K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, có đoạn viết:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu càng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình, Bấy giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới...
Đọc tiếp

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, có đoạn viết:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu càng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình, Bấy giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia, Công việc của cháu gian khổ thế cứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy”

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1. Câu văn "còn người thì ai mà chả "thèm'' hở bác?" xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu nào? Em hãy tìm trong đoạn văn trên một câu văn khác cũng thuộc kiểu câu đó. Cho biết tác dụng của việc sử dụng liên tiếp kiểu câu ấy trong đoạn văn
Câu 2. Vì sao ''hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa'' nhân vật cháu nghĩ ''ngôi sao kia lẻ loi một mình''. Còn ''bây giờ làm nghề này'' anh lại ''không nghĩ như vậy nữa''?

0
Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, có đoạn viết:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu càng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình, Bấy giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới...
Đọc tiếp

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, có đoạn viết:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu càng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình, Bấy giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia, Công việc của cháu gian khổ thế cứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy”

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn văn là lời tâm sự của anh thanh niên với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Lời Tâm sự đó đã bộc lộ những nét đáng quỷ nào của nhân vật? Vì sao có lúc anh thanh niên sử dụng từ “cháu” để xưng hô, lúc lại dùng từ “ta”? (2,0 điểm)

Câu 2. Chỉ ra thành phần khởi ngữ và nêu tác dụng của dầu gạch ngang được sử dụng trong đoạn văn. (1,0 điểm)

Câu 3. Trong “Lặng lẽ Sa Pa", có những nhân vật dù chỉ giản tiếp xuất hiện qua lời kể của anh thanh niên xong vẫn hiện lên với những nét cao quỷ đảng khâm phục. Đó là những nhân vật nào? (0,5 điểm)

Câu 4. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có những phẩm chất cao đẹp của người lao động. Bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu, em hãy phân tích làm rõ điều đó, trong đoạn có cầu chứa thành phần phụ chủ phép nối để liên kết (gạch dưới câu chứa thành phần phụ chủ và từ ngữ dùng làm phép nối (3,5 điểm).

mọi ng giúp em với ạ

1
17 tháng 5 2021

C1:

- anh thanh niên nói với ông họa sĩ

-hoàn cảnh: khi ông họa sĩ thắc mắc anh lại được xem là người cô độc nhất thế gian

-có thể thấy anh là người yêu nghề, đam mê, huyết tâm với công việc

-Khi anh xưng ''cháu'' và ''ta'' cũng đều chỉ bản thân anh cả, nhưng ở đây anh muốn nhấn mạnh sự hoà hợp của mình với công việc nên đã xưng ''ta''

C2:

-KN: hồi chưa vào nghề

-đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công...
Đọc tiếp

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. Công việc gian khổ mà nhân vật anh thanh niên nhắc tới trong đoạn trích trên là công việc gì? Khi nói về công việc và cuộc sống của mình, anh thanh niên đã có những quan niệm rất đúng đắn. Theo em, đó là những quan niệm như thế nào?

Câu 2. Vì sao trong cùng một lời thoại, có lúc anh thanh niên xưng “cháu”, có lúc lại xưng “ta”?

Câu 3. Từ quan niệm về cách sống của anh thanh niên trong đoạn trích trên và thực tiễn nước ta trong thời gian qua với những nỗ lực không ngừng để phòng, chống dịch Covid-19, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng trong cuộc sống.

Các bạn giúp mình với mình yếu văn !

1
17 tháng 2 2021

Câu 1: 

Công việc của anh thanh niên  chính là “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu” và nói rõ ra, công việc chính của anh chính là đưa ra những dự báo chính xác để phục vụ cho chiến đấu và sản xuất thông qua việc đo nắng, đo gió, đo chấn động địa cầu,...''

Anh cho rằng mình với công việc ''là một đôi'', việc của anh gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của anh gian nhưng chứ ''cất nó đi'', anh buồn đến chết mất.

=> Anh cho rằng công việc của mình rất quan trọng với mọi người

Câu 2:

Khi anh xưng ''cháu'' và ''ta'' cũng đều chỉ bản thân anh cả, nhưng ở đây anh muốn nhấn mạnh sự hoà hợp của mình với công việc nên đã xưng ''ta''

 

18 tháng 2 2021

mik cảm ơn nhiều!

 

Trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có đoạn:“Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này, cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của...
Đọc tiếp

Trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có đoạn:

“Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này, cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất[…] Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”

(SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB GD, tr.185)

1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

2. Xét về mục đích nói, câu: “Không, không, đừng vẽ cháu!” thuộc kiểu câu nào? Câu văn đó giúp em hiểu gì về nhân vật?

3. Những người nhân vật “cháu” cho là đáng vẽ hơn là những ai? Đọc tác phẩm, em thấy “cháu” và những người đó có vẻ đẹp chung nào?

4. Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp làm rõ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên, trong đó có sử dụng câu phủ định và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và lời dẫn trực tiếp).

2
18 tháng 11 2021

Giúp mìn nha >< 

18 tháng 11 2021

1.

 

- Lời tâm sự trên của anh thanh niên nói với ông họa sĩ.

- Hoàn cảnh: khi ông họa sĩ thắc mắc tại sao anh lại được xem là người cô độc nhất thế gian.

2.

+ Anh thanh niên hiểu rằng công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người.

+ Làm việc một mình trên đỉnh núi cao,không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy: suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp” đúng giờ, phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại.

 

 

Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn:"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được? Huống...
Đọc tiếp

Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn:

"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Còn người thì ai mà chả " thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy...
1. " Lặng lẽ Sa Pa " là một truyện ngắn giàu chất trữ tình. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã sáng tác tác phẩm này trong hoàn cảnh nào? trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng có một truyện ngắn giàu chất trữ tình như thế. Đó là tác phẩm nào, của tác giả nào?


2. Đoạn trích trên sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ rõ những dấu hiệu giúp em nhận ra hình thức ngôn ngữ đó.
3. Lời tâm sự " Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? (...) Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất." Cho em biết anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn là người như thế nào?
0
ĐỀ: Nêu cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích. “- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công...
Đọc tiếp

ĐỀ: Nêu cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích. “- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “thèm” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy… Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng vẽ hơn.” ( Bài văn nha kh phải đoạn )

0
Cho đoạn văn:... Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn:

... Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất…

(Theo Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Hoàn cảnh sáng tác? Lời tâm sự trong đoạn văn là lời của nhân vật nào ?

Câu 2. Tìm trong đoạn văn các chi tiết thể hiện biện pháp tu từ nhân hóa và nêu tác dụng.

Câu 3: Xác định ít nhất một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn và chỉ rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó?

Câu 4. Qua đoạn văn, em hãy chỉ ra những thay đổi trong suy nghĩ của nhân vật và lý giải tại sao lại có sự thay đổi đó ?

 

0