiện thực cuộc đời  vào văn học một cách trực tiếp mà sự phản ánh ấy là cả một quá trình tìm hiểu, chắt lọc, nhào nặn và hệ thống lại tất cả những yếu tố theo trí tưởng tượng của nhà văn một cách nghệ thuật và hài hoà. Vì vậy mà bức tranh đời sống trong các tác phẩm luôn vừa thực vừa hư, vừa giống lại vừa không giống, là sự hài hoà giữa trí tưởng tượng của tác giả và những hiện thực của cuộc đời. Những phản ánh ấy đều đi theo ý kiến chủ quan từ người viết, nó mang theo nỗi niềm suy tư, trăn trở, sự nghiễn ngẫm về đời và ý nghĩa của đời.
     b) Bày tỏ những tâm tư, tình cảm, trăn trở, … của nhà văn
Văn học là một phương tiện để bộc lộ trực tiếp những tâm tư thầm kín của tác giả trước cuộc đời và con người. Đến với văn chương, người viết có thể tự do bộc bạch những nỗi lòng và cảm xúc của mình. Đó có thể là những ngại ngùng thuở ban đầu, những nỗi niềm day dứt, những đau thương dày vò hay những lưu luyến bồi hồi, … về những triết lý nhân sinh và cuộc sống. Tình cảm trong văn chương là tình cảm bắt nguồn từ đời sống, do đó nhà văn phải thực sự sống thật với đời, với chính bản thân mình thì tình cảm và giá trị của tác phẩm mới sâu sắc và đủ thấm để động lại trong lòng độc giả. Một trái tim với một tâm hồn lớn sẽ sinh thành nên những tác phẩm mang tư tưởng lớn, một trái tim nhạy cảm với một tâm hồn tinh tế sẽ sinh ra những tác phẩm bắt được cái vẻ đẹp tinh tuý mà man mác của vũ trụ.

     c) Thường đa nghĩa
Văn học không chỉ để ta nhìn thấu những hiện thực của đời sống mà còn là cách để ta cảm nhận được những tâm tư của nhà văn đối với đời. Nội dung của tác phẩm phải là sự dung hòa, xuyên thấm vào nhau trong từng câu từng chữ giữa sự khách quan hiện thực cuộc sống với những suy tưởng, tình cảm của nhà văn. Tác phẩm văn học là sự đa nghĩa, chúng có nhiều mặt cắt khác nhau với những suy tư khác nhau, mỗi góc nhìn của người đọc sẽ cho thấy những cách cắt nghĩa khác nhau về nó. Bởi văn chương là tính tư duy và logic chính là như thế.
4. Đặc điểm về tính sáng tạo của nhà văn:

Văn chương đòi hỏi sự sáng tạo, những điều mới mẻ nếu chúng ta lặp lại những điều cũ kĩ sẽ làm chết mòn đi tính nghệ thuật của nó. Sự sáng tạo trong văn học vừa phản ánh những khía cạnh mới trong đời sống vừa khoác lên mình diện mạo mới với những dấu ấn, …  và phong cách riêng biệt của nhà văn. Muốn có sự sáng tạo bắt buộc mỗi tác giả phải có những mắt nhìn khác biệt, phải giàu cá tính và tạo nên những dấu ấn riêng, “mỗi người một vẻ" tạo nên một vườn thơ ca đầy hương sắc trong Văn đàn Văn học Việt Nam. Sáng tạo ở đây không phải là lập dị, đi ngược lại với quy luật sáng tạo nghệ thuật, phản văn hoá, … mà là tạo lập nên cho bản thân mình những bản sắc và dấu ấn riêng, có tính đóng góp những giá trị mới cho sự phát triển của nghệ thuật và văn học.

___________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY

1. "Tác phẩm văn học chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện."

(Aimatov)

2. "Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi

     Còn một nửa cho mùa thu làm lấy

     Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá

     Nó không là anh nhưng nó là mùa."

(Chế Lan Viên)

3. "Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực."

(Stendhal)

4. "Tác phẩm văn học là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp."

(Sóng Hồng)

5. "Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương."

(Tố Hữu)

2
23 tháng 3 2023

Đọc tư liệu, tổng hợp và viết xong bài này trong 1 tiếng rưỡi đồng hồ xong là đau hết lưng 🥺

24 tháng 3 2023

e hóng suốt giờ có part 2 làm tư liệu học tập

dzui ghê! e cảm ơn chị nhìu nhìu...

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 3]“Con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó chính là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của văn học".(Lê Ngọc Trà)~ CON NGƯỜI LÀ HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC ~     - Con người chính là đối tượng phản ánh đặc thù của các tác phẩm văn học. Con người bao giờ cũng sẽ được nhà văn ưu ái đặt vào vị trí...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 3]
“Con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó chính là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của văn học".
(Lê Ngọc Trà)
~ CON NGƯỜI LÀ HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC ~
     - Con người chính là đối tượng phản ánh đặc thù của các tác phẩm văn học. Con người bao giờ cũng sẽ được nhà văn ưu ái đặt vào vị trí trung tâm, làm đối tượng chủ yếu của sự phản ảnh bởi đây là hiện thân của mọi sự việc trong văn học, là hạt châu quy chiếu tất cả mọi vẻ đẹp, mọi giá trị tinh túy của đời sống mà những ngòi bút sắc sảo hướng tới. 
     - Con người trong văn chương không phải là kiểu con người trừu tượng mà họ là những con người cụ thể, sinh động, mỗi nhân vật đều mang một hình tượng riêng biệt, tiêu biểu cho từng tầng lớp xã hội hay thời đại mà họ đang sống. Nhưng cũng có những nhà văn như Nguyễn Thành Long, những nhân vật trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa" không phải là hình tượng con người cụ thể, đó chỉ là những hình mẫu đại diện cho những người thanh niên xung phong, yêu nước, yêu nghề thời bấy giờ.
     - Con người của văn chương là con người sự toàn vẹn, hoàn mỹ với tất cả đời sống và xã hội. Con người trong văn học là con người của hạnh phúc và đau khổ, vui sướng và buồn bã, yếu đuối và mạnh mẽ, chống trả và cam chịu, … Tất cả những thứ ấy đều là những điều muôn vẻ, muôn màu đã được thấu hiểu từ lăng kính tinh tế của nhà văn đưa vào trang sách.
     - Văn học không chỉ đơn giản là miêu tả ngoại hình hay hành động của nhân vật mà còn phải chau chuốt, đặc tả một cách chân thật nhất những tính cách, thân phận hay những suy tư của họ trước cuộc đời. Đó là những con người luôn trăn trở, đi tìm lý tưởng sống của đời mình, của những giá trị tốt đẹp bị che lấp bởi những “chùng chình, vòng vèo" của đời và xã hội.
     - Vấn đề của văn chương là những hiện tượng, sự vật. Nhưng cái mà người nghệ sĩ quan tâm nhất lại là những gì thuộc về con người với những mối liên hệ, chứa đựng trong những thứ xoay quanh sự vật hiện tượng đó. Cho nên, sự vật trong văn học thường mang những vẻ đẹp man mác, như hạt cát mang theo thân phận một đời người, như giợt sương mai mang theo hơi thở tươi trẻ của thanh xuân và sức sống mãnh liệt, … hay như những con nai nhỏ mang theo trái tim nhỏ bé với những rung động đầu đời. Chính những giá trị đích thực ấy đã tạo nên vẻ đẹp và những giá trị thẩm mỹ của sự vật trong văn học.

     - Như chúng ta có thể thấy, Văn đàn Văn học Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ trong thời kỳ "Phong trào Thơ mới" với sự xuất hiện của những nhà văn có lối văn chương riêng biệt nhưng đều thể hiện được hình tượng con người trong tác phẩm của mình vô cùng hoàn chỉnh và đặc sắc như một Nguyễn Bính "mộc mạc", một Xuân Diệu "rạo rực, tha thiết", một Huy Cận "sắc sảo mà tinh tế", ... hay như một Lưu Trọng Lư "mơ màng". Họ đã bắt được những cái tế vi nhất của cuộc đời để sinh ra những tác phẩm mang những tư tưởng lớn về đời sống và đời người.
___________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY
1. “Con người, tiếng ấy thật tuyệt diệu, nó vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao.”
(Maksym Gorky)
2. “Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.”
(Tố Hữu)
3. “Thiên chức của nhà văn là đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.”
(Nguyễn Minh Châu)
4. “Thơ khởi phát ở trong lòng người."
(Lê Quý Đôn)
5. “Hãy hát lên khi mỗi tâm hồn anh là một sợi dây đàn.”
(Platon)

4
29 tháng 3 2023

đăng muộn zợ chị :q

29 tháng 3 2023

21h30 mới nhớ ra tuần nay chưa up bài nên lôi ra viết, viết xong là đăng liền cho nóng :vv

12 tháng 3 2019

anh chị suy nghĩ gì về câu nói "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"


Đề này đâu khó. Kiếm sẵn nguyên 1 bài làm gì. Bạn động não đi ! Mình chỉ phân tích cho bạn dễ hiểu. Bài này bạn không nói nó thuộc dạng văn gì? Nghị luận xã hội hay văn học. Nếu xã hội thì nêu dẫn chứng các nhà khoa học, bác học thành công trên thế giới. Còn văn học thì trích những câu nói của Bác Hồ về việc học, kiếm thêm những danh ngôn thế giới nói về kiến thức con người.

Dàn ý nghị luận về câu ngạn ngữ "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"

A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghi luận:

  • Học tập là quá trình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người bởi "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc" (Ngạn ngữ Gruzia).
  • Trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải ý thức được mục đích của quá trình học tập đó.

B. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

* Giải thích thuật ngữ "hạt giống":Theo nghĩa đen, hạt giống là yếu tố dung để ươm mầm nên cây cối. Để cây cối tốt tươi hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt.

  • Tác giả vận dụng hình ảnh hết sức ấn tượng "học tập là hạt giống của kiến thức":
  • Ý nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn tới sự thành công.

* Vì sao Học tập là hạt giống của kiến thức

  • Quá trình học tập mà trước hết học tập trong nhà trường sẽ giúp con người kiến thức cơ bản của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội...
  • Những kiến thức đó sẽ làm cơ sở nảy nở và tiếp thu được những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác chuyên sâu và chuyên ngành hơn.
    • DC: Hầu hết những người nổi tiếng đều phải trải quá quá trình học tập cần cù, chịu khó trên ghế nhà trường như Lê-nin, Bác Hồ, hay những tấm gương các nhà bác học vĩ đại Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp...
  • Học tập ở đây còn bao gồm quá trình tự học, tự học là hành trình của cả đời người. Mỗi chúng ta phải tự gieo những hạt giống kiến thức trong suốt quá trình của đời mình.
    • Điều đó, lí giải tại sao nhiều văn hào, nhiều bác học không tốt nghiệp đại học hoặc thậm chí cả trung học mà vẫn đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực khoa học.
    • DC: Bill Gtes – ông vua máy tính của thế giới đã bỏ đại học năm thứ 3 để lập công ti máy tính riêng. Nhưng trong quá trình đó, ông đã miệt mài trong thư viện đọc sách và học tập. Sự luôn hoài nghi và mong ước khám phá đã giúp ông sáng tạo ra phần mềm lớn nhất hiện nay.

* Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc:

  • Mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là đích đi tới của mỗi người trong cuộc sống.
  • Có kiến thức, con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh.
  • Có kiến thức, con người mới hiểu biết để cảm nhận và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc.
  • DC: là một nhà tư tưởng vĩ đại suốt đời phấn đấu cho lí tưởng, bằng sự hiểu biết của mình về hiện thực thế giới, C. Mác đã dạy con hiểu về Hạnh phúc trong thời đại bấy giờ: Hạnh phúc là đấu tranh.

= > Câu nói chỉ ra mối quan hệ nhân quả: quá trình - kết quả của con đường học tập. Bắt đầu từ học tập, con người sẽ thu nhận được nhiều thành quả trong đời sống.

b. Bàn luận mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa của câu danh ngôn:

  • Câu danh ngôn đã chỉ ra một hành trình đi đến hạnh phúc trong đó học tập là con đường, đích đến hạnh phúc cho mỗi học sinh chúng ta.
  • Vấn đề là lựa chọn cách học phù hợp để có thể gieo giống tốt đẹp vào trong tâm hồn, chứ không phải cách học gạo, học chống đối, máy móc, đọc chép lấy điểm cao tức thời.
  • Muốn thế, cách dạy trong nhà trường cũng phải phù hợp để làm sao không truyền thụ kiến thức cho học sinh không thụ động. Ngoài học tập để lấy kiến thức, giảo viên còn phải chú ý dạy kĩ năng sống thích hợp để học sinh có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời sống của mình.

C. Kết bài

  • Khẳng định lại vai trò của học tập.
  • Định hướng của học sinh trong học tập để thu nhận được kiến thức, đạt được thành công và hạnh phúc.

Nghị luận về câu ngạn ngữ “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

 

Bài làm

Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".

Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở ý nghĩa bao quát của nó. Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.

Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức – hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức – hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với nhận thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.

Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.

9 tháng 9 2021

 Điều kì diệu mở ra trong câu nói của người mẹ khi nói về trường học là muốn nói tới:

  • Trường học sẽ cho ta tri thức, là hành trang để chúng ta bước vào cuộc sống. Nhà trường sẽ giáo dục cả nhân cách và những kĩ năng cần thiết, là nền tảng cho con người phát triển định hướng tương lai.
  • Cổng trường mở ra sẽ cho chúng ta những người bạn mới, các thầy cô giáo luôn chăm lo, dạy dỗ. Đó là những người sẽ gắn bó với chúng ta suốt một chặng đường dài
  • Cánh cổng trường mở ra còn giúp chúng ta thêm yêu và tự hào về dân tộc mình.
9 tháng 9 2021

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

Cho đoạn văn sau:Sách mở rộng những chân trời mới, bởi sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh và về vũ trụ bao la, những đất nước xa xôi trên thế giới. Sách mang lại hiểu biết cho con người về môi trường sống muôn hình vạn trạng, đa dạng sắc màu xung quanh ta. Sách khoa học cung cấp kiến thức về tự nhiên, vũ trụ, cho chúng ta cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về những...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Sách mở rộng những chân trời mới, bởi sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh và về vũ trụ bao la, những đất nước xa xôi trên thế giới. Sách mang lại hiểu biết cho con người về môi trường sống muôn hình vạn trạng, đa dạng sắc màu xung quanh ta. Sách khoa học cung cấp kiến thức về tự nhiên, vũ trụ, cho chúng ta cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về những thứ đang tồn tại. Thực tế đã chứng minh, có những cuốn sách của nhà khoa học Edison tìm hiểu về các hiện tượng vật lí, từ đó sáng tạo ra bóng đèn, xe điện, nhiều phát minh nổi tiếng phục vụ đời sống con người. Nhờ có sách của Galile chúng ta mới biết đến những khám phá thú vị về vũ trụ “dù sao trái đất vẫn quay”… Sách còn mở ra trước mắt ta những vùng đất mới ta chưa bao giờ đặt chân tới như sách địa lý, sách khoa học thường thức…

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về các đất nước xa xôi trên thế giới.

B. Sách giúp hiểu biết về cuộc sống con người qua các thời kì khác nhau, hiểu biết đời sống văn hóa, tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người những nơi xa xôi.

C. Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng khát vọng.

D. Cả ba đáp án đều sai.

1
13 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

12 tháng 3 2022

B

12 tháng 3 2022

B