K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2023

Em hiểu rằng:

Từ "thái dương" trong câu muốn nói đến những công lao sáng ngời, bao la của cha dành cho đứa con của mình. Đó là một tình cảm đẹp đẽ, rộng lớn, thiêng liêng, thầm lặng không gì sánh được bằng.

27 tháng 12 2021

PHẢI BIẾT kính trọng yêu thương cha mẹ 

27 tháng 12 2020

 câu ca dao công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con như sau :

-công cha và nghĩa mẹ đối với chúng ta rất lớn lao :+ Mẹ thì có công sinh chúng ta ra đời 

                                                                                   + Cha thì có công dạy dỗ chúng ta 

Vậy nên phận làm con phải biết kính trọng và thờ kính Mẹ Cha thì mới làm tròn đạo con 

20 tháng 11 2021

hmm theo tớ hiểu thì nó nghĩa là  trí tuệ anh minh, sáng suốt, tài cao đức lớn và sự nỗ lực 

20 tháng 11 2021

Như trái tim trong cơ thể, trái tim khỏe, cơ thể khỏe. Hà Nội mang ý nghĩa như vậy với quốc gia, dân tộc. Ngày nay, đất nước hết ngoại xâm, hưởng thái bình, tất phải “tu trí lực” - ấy  trí tuệ anh minh, sáng suốt, tài cao đức lớn và sự nỗ lực để có được “vạn cổ thử giang san”.

5 tháng 3 2020

1. choáng váng

2. màng tang 

3.đầy rẫy

4. xóm(bản)

Nguồn: Soha tra từ

5 tháng 3 2020

1/Choáng ngợp - choáng váng

2/Vầng thái dương - màng tang

3/ngồn ngộn - mk chịu

4/làng - xóm , thôn

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
20 tháng 9 2018

- "Người" là đại từ mang sắc thái trân trọng, thể hiện lòng tôn kính của tác giả nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

- Đặt câu:

Người đã dành trọn cả cuộc đời mình để lo cho nước, cho dân, đem lại độc lập và vinh quang cho dân tộc.

30 tháng 4 2021

Từ thời thơ bé, em đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, em đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Em cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời từ mấy trăm năm về trước?
Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn “như núi Thái Sơn” nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng và không bao giờ vơi cạn “như nước trong nguồn chảy ra”.

Sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu, nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình. 

Công cha to lớn vô cùng. Cha mẹ là người đã sinh ra con, nuôi nấng dạy bảo con nên người. Cha mẹ làm lụng vất vả để có cháo, cơm cho con ăn; may áo quần cho con mặc; nuôi cho con được học hành khôn lớn. Cha là trụ cột của gia đình, nên tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Mẹ mang nặng đẻ đau, “đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng sữa-mẹ, bằng lời ru, sự ôm ấp yêu thương của mẹ hiền. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày: “Ba tháng biết lầy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”... Những lúc con thơ bị ốm đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc thuốc thang. Người mẹ nhiều lúc phải thức trắng đêm khi con thơ ốm đau bệnh tật.

Núi Thái Sơn cao ngất chín tầng mây, hùng vĩ trùng điệp được so sánh với công lao to lớn của cha. Nước từ nguồn trong mát ngọt ngào, không bao giờ vơi cạn ví như dòng sữa ngọt ngào, như tình thương bao la của mẹ hiền dành cho đứa con yêu.

Câu ca dao không chỉ ca ngợi công cha, nghĩa mẹ, mà còn thể hiện lòng biết ơn của con đối với mẹ cha. Con phải ngoan ngoãn hiếu thảo, biết vâng lời, biết chăm học chăm làm để trở thành con ngoan trò giỏi, làm cho cha mẹ vui lòng, hạnh phúc. Lúc cha mẹ già yếu, ốm đau, con phải biết chăm sóc phụng dưỡng. Bát cháo, chén thuốc, sự chăm sóc sớm hôm của con cái đối với người đã sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo mình nên người là thể hiện lòng hiếu thảo, một nét đẹp truyền thống.

Nghe nói ở phương Tây, lúc cha mẹ về già, con cái đem gửi các cụ vào các trại dưỡng lão, lâu lâu đến thăm một lần. Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp khi con cái phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, tục ngữ: “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã nói lên rất rõ đạo lí tốt đẹp ấy. Vì thế, đạo lí dân tộc ta đã coi trọng và đề cao chữ hiếu.

Câu ca dao trên đã nêu lên một bài học thấm thía cho mỗi người con trong gia đình Việt Nam ta. Nó còn gián tiếp chê trách phê phán kẻ bất hiếu. Nó đã trở thành lời ca, tiếng hát thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, trở thành tiêu chuẩn đạo đức con người.