Trong bài văn trên em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao ? Trong bài Mưa Xuân Mưa xuân Mưa xuân cũng thật khác đời. Những giọt mưa cực nhỏ, chỉ lớn hơn những giọt sương chút đỉnh. Sương rơi lưa thưa, có khi như vô hình. Chỉ sáng ra mới thấy long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ, treo lên những chiếc mạng nhện, giăng giữa trời đất rộng lớn. Còn mưa xuân thì hạt...
Đọc tiếp
Trong bài văn trên em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao ? Trong bài Mưa Xuân
Mưa xuân
Mưa xuân cũng thật khác đời. Những giọt mưa cực nhỏ, chỉ lớn hơn những giọt sương chút đỉnh. Sương rơi lưa thưa, có khi như vô hình. Chỉ sáng ra mới thấy long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ, treo lên những chiếc mạng nhện, giăng giữa trời đất rộng lớn. Còn mưa xuân thì hạt hạt nối nhau, lất phất trong bầu trời, thả nhẹ xuống cây, xuống hoa, xuống lá, thả nhẹ trên vai, trên tóc, trên nón, trên mũ người đi đường…
Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất. Bởi mùa xuân đem theo ngọn gió đông về thay cho gió bấc buốt lạnh của mùa đông. Gió đông là chồng lúa chiêm. Cánh đồng như bừng tỉnh. Từ những dảnh mạ đanh khô, có khi tướp táp, lúa xuân bỗng xanh ngần lên, một màu xanh non, mỡ màng, đầy hứa hẹn. Và trên những cây xoan, cây bàng ngủ đông, những cành khô bỗng tách vỏ, nảy ra những búp xuân trong như ngọc.
Ngô Văn Phú
– Có thể hiểu từ “giọt” trong câu thơ theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc.
– Ở đây, giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụng chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hoá vào thiên nhiên đất trời. Và trong ngữ cảnh này, em sẽ chọn cách hiểu thứ hai, tức hiểu “giọt” ở đây là âm thanh của tiếng chim, cách hiểu này để lại nhiều giá trị nghệ thuật cho bài thơ hơn và cũng tạo mối liên kết chặt chẽ với câu thơ trước