K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2023

- Ở phần (4), nhân vật họa sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen:

+ Vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai

+ Vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng, trèo lên cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.

+ Vẽ bức tranh đề là "Người thầy đầu tiên", có thể là lúc thầy Đuy-sen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông.

+ Vẽ thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh.

- Em ủng hộ quyết định vẽ bức tranh đề là "Người thầy đầu tiên", là lúc thầy Đuy-sen bế trẻ con qua con suối.

15 tháng 8 2015

- Ở đây anh có nhận phóng ảnh lớn bằng kích thước thật không?

- Ðó là chuyên môn của chúng tôi.

- Hay quá! Ðây, phóng cho tôi tấm ảnh tôi chụp Kim Tự Tháp.
 

TL :

Ở đây anh có nhận phóng ảnh lớn bằng kích thước thật không?

- Ðó là chuyên môn của chúng tôi.

- Hay quá! Ðây, phóng cho tôi tấm ảnh tôi chụp Kim Tự Tháp.

ht

19 tháng 8 2018

Nhờ tài năng của mình

19 tháng 8 2018

điền vào ... đáp án vào năm 1989

8 tháng 1 2018

đề 1

Chủ nhật, em được bố mẹ cho đi chơi chợ đêm. Chợ được trang trí khá đẹp mắt. Ra Hồ Gươm, em bỗng thấy một sân khấu ngoài trời dán áp phích: “Buổi biểu diễn của ca sĩ Mĩ Tâm“.

Không khí buổi biểu diễn thật sôi động. Sân khấu lớn được trang hoàng lộng lẫy và lung linh màu sắc. Phía dưới sân khấu, khán giả ngồi chật ních tưởng như không còn cả một chỗ đứng. Tuy phải giành nhau từng chỗ ngồi nhưng họ vẫn vui vẻ. Dường như để được xem Mĩ Tâm biểu diễn, mọi người không quan tâm tới một điều gì cả. Buổi biểu diễn bắt đầu. Không gian ồn ào lúc trước đã được thay bằng những điệu nhạc du dương. Từ sau tấm màn đỏ chói, cô ca sĩ trẻ bước ra sân khấu, vẻ mặt tươi cười chào khán giả. Âm thanh bài hát “Cây đàn sinh viên” vang lên thật tươi vui. Mĩ Tâm thướt tha trong tà áo dài trắng muốt. Với mái tóc được tết thành hai bím, trông Mĩ Tâm như một cô sinh viên ngây thơ. Cô cất lên giọng hát trong sáng, hồn nhiên của tuổi học trò. Điệu hát lúc trầm, lúc bổng khiến người ta nhớ lại thời sinh viên. Trên sân khấu, cô sinh viên thả hồn trôi theo bài hát. Ca sĩ Mĩ Tâm bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng, cô bước về một góc sân khấu hay xuống khán đài. Đến đâu, mọi người cũng hò hét , cuồng nhiệt hát theo cô và giơ cao băng rôn :”Mĩ Tâm là số một”. Cả buổi tối hôm ấy, cô hát hết mình. Cô như không thấy mệt mỏi khi đem giọng ca tuyệt vời của mình phục vụ “fan” hâm mộ. Phía dưới khán đài, khán giả cổ vũ hết mình. Khán giả cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được thưởng thức giọng hát ấm áp của Mĩ Tâm.

Ôi, sao mà nhanh vậy. Bài hát đã kết thúc. Mĩ Tâm tươi cười chào khán giả và đón những bó hoa từ tay khán giả. Nghe những tràng pháo tay không ngớt của “fan“ hâm mộ, em biết tình cảm và sự hâm mộ của khán giả dành cho Mĩ Tâm nồng nhiệt đến mức nào.

8 tháng 1 2018

đề 2

Vào những lúc không phải học bài hoặc sau khi làm xong các bài tập về nhà, em thường hay được bố mẹ cho xem những chương trình hài trên đài truyền hình. Trong các chương trình hài ấy em thích nhất là được xem những chương trình mà có sự góp mặt của nghệ sĩ hài Xuân Bắc. Chú Xuân Bắc là nghệ sĩ hài mà em yêu thích từ hồi còn rất nhỏ, cả gia đình em ai cũng đều yêu thích chú ấy hết.

Cứ mỗi lần tới tiết mục hài của chú, cả nhà em ai ai cũng chăm chú xem và cười sặc sụa vì chú diễn rất hài, lại còn dí dỏm nữa. Bố em vẫn thường khen ngợi chú Xuân Bắc là một diễn viên diễn rất tự nhiên, lại hài hước và hóm hỉnh. Lần nào được thấy chú ấy trên tivi là em cứ giành ngay lấy chiếc điều khiển, bởi em sợ ai đó lại chuyển kênh khác.

Không chỉ riêng mình em mà còn rất nhiều khán giả khác, mỗi khi trông thấy chú Xuân Bắc xuất hiện trên tivi đều vỗ tay, thích thú bởi sự có mặt của chú là một điều đảm bảo tiết mục sẽ đem lại những ấn tượng, những tràng cười.

Bố em bảo rằng chú ấy vẫn còn rất trẻ nhưng rất tài giỏi, chú Xuân Bắc có thể khiến cho mọi người ai nấy cũng yêu quý. Cho dù đặt chú vào bất cứ tình huống nào thì chú cũng đều có thể ứng biến một cách nhanh chóng, đầy sức cuốn hút nhất.

Em còn nhớ rất rõ, những lần chú ấy tham gia chương trình hài "Gặp nhau cuối năm" vào những đêm giao thừa. Cả nhà em quây quần bên tivi chăm chú đợi chú Xuân Bắc xuất hiện trên màn hình. Từ cách diễn, tới nụ cười của chú ấy cũng đều khác biệt với những nét riêng độc đáo đối với những danh hài xung quanh.

Mỗi lần làm trò, miệng của chú ấy không ngừng cười, bàn tay chú cứ múa bên này sang bên kia. Mấy em nhỏ ai cũng đều thích xem chú Xuân Bắc biểu diễn.

Em ước mong rằng sẽ có dịp được gặp chú Xuân Bắc ở ngoài đời thường, để có thể được xem chú ấy biểu diễn gần hơn, và có thể cười sảng khoái hơn

- Dựa vào văn bản có thể hiểu: “chất làm gỉ” là chất làm cho các vật, nhất là kim loại, bị hoen gỉ, mục nát, hư hỏng, trở nên vô dụng, …

- Ý tưởng “chất làm gỉ” ấy có cơ sở khoa học: “gỉ sắt là sản phẩm được tạo ra trên bề mặt của kim loại hay hợp kim do tác động của khí quyển hay môi trường chứa oxi hoặc khí đốt nóng trong không khí. Gỉ làm giảm chất lượng bề mặt và hao mòn kim loại …” (Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 2, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002).

- Đoạn văn nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng chất làm gỉ thể hiện rõ nhất ở đoạn viên trung sĩ giải thích cho ông đại tá ý tưởng khoa học của mình: “Phát minh này dựa trên cơ sở cấu trúc của các nguyên tử xác định. Nếu như đại tá nghiên cứu chúng, đại tá hẳn biết rằng các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định. Tôi đi tìm một nhân tố nào đó có khả năng phá hủy sự cân bằng của chúng. Có lẽ đại tá biết là tôi nghiên cứu vật lí và luyện kim … Trong đầu tôi nảy ra ỹ nghĩ là trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ: đó là hơi nước. Cần tìm ra phương pháp nào đó để gây ra ở thép một hiệu ứng “sốc thần kinh”. Khi đó, hơi nước sẽ tự làm công việc của nó.”.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 

Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

Câu 2. Chỉ ra chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ, từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ Hán Việt, thành ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đã tìm ra ở trên.

Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nội dung ngữ liệu đó

 

1
25 tháng 12 2020

Trả lời giúp mình vs.

 

25 tháng 12 2020

CẢNH BÁO! Tiếp tục đọc, hoặc linh hồn của bạn sẽ được thực hiện, ngay cả khi bạn đọc từ "cảnh báo"! Có một lần là một người tên là Duke Hunapon. Anh ta lười biếng, và rất bảnh bao. Anh ấy luôn mặc một chiếc áo khoác, không có vấn đề gì ở bên ngoài. Anh ta có một người anh trai tên là Michael, người luôn làm anh ta vây quanh. Một ngày nọ, Michael bị giết, và nó ảnh hưởng rất nhiều đến Duke. Anh ta phát điên và bắt đầu giết người. Chẳng mấy chốc, anh ta đã chiến đấu với ai đó và bị giết. Bây giờ, anh ta đi lang thang xung quanh như một bộ xương cao với một chiếc áo sơ mi màu đỏ, và cùng một chiếc áo hoodie mà Duke đã mặc. Bộ xương này được gọi là "Swapfell Papyrus", và anh ta sẽ giết bạn nếu bạn không đăng bài này trên 15 phần bình luận của bất kỳ trang web nào trước khi đi ngủ. Nếu bạn thất bại, và bạn thức dậy khi anh ta ở trong phòng của bạn, cái chết của bạn sẽ chậm và rất đau đớn. Một cô gái tên Lily Lilupanin đọc điều này, và không nghe. Cô bị hãm hiếp và bị giết trong giấc ngủ. Nếu bạn sao chép và dán vào 15 phần bình luận của bất kỳ trang web nào trước khi đi ngủ, Swapfell Papyrus sẽ đảm bảo bạn cảm thấy an toàn

11 tháng 3 2020

Bài làm:

a,Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh thay đổi qua những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau:

Khi thấy em gái chế thuốc vẽ: Cảm giác ban đầu của người anh rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách  thích thú.

Sau đó là sự coi thường khi tình cờ thấy em gái chế thuốc vẽ “ Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”; Tôi bắt gặp nó, thì ra…”, tôi bí mật…cái giọng điện kể cả của một ông anh nghĩ cô em mình chỉ làm những trò trẻ con nghịch ngợm.

Khi tài năng của em gái được phát hiện:

Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.

Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.

Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.

=>Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái nhue trước kia nữa là vì người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người: “Được chú Tiến Lê tặng cho một hộp màu ngoại xịn”; “ được bố mẹ hào hứng mua sắm”.. Còn mình thì bị bỏ rơi. Điều đó đã làm tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.

Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình:

Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng -> rồi đến hãnh diện -> sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực, sinh động.

Ngỡ ngàng: Vì không ngờ lại có bức tranh ấy, không ngờ em gái lại vẽ về mình.

Hãnh diện: “ vì mình được hóa thân vào tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất hoàn hảo: “không chỉ suy tư mà còn rất thơ mộng nữa” mà mình thì không xứng đáng – “Bức chân dung mà bé Phương vẽ giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ nhưng không phải vết nhọ trên mặt mà đó là sự đố kị, ghen ghét, nhỏ nhen mà chính nó làm cho cậu ta đau khổ?

b,

 Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau :

- Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.

- Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài.

- Anh cảm thấy ghen tị với em.

Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em

c,

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.


Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

học tốt

a)

- Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng con mắt kẻ cả, không để ý đến việc Mèo con đã vẽ những gì.

-  Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh cảm thấy buồn. Cậu thất vọng về mình vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào cả và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó cậu nảy sinh khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước nữa.

-  Khi lén xem những bức tranh do em gái vẽ, người anh thầm cảm phục tài năng của em gái.

-  Khi đứng trước bức tranh được tặng giả Nhất của em gái, tâm trạng của anh đi ngạc nhiên đến hãnh diện, rồi xấu hổ.

b) Khi tài năng của em được phát hiện, người anh lại cảm thấy không thể thân với như trước nữa vì người anh thấy tự ái và mặc cảm, tự ti khi thấy người khác có năng nổi bật hơn mình.

c) Khi đứng trước bức tranh của em gái người anh thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng bởi đó là bức tranh vẽ chính mình qua cái nhìn của em gái:  "Trong tranh một chú bé ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chì sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Cậu thấy hãnh diện vì mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh của em gái. Còn xấu hổ là vì thấy mình không xứng với bức tranh.

Chúc bạn học tốt !