K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2023

Dấu hai chấm trong câu có tác dụng giải thích cho vế trước.

26 tháng 3 2023

Dấu hai chấm trong câu có tác dụng giải thích cho vế trước.

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.Hay là quay về làng? ...Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ...
Đọc tiếp

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.

Hay là quay về làng? ...

Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây (...).

Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. về bây giờ ra ông chịu mất hết à?

Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”

(Làng – Kim Lân)

Cho câu văn “Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.”

 

Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn trích trên, hãy triển khai thành một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, (gạch chân chú thích lời dẫn trực tiếp và câu ghép).

1
23 tháng 11 2019

- Về hình thức: chép chính xác câu chủ đề đã cho để tạo thành đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu (tối thiểu 8 câu, tối đa 12 câu), theo phương pháp quy nạp, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép.

- Về nội dung: chỉ phân tích đoạn trích đã cho để làm rõ ý khái quát: ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế (độc thoại nội tâm rất lô-gic, đa dạng kiểu câu, giọng điệu,... ), nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân (yêu làng kháng chiến, đặt tình yêu với đất nước lên trên,...)

- Tham khảo đoạn văn:

Trong đoạn văn được trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân, ta thấy lời người đàn bà đi tản cư thông báo về cái tin dữ “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”... đã ám ảnh ông Hai, khiến ông có ý định “Hay là quay về làng?” ... (1). Đây là lời độc thoại nội tâm rất chân thực diễn tả những suy nghĩ, băn khoăn, không muốn rời xa cái làng mà mình vốn luôn hãnh diện, luôn “khoe ” (2). Thế nhưng suy nghĩ sai lầm ấy đã bị dập tắt ngay khi tác giả miêu tả một cách rất tinh tế những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật (3). Bởi ông Hai hiểu rằng quay về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là chấp nhận làm nô lệ (4). Rồi ông mường tượng ra quá khứ đen tối và nhục nhã của kiếp sống trước mà còn cảm thấy “rợn cả người” (5). Trong con người ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa sáng và tối, được và mất (6). Để rồi người nông dân tản cư ấy đi đến quyết định dứt khoát: “Không thế được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” (7). Thù cái làng mà mình đã từng yêu thương, từng gắn bó như máu thịt, đó là sự hi sinh vì làng đó đã theo Tây phản bội đất nước(8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ lên trên tất cả. Lòng yêu nước đã bao trùm lên tình cảm làng quê, đây là nét mới, là chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp (9). Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến (10).

10 tháng 4 2022

 Dấu hai chấm trong câu văn “ Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!” có tác dụng nêu lí do tại sao Thu không vui.

19 tháng 11 2021

Chắc là nêu chi tiết về một vấn đề gì đó

19 tháng 11 2021

TD : Tại sao lại thế??

Đoạn 3: Cho đoạn văn sau: Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên...
Đọc tiếp

Đoạn 3: Cho đoạn văn sau:

Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…

Bà Hai bỗng cất tiếng:

- Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.

Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến:

- Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ

Ông lão lại ngả mình nằm xuống, không nhúc nhích.

Câu 1: Vị trí đoạn trích trên trong truyện ngắn ‘Làng” – Kim Lân.

Câu 2: Tìm những từ tượng thanh có trong đoạn trích. Nó có tác dụng gì trong việc diễn tả xúc cảm ông Hai

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích. Đoạn văn có sử dụng những câu phủ định và ít nhất một từ láy.

49

Câu 1: Cảm xúc vào lúc ban đêm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Câu 2: Các từ tượng thanh: léo xéo, thình thịch

-         Léo xéo gợi sự ám ảnh về tin đồn

-         Thình thịch: phấp phỏng, lo âu dồn nén

Câu 3: (Tương tự như cách trình bày như câu 4 phần 2)

-         Nêu câu chủ đề

-         Tình huống truyện

-         Dẫn dắt tới đoạn trích

-         Đoạn này chủ yêu nhấn mạnh vào sự phấp phỏng lo âu trước ánh nhìn của người khác, lắng nghe cũng là một hi vọng mong rằng tin mới nghe ban chiều là hoàn toàn sai.

8 tháng 5 2021

Câu 1: Cảm xúc vào lúc ban đêm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Câu 2: Các từ tượng thanh: léo xéo, thình thịch

-         Léo xéo gợi sự ám ảnh về tin đồn

-         Thình thịch: phấp phỏng, lo âu dồn nén

Câu 3: (Tương tự như cách trình bày như câu 4 phần 2)

-         Nêu câu chủ đề

-         Tình huống truyện

-         Dẫn dắt tới đoạn trích

-         Đoạn này chủ yêu nhấn mạnh vào sự phấp phỏng lo âu trước ánh nhìn của người khác, lắng nghe cũng là một hi vọng mong rằng tin mới nghe ban chiều là hoàn toàn sai.

                                  
Chào cả nhà, để em kể chuyện của em cho nhà mình nhanh xây nhà mới:Chuyện ông nội em trước đã này: ông nội em mới mất cách đây gần 2 tháng, trước hôm ông mất mấy ngày thì gần như đêm nào ông cũng ko ngủ đc, chỉ ngủ bù vào ban ngày thôi, ông kể là ông hay mơ linh tinh, mơ thấy bà (bà nội em, mất cách đây 4 năm rồi). Vào những ngày đấy cả bố em lẫn em đều bị mất ngủ, nhg 2 bố con...
Đọc tiếp

Chào cả nhà, để em kể chuyện của em cho nhà mình nhanh xây nhà mới:

Chuyện ông nội em trước đã này: ông nội em mới mất cách đây gần 2 tháng, trước hôm ông mất mấy ngày thì gần như đêm nào ông cũng ko ngủ đc, chỉ ngủ bù vào ban ngày thôi, ông kể là ông hay mơ linh tinh, mơ thấy bà (bà nội em, mất cách đây 4 năm rồi). Vào những ngày đấy cả bố em lẫn em đều bị mất ngủ, nhg 2 bố con đều ko mơ mộng gì cả, chỉ có ông thôi. Đêm trc hôm ông mất, ông cũng ko ngủ đc, sáng dậy, ông bảo đêm qua tôi tưởng tôi đi, rồi ông bảo mẹ e gọi 1 bác gái đến (chị bố em – mà bác này rất hợp ông) để ông nói cái này. Mẹ em gọi, bác ấy hẹn trưa sẽ qua vì còn có chút việc bận, sau lo ông mệt nên bác gọi 1 lượt các anh chị em của bố đến chơi với ông, xem ông thế nào. Sáng hôm đấy, ông ăn sáng như bình thường, gặp bác hàng xóm ông kể là đêm qua tôi mơ thấy ông nhà bà về đấy (ông này mới chết trc tết), thì bà ấy bảo “vâng, tối qua cháu cũng mơ thấy nhà cháu về”.

📷

Ông ăn sáng xong thì đi nằm, nằm rồi lại ngồi dậy chờ bác gái kia đến, trg khi đó các con cũng đến gần đông đủ để hỏi thăm ông, ai cũng hỏi ông cần gặp cô T để nói gì(bác gái đó), có gì cứ nói với chúng con nhg ông ko nói, ông bảo chờ cô ấy đến tôi mới nói. Gần trưa thì bác gái em đến, vừa vào cửa ông đã bảo luôn là, “đêm qua tôi tưởng tôi đi cô ạ, tôi mơ thấy bà về, bà nằm cạnh tôi nhg đi cùng bà có rất nhiều người, cầm cả cờ, dáo mác …, rồi tôi thấy ông L(ông hàng xóm đã chết) quát, bảo tôi là đóng ngay cửa vào, ko chúng nó vào bắt đi bây giờ, tôi đóng cửa thì ông í đứng ngoài bảo, lấy vải nhét kín vào các cái khe này nữa (khe cửa), ko thì chúng nó vẫn vào đc, tôi sợ quá tỉnh dậy nhìn đồng hồ là 2h sáng”.

Bác em nghe thế sợ quá mới kể lại là, “đêm qua con cũng mơ mợ về(cách gọi của gia đình e – là bà nội e), mợ hỏi con xem chuyện đi Mỹ của gia đình con thế nào, con trả lời là, vâng con cũng đang làm, chưa biết thế nào, con cũng sốt ruột lắm. Nhg trg lúc đấy thì cũng có rất nhiều ng mà con biết chắc là ma cứ đứng lố nhố bên ngoài, rồi có 1 con mà đè chặt con, con cố đẩy ra thì nó bảo “bình thường khóc khóc cười cười, sao bây giờ lại đẩy tôi ra?”, rồi thì con lại cử động đc, nhg có 1 con ma nữa nó lại ập vào, con lại bị ghì chặt ko làm gì đc. Đang bị như thế thì con nghe thấy tiếng xúc miệng sục sục sục của ông L, rồi ông ấy nhổ toẹt ra sân 1 cái thì con tỉnh dậy, nhìn đồng hồ cũng đúng 2h sáng”

Ông em bảo, chắc bà ấy dẫn ng đến bắt tôi đi, nhg tôi chưa đến số nên chưa đi đc. Hôm đấy, ko biết như thế nào mà ông anh trai em (cháu đích tôn của ông) lại về nhà buổi trưa(mà bt thì a ấy đi công tác suốt, ngày hôm đấy a í cũng bị cử đi Phú Thọ từ sáng nhg cứ nấn ná chờ qua trưa mới đi), thấy bảo ông ốm nên mang máy đo huyết áp sang đo cho ông, huyết áp hoàn toàn bình thường. Rồi mọi ng bảo ông dậy ăn cơm, ông bảo thôi, tôi buồn ngủ quá, để tôi ngủ 1 giấc rồi dậy ăn sau. Trc khi đi ngủ thì ông còn bị nôn (toàn bộ đồ ăn sáng) và đi ngoài (xin lỗi cả nhà). Sau đó khoảng 1h chiều thì ông đi ngủ, mọi ng ở thêm 1 lúc chờ ông ngủ say mới lục tục kéo nhau về, dặn mẹ em là tí ông dậy thì cho ông ăn cháo.

Khoảng 2 rưỡi chiều, mẹ em ngủ dậy đi xuống nhà, thấy ông vẫn gáy đều đều, thì lại đi vào nhà trong dọn dẹp, khoảng 3h thì chồng em cũng xuống nhà, mẹ em bảo con gọi ông dậy cho ông ăn, chồng em vào lay ông dậy thì ông đã đi rồi. Người hoàn toàn sạch sẽ vì trc khi đi ông đã cho ra ngoài hết. Chồng em gọi mọi ng đến mà ko ai có thể tin đc là ông đi nhanh thế? Vừa mới nói chuyện cách đây 2 tiếng mà giờ ông đã ko còn nên mọi ng đều cực kỳ sốc.
Kể thêm với mọi ng về bà hàng xóm, chồng bà này mất trc tết khoảng hơn 1 tháng vì bệnh, bệnh viện trả về, trong đợt 49 đầu bà ấy rất hay mơ thấy ông ấy, nhà bà ấy đi xem thì bảo ông ấy mất phạm ngày xấu, giờ xấu nên về tìm ng bắt đi, nhà bà ấy phải đóng bùa, chôn chiếc các kiểu mới thấy ổn. Hôm em sang buôn chuyện, xem ảnh đám ma thì bà ấy kể, “đêm htrc, tao mơ thấy bà nhà mày về, đi cùng 1 ng con gái tóc đỏ xõa xượi, mà cả 2 ko mặc gì, cứ ngồi ở cuối giường ông nhà mày, hỏi thì ko nói, đến lúc nói thì bảo ông ấy ghét tôi, tôi nằm cạnh mà ông ấy hất tay tôi ra”. Sau này, có ng bảo với em thế là bà em về, dẫn theo quỷ về bắt ông đi, vì những con ma tóc đỏ đều là quỷ.

Ko biết như thế nào, nhg bản thân em, ngày ông mất, suốt từ sáng em cứ cảm giác mình đeo khăn tang, nhg ko phải đám ma của ông em mà là 1 ng khác. Mà cảm giác có từ lúc e ra khỏi nhà đi làm í.

0
Đoạn 2: Cho đoạn văn sau: "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau:

"Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người một trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng quê, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!..."

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm này và vị trí của đoạn văn trong tác phẩm “Làng” – Kim Lân

Câu 2: Xác định ngôi kể chính của đoạn trích trên? Tác dụng của nó?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Viết đoạn văn nếu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép đẳng lập và phép thế.

43

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.