Giúp mình viết câu mở bài, kết bài thuyết minh về núi Bà Đen với ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em có thể lên mạng, wikipedia tra cứu những thông tin về lịch sử hình thành, cấu trúc núi, hình dạng núi nhìn từ xa, những lễ hội tại đó, ...và tự viết thành 1 bài văn. Sau đó em đăng lên đây anh sửa cho nhé!
Tham khảo
Núi Bà Đen – một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Núi trải rộng trên diện tích 24km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m, là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất Nam Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm trở. Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh xưa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật. Trong đó, hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm.
Núi Bà Đen được sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Linh Sơn cách Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao chót vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây giáp địa giới Cao Miên, lưng núi có chùa đá ít người đi đến”.
Truyền thuyết về Bà Đen, Linh Sơn thánh mẫu, với hệ thống chùa, điện, am động… cùng với nhiều sự tích trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tô đậm các sự kiện lịch sử trên núi Bà Đen.
Với cảnh quan hùng vĩ của núi đã tạo nên khu di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở Nam bộ và cả nước. Hiện nay, hàng năm thu hút hơn nữa triệu lượt người khắp nơi trong nước đến chiêm bái và du ngoạn.
Từ năm 1983, con đường từ thị xã Tây Ninh đến núi dài 11km đã được trải nhựa với hệ thống điện lưới quốc gia đã nối mạng đến núi. Các cơ sở hạ tầng tại khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh. Một bia đài tưởng niệm và vườn hoa được xây dựng. Con đường từ chân núi đến chùa Bà, chùa Hang được nâng cấp mở rộng, cùng với hệ thống nhà trạm dừng chân cho khách hành hương. Đặc biệt, hệ thống cáp treo đưa khách từ chân núi lên chùa Bà được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu năm 1998. Với nhiều dịch vụ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi tới các di tích, hang động trong toàn bộ quần thể di tích.
Khu vực Suối Vàng nằm ở phía Tây núi Phụng với hồ Chầm, sân quần ngựa và đền thờ Quan lớn Trà Vong, cùng với đường ô tô được mở rộng lên lưng chừng núi Phụng, xưa có những ngôi chùa cổ, tạo cho vùng Suối Vàng Ma thiên lãnh thành trung tâm văn hóa độc đáo.
Phía bắc núi Heo là căn cứ địa của liên đội 7 anh hùng trong thời chống Mỹ. Với những hang động lớn, nhiều bãi đá trắng, trải rộng trên sườn núi. Phía đông núi Bà có suối tràn, nước chảy quanh năm bởi một tản đá khổng lồ chặn ngang lưng chừng núi. Phía dưới tản đá khổng lồ này có hệ thống hang động. Nơi đây từng là căn cứ của Huyện ủy huyện Dương Minh Châu, Huyện ủy Tòa Thánh (nay là Hòa Thành) trong thời chống Mỹ. Ở lưng chừng xung quanh núi là cả hệ thống hang động từng được các tăng ni, phật tử cải biến thành am, động, miếu, thờ. Những hang tiêu biểu như: hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ông Tà, động Ba Cô và động Thiên Thai… từng là căn cứ địa vững chắc của quân dân Tây Ninh trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị. Song do chiến tranh tàn phá và sự khai thác bừa bãi của con người nên thảm thực, động vật ở núi Bà Đen hiện còn không đáng kể.
Khi nói đến núi Bà Đen người ta nghỉ ngay đến Điện Bà hay Linh Sơn Tiên Thạch Động. Điện Bà ở độ cao 350m, khu vực này có chùa Thượng (chùa Bà) và chùa Hang.
Điện Bà – thờ Bà Đen - Linh Sơn Thánh Mẫu. Có nhiều huyền thoại về Bà Đen như Sự tích Nàng Đênh, truyện Lý Thị Thiên Hương… được truyền tụng trong nhân dân (dù đã được viết thành sách hoặc dàn dựng thành phim, nhưng vẫn dựa vào truyền thuyết).
Truyện kể về một đôi trai tài, gái sắc đã nguyện ước đính hôn, nhưng giữa buổi loạn ly, chàng trai Lê Sĩ Triệt phải lên đường tòng quân giữ nước. Nàng Lý Thị Thiên Hương, người con quê hương xứ Trảng Bàng ở lại một dạ thủ tiết thờ chồng. Nàng Thiên Hương là người mộ đạo. Trong một ngày lên núi đi chùa lạy Phật nàng bị thát oan. Về sau nàng hiển linh luôn phù hộ cho nhân dân trong vùng được phước lành. Vua Gia Long khi lên ngôi tưởng nhớ chuyện được Bà mách bảo nên thoát nạn tại núi - Vua sai Tả quân Lê Văn Duyệt lên núi làm lễ sắc phong và tạc tượng Bà thờ ở một hang đá trên núi gọi là Điện Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Động). Sắc phong đó bị thất lạc. Đến năm 1936 (Bảo Đại thập niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật) đã tái phong sắc cho Bà.
Điện Bà được cải tạo từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành một hang động. Vòm mái cao 2,5m; cửa rộng 6m. Hai bên được xây gạch ốp sát vách đá. Ở giữa có xây cột gạch chống đỡ, vòm mái trước xây thêm tạo thành 2 lớp nhà điện dài 8m dùng để nơi phật tử chiêm bái và hành lễ. Trong động thờ cốt Bà (tượng Bà) và các tiên nữ.
Tháng giêng hàng năm thiện nam, tính nữ thập phương về lễ viếng Bà cầu tài, xin lộc. Đặc biệt, ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm, ngày vía Bà có hàng chục vạn lượt người đến viếng lễ. Suốt trong năm mỗi ngày đều có người hành hương về núi viếng Bà, lạy phật.
Toàn bộ quần thể núi Bà rải rác có nhiều chùa, nhưng chỉ có ngôi chùa chính có quy mô lớn. Ngoài chùa Thượng (chùa Bà) còn có chùa Hạ, chùa Trung. Những ngôi chùa này đã được xây dựng từ lâu đời, nhưng qua các cuộc chiến tranh ác liệt, bom đạn tàn phá nên đổ nát. Những ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ các năm 1995, 1997.
Từ những ngày đầu tiên xây dựng chùa có các vị tổ sư: Chủ tổ Thiệt Diệu, Tế Giác, Đại Cơ, Đạo Trung, Tánh, Thiền Hải Hiệp (nay còn tháp ở chùa). Tiếp đến là Thánh Thọ Phước Chí (tại vị 1871 - 1880). Tổ Trừng Tùng Chơn Thoại kiến thiết chùa phật, nhà giảng đường (tại vị 1880 - 1910). Tổ Tâm Hòa Chánh Khâm (tại vị 1910 - 1937) xây cất chùa tổ bằng đá (1922 - 1924), nhà tổ bằng đá (1937). Tổ Nguyên Cơ Giác Phú, Nguyên Cần Giác Hạnh lập tháp cho bổn sư và sư huynh (1939), Sư Nguyên Bộ Giác Ngọc (tự DiNa) trụ trì từ 1946 - 1957. Hòa Thượng Nguyên Chất Giác Điền (tại vị 1952 - 1957) thay mặt hàng năm lo liệu lễ vía Bà và khai trường hương, trường kì. Từ năm 1956, lập ra Hội núi Điện Bà do bác sĩ Nguyễn Văn Thọ giữ chức danh Hội trưởng.
Từ năm 1983, tỉnh Tây Ninh thành lập Ban Tổ chức Hội xuân Núi Bà hàng năm và Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen.
Cấu tạo địa chất bởi nhiều tầng đá tảng chồng lên nhau tạo ra nhiều hang động tự nhiên và một thảm động, thực vật phong phú đa dạng về sinh thái. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 - 1975), lực lượng cách mạng và phản cách mạng đã giành giật nhau quyết liệt quả núi này.
Tháng 6/1946 lực lượng kháng chiến rút lên núi, thực dân Pháp đưa quân lên bao vây, cuộc chiến đấu tại dốc thượng làm tiêu hao nhiều binh lực Pháp. Chùa Trung đã từng làm nơi hội nghị của Chủ tịch Ủy ban Hành chánh kháng chiến các xã để trường kỳ kháng chiến. Suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ (1960 - 1975) nhiều đơn vị của cách mạng bám giữ núi Bà Đen. Đã có 7 lần tấn công căn cứ truyền tin của quân Mỹ trên đỉnh núi. Các căn cứ Huyện ủy Tòa Thánh. Dương Minh Châu, Liên đội 7 và nhiều đơn vị chủ lực đã bám núi đánh giặc – đến ngày 6/1/1975 toàn bộ núi Bà Đen được hoàn toàn giải phóng.
Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nam bộ. Với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp kiến trúc tôn giáo đã tô điểm cho núi Bà Đen một nét đẹp thiên phú và nhân tạo, con người hòa quyện với thiên nhiên. Nó thật sự trở thành nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.
tk:
Từ ngã tư thị xã Đồng Xoài, du khách đi theo Quốc lộ 741 hướng Phước Long chừng 50 km sẽ đến núi Bà Rá. Núi Bà Rá cao 732 m, thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Ngọn núi được đồng bào dân tộc S’tiêng gọi với cái tên thành kính là “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi thần”.
Đường lên đỉnh Bà Rá trước đây rất hiểm trở, len lỏi qua những khu rừng nguyên sinh dày đặc, dốc đá cheo leo. Bây giờ, đường đã được mở rộng, lát đá thông thoáng. Từ đồi Bằng Lăng, du khách leo khoảng hơn 1.760 bậc tam cấp là lên đến đỉnh. Dọc đường lên núi. Tham quan khung cảnh trên đỉnh Bà Rá sẽ cho du khách cảm giác lâng lâng với nhiều ấn tượng khó quên.
Núi Bà Rá cách thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long khoảng 5 km. Xe khách, xe máy có thể chạy lên đồi Bằng Lăng nằm ở khoảng 1/3 độ cao so với đỉnh Bà Rá. Đường trải nhựa, quanh co khá dốc, hai bên là rừng rậm, thỉnh thoảng có những lạch nước nhỏ chảy tràn qua lộ… Tại đồi Bằng Lăng, dựa vào vách núi có một nhà bia tưởng niệm trang trọng, ghi công các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh.
Núi Bà Rá trong chiến tranh là căn cứ cách mạng, là chiến trường vô cùng ác liệt. Năm 1925, Pháp cho xây tại chân núi Bà Rá một nhà tù lớn để giam cầm chính trị phạm. Bên sườn núi phía tây là nơi đội công tác cách mạng núi Bà Rá từng bám trụ và gây nhiều nỗi kinh hoàng cho địch. Vào lúc 18 giờ ngày 2-1-1974, quân cách mạng đã đánh chiếm núi Bà Rá và sau đó giải phóng thị xã Phước Long vào ngày 6-1-1975.
Nếu du khách thích khám phá và có sức khỏe thì nên đi bộ theo những lối mòn lên núi. Leo núi Bà Rá sẽ cho bạn nhiều cảm xúc và sự hưng phấn. Nên khởi hành lên núi từ 9 giờ sáng, lúc ấy sương mù đã tan, du khách có thể thưởng thức được toàn cảnh quan chung quanh ngọn núi kỳ vĩ này. Từ nhà bia đi lên núi chừng 30 m có một cây bằng lăng cổ thụ cao gần 50 m, chiều rộng chừng 10 người ôm chưa giáp tay, tàng lá xanh um, dáng vẻ thâm nghiêm.
Để leo núi và có thể nghỉ đêm trên đỉnh Bà Rá, du khách nên trang bị gọn nhẹ với giày vải đi rừng, áo gió và ba lô đựng những vật dụng cá nhân cần thiết cho một chuyến du khảo. Lương thực có thể mang theo như bánh mì, mì gói, thịt cá hộp, nước suối… Nếu không thích leo núi, du khách có thể lên đỉnh bằng cáp treo (được đưa vào sử dụng từ tháng 3-2010). Ngồi trên ca-bin cáp treo ngắm không gian bao la dưới chân núi cũng là cảm giác vô cùng thú vị.
Bây giờ, đường nên núi Bà Rá đã được mở rộng, lát đá thông thoáng. Dọc đường lên núi, cảnh vật hoang sơ, lãng mạn với những rừng trúc, lồ ô xen kẽ với bằng lăng, sao, dầu lông và rừng cây bụi như mua, sim, trâm ổi. Dây leo bò bao phủ, chằng chịt khắp nơi. Thỉnh thoảng du khách nghe được tiếng chim chìa vôi, họa mi, chích chòe hót ríu rít, vang lên tràng dài và tiếng cu rừng gáy vọng phía triền núi xa. Không khí trên núi rất mát mẻ, trong lành.
Đứng trên đỉnh Bà Rá, ta có thể quan sát một khu vực rộng lớn chung quanh bạt ngàn một màu xanh bất tận. Hồ Thác Mơ mênh mông có diện tích trên 12.000 ha như một mặt gương khổng lồ, phẳng lặng và đẹp như tranh vẽ. Đây là nơi cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Thác Mơ hiện đại. Trên đỉnh núi Bà Rá có tháp ăng ten của Đài Phát thanh truyền hình Bình Phước, cao 48 m. Ở đây còn có Miếu Bà là nơi hành hương, cúng viếng của nhiều khách thập phương. Thời chiến tranh, quân đội Mỹ đã xây dựng trên đỉnh Bà Rá một căn cứ quân sự khá hiện đại, dấu tích bây giờ vẫn còn.
Nếu lên núi vào những đêm có trăng (từ mồng 10 đến 20 âm lịch), du khách sẽ thấy mình như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh với trăng ngàn, gió núi đẹp hoang sơ và lãng mạn. Khi trời tối hẳn, du khách có thể cùng bạn bè ra sân trước Miếu Bà ngồi trên những tảng đá, ngắm nhìn vầng trăng huyền ảo cùng những ánh đèn lung linh của thị trấn Thác Mơ dưới chân núi. Và, lửa trại được đốt lên, với một cây đàn ghi-ta, bạn đã có thể trải lòng hòa mình với thiên nhiên, bè bạn…
Mở bài:
Sân nhà em được che rợp một giàn thiên lí.
Năm ngoái chữa nhà, lát lại cái sân, một vài thứ có thể đổi thay, nhưng cái giàn thiên lí thì bà và mẹ cố giữ, nhất định giữ lại. Giàn thiên lí này do chú Trọng bắc, ba gốc thiên lí do chú Trọng trồng, trước khi chú đi vào chiến trường miền Nam thời đánh Mĩ. Chú đi mãi, không bao giờ về nữa.
Kết bài:
Cuối thu, mùa hoa thiên lí vãn. Bầy ong đến hút nhụy hoa, tìm mật hoa cũng thưa thớt dần. Thỉnh thoảng mới thấy một hai con ong bầu đen nhánh chập chờn lượn qua lượn lại. Nhưng giàn thiên lí vẫn xanh. Với bà, với mẹ, giàn thiên lí là tình nhớ thương, nỗi đợi chờ. Với em, giàn thiên lí là mảnh trời năm tháng tỏa mát tâm hồn và ngôi nhà be bé xinh xinh ngào ngạt hương hoa.
Năm nay, xuân đến sớm. Mùa xuân đã về. Mùa hoa thiên lí lại dâng hương
Mở bài:
Tâm tư tình cảm, cảm xúc của con người đã một phần dung hòa cùng thực vật thiên nhiên. Và cây hoa thiên lí đã trở thành một bàn tay nhẹ làm đẹp nên cái cuộc sống con người vui tươi.
Kết bài:
Cây thiên lí với nhiề lợi ích như vậy, chúng ta cần cố gắng bảo vệ thiên lí để có nên một không gian đẹp.
Gợi ý cho em:
Ngôi trường ... (tên trường) đã dạy em biết bao nhiêu điều hay, nâng bước em vào đời và đưa em đến gần hơn với những ước mơ. Dù mai sau này, trường ... vẫn luôn là ngôi nhà thân yêu của em.
MB: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường thì đều sử dụng đến bút. Trong đó có bút bi – một phương tiện, một dụng cụ gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết. Bút bi không chỉ là vật dụng không thể thiếu của người đi học mà còn với cả những công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ.
KB: Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Mở bài:
Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Kết bài:
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yeu quý nó.
MB
Lễ hội chùa Hương đã có tự lâu đời. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.
TB
Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đều có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trinh, chuỗi hạt bồ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắn xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước: Muốn ăn rau sắn Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa... Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.